Cờ Thống nhất

Lá cờ cho nước Triều Tiên thống nhất.

Cờ Triều Tiên thống nhất (tiếng Anh: Korean Unification Flag; tiếng Hàn Quốc: 한반도기) là một lá cờ được thiết kế để đại diện cho toàn bộ Triều Tiên, người Triều Tiên ở hai miền chẳng hạn như khi miền Bắc (tức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên) và miền Nam (tức Đại Hàn Dân quốc) cùng tham gia một đội trong các sự kiện thể thao và lá cờ này sẽ đại diện cho đội đó. Nền của lá cờ này có màu trắng biểu trưng cho sự trong sạch của toàn bộ dân tộc trên bán đảo còn ở trung tâm lá cờ có in hình bán đảo Triều Tiên với một màu xanh dương thể hiện cho sự thống nhất dân tộc toàn bộ bán đảo (lá cờ này có sự xuất hiện đảo Jeju ở phía Tây Nam và đảo Ulleungdo với Đảo Liancourt ở phía Đông vào năm 2006).[1] Lá cờ này không được coi là một lá cờ