Cởi truồng
Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này.(tháng 7 năm 2024) |
Cởi truồng[1] nghĩa là không mặc bất cứ loại trang phục gì như quần, váy... để che vùng kín và bộ phận sinh dục của cơ thể. Khi cởi truồng người ta không mặc quần áo để che phần dưới cơ thể,[2] khác với khỏa thân là lộ toàn thân thể không mặc quần áo.[a] Cởi truồng dễ thấy nơi công cộng được xem là hành vi chỉ của trẻ con.[5]
Trừ các trường hợp thật cần thiết như khi tắm[6][7] hay chuyện phòng the, con người từ lâu đã rất hiếm khi cởi truồng ở nơi công cộng. Các trường hợp rất đặc biệt mà người ta cởi truồng trước sự hiện diện của người khác là các bãi tắm tiên, quy trình kiểm tra sức khỏe quân ngũ, cởi vì nghệ thuật, ví dụ như một số cảnh phim, kịch yêu cầu một mức độ khỏa thân nhất định, hoặc để bày tỏ sự phản đối, chẳng hạn phản đối chính trị.[8]
Từ cởi truồng cũng được sử dụng cho việc khỏa thân hoàn toàn.
Dân gian
sửaThành ngữ, tục ngữ, ca dao
sửaNgười Việt Nam có câu nói "Người dại cởi truồng. Người khôn xấu hổ".[9] Câu này để chỉ người khôn không nên giao thiệp với kiểu người dại này, những kẻ có thể làm mất mặt, làm xấu hổ, nhục nhã họ.
Người xưa cũng có câu "Có chồng như gông mang cổ, Không chồng cởi lổ (cởi truồng) mà đi".[10]
Phong tục
sửaNgày xưa, tại Thanh Hóa, có một số phong tục như là các hội tế thần, các cô gái đồng trinh được làng chọn cởi truồng tắm dưới ao làng, sau đó múa trước bàn thờ thánh cũng trong tình trạng ở truồng như thế.[11]
Một vài nơi có tục thờ cúng ông Táo nhưng chỉ mua áo giấy cho ông chứ không mua quần.[12][13]
Ở suối Thần Nông, Ba Đông, Hồ Bắc, Trung Quốc có một phong tục địa phương những người phu kéo thuyền, kéo bè, kéo mảng đều trần truồng, không mặc bất cứ thứ gì trên người khi làm việc.[14]
Câu đố
sửaNgười Kinh có câu đố "Con đóng khố, bố cởi truồng",[15] chỉ tình trạng nghèo khổ, túng thiếu quá mức.[16] Dân tộc Tày và Nùng thì có câu đố "Con bé mặc áo chắp này, chắp nọ, lớn bằng bố bằng mẹ thì cởi truồng".[15]
Sách
sửaVăn chương
sửaChế Lan Viên đã sử dụng từ cởi truồng như dụng ngôn cho sự lột bỏ đối với tâm hồn: "Ta cởi truồng ra, ta cởi truồng ra. Ngoài kia trăng sáng chảy bao la. Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn-lộn...".[17]
Lịch sử
sửaCó nhiều giai thoại ghi lại vào thời Pháp thuộc, các quan lại bắt 4 cô gái chống đối phải cởi truồng diễu phố.[18][19] Dưới thời Việt Nam cộng hòa có một cuộc biểu tình chống chính quyền bằng cách cởi truồng tại Cần Giuộc, sự kiện này được ghi lại trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số phát hành 137-153 vào năm 1971.[20] Trong quyển Bảy Viễn: thủ lĩnh Bình Xuyên có nhắc đến việc mỗi khi vào tù, người tù phải cởi truồng, giang hai tay, hai chân cho lính xét coi có giấu thuốc phiện trong người không.[21]
Phê phán
sửaTác giả Phong Thu trong quyển sách THE RAIN STILL FALLS IN SAIGON: Short Stories xuất bản năm 2011, chỉ trích tình trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với một bộ phận người Hàn Quốc, Đài Loan...có nhắc đến hình ảnh này.[22]
Truyện tranh
sửaCuốn "Trưng Nữ Vương khởi nghĩa Mê Linh" nằm trong bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam, được xuất bản năm 2009, trong đó dùng hình ảnh và lời nói về chi tiết Mã Viện bắt quân sĩ “cởi truồng” để chiến đấu với các nữ binh của Hai Bà Trưng. Chi tiết này khiến Hai Bà Trưng thua trận. Theo GS.TSKH sử học Vũ Minh Giang: "Trong các sách lịch sử không có cuốn sách nào nói đến chi tiết như vậy. Đó là chi tiết bịa đặt lịch sử..."[23]
Pháp lý
sửaCởi truồng đôi khi là một hình thức trừng phạt trẻ con, như việc phơi nắng phơi mưa, nhưng hành vi này cùng nhiều kiểu hành vi khác ngày càng bị xã hội lên án.[24][25] Các hình phạt này được xem là xúc phạm và có thể xếp vào tội bạo hành, cha mẹ của đứa trẻ có thể sẽ phải hầu tòa và ngồi tù.[26]
Vào năm 2015, một cô giáo tại trường mẫu giáo ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bắt 20 em nhỏ cởi truồng cởi trần xếp hình trái tim và nhiều hình khác, chụp hình và đăng lên mạng. Hành động này dẫn đến phản ứng xã hội dữ dội.[27]
Tại Việt Nam, một số cơ sở chữa bệnh mê tín dị đoan yêu cầu bệnh nhân "cởi truồng để chữa bệnh", một sự việc đã được truyền thông đưa tin từ huyện Thanh Chương, Nghệ An vào năm 2009.[28] Hành vi cởi truồng hoặc lõa thể hoàn toàn xuất hiện trên 1 số trang mạng xã hội từ tài khoản của một số cá nhân, nhóm... nhân danh bảo vệ môi trường bị truyền thông chỉ trích. Việc cởi truồng được sử dụng để đánh bóng tên tuổi.[29] "Khoản 1 Điều 10 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định Hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh, theo đó phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội." Tuy vậy, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thay thế đã bỏ hình phạt này.[29]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửaGhi chú
sửaChú thích
sửa- ^ Nguyễn Kim Thản (1995). Từ điển chính tả thông dụng. Khoa học xã hội. tr. 210.
- ^ Dương Phạm, Phong Nguyệt (ngày 23 tháng 10 năm 2014). “Gã đẹp trai quanh năm… cởi truồng và những chuyện bi hài”. thanhtra.com.vn. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nguyễn Kim Thản (2004). Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội. Nhà xuất bản Hà Nội. tr. 30.
- ^ Đỗ Bảo Châu (2001). Hoa của biển: tiểu thuyết. Nhà xuất bản Hội nhà văn. tr. 51.
- ^ Nguyễn Thanh Tú (2003). Vǎn học Việt Nam hiện đại một góc nhìn. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 93.
- ^ Hồ Phương Lan (2004). Ngàn năm văn hóa đất Thăng Long. Nhà xuất bản Lao động. tr. 388.
- ^ Xuân Tước (1998). Vang bóng Miền Nam: tuyển tập truyện ngắn đồng quê miền Nam. NXB Làng văn. tr. 240.
- ^ Phan Hoàng (2004). Phỏng vấn người Hà Nội. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 209.
- ^ Phạm Đình Tân (1967). Thời bút. NXB Văn Đàn. tr. 144, 145, 152.
- ^ Nguyễn Cừ (2001). Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học. tr. 311.
- ^ Địa chí Thanh Hóa, Tập 2. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 2002. tr. 693.
- ^ Bùi Văn Nguyên (1996). Việt Nam truyền thống sức sống trường tồn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 69.
- ^ Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn (2000). Phóng sự Việt Nam, 1932-1945, Tập 1. Nhà xuất bản Văn học. tr. 1181.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Những người cởi truồng kéo bè ở suối Thần Nông”. VTC. ngày 23 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b Trần Đức Cường (2009). Địa chí Thái Nguyên. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 775.
- ^ Nguyễn Như Ý (1999). Đại từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. tr. 439.
- ^ Đại-học, Số phát hành 31. Viện đại học Huế. 1963. tr. 57.
- ^ Vũ Ngọc Khánh (2001). Kho tàng giai thoại Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin. tr. 130.
- ^ Chương Thâu (2005). Phan Bội Châu, nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn. Nhà xuất bản Nghệ An. tr. 210.
- ^ “Nghiên cứu lịch sử, Số phát hành 137-153”. Viện sử học. 1971: 28. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Nguyên Hùng (1999). Bảy Viễn: thủ lĩnh Bình Xuyên. NXB Văn học. tr. 15.
- ^ Phong Thu (2011). THE RAIN STILL FALLS IN SAIGON: Short Stories. Xlibris Corporation. tr. 352.
- ^ Công Thanh (ngày 16 tháng 1 năm 2015). “Thu hồi truyện tranh kể chuyện quân Mã Viện "cởi truồng"”. baohatinh.vn. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ Thúy Hồng, Đức Thuận (ngày 18 tháng 3 năm 2017). “Bắt con cởi truồng, đứng giữa trời mưa rét: Người mẹ nói gì?”. VTC. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ Đoàn Tuấn (ngày 23 tháng 9 năm 2020). “Người cha tàn ác bắt con cởi truồng phơi nắng, đánh đập dã man”. congan.com. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nguyễn Sương (ngày 12 tháng 4 năm 2016). “Phụ huynh Mỹ phạt con cởi truồng có thể phải ngồi tù”. giaoducthoidai.vn. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ Theo Shangshaiist (ngày 23 tháng 10 năm 2015). “20 bé trai mầm non bị cô giáo bắt… cởi truồng chụp hình trái tim”. anninhthudo.vn. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ “Chữa bệnh bằng cách... cởi truồng?”. thuvienphapluat.vn. ngày 24 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b An An (ngày 9 tháng 10 năm 2019). “"Cởi truồng" trên đèo Mã Pì Lèng: Đừng làm nhơ bẩn môi trường!”. VOV. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
Liên kết ngoài
sửa- Tư liệu liên quan tới Cởi truồng tại Wikimedia Commons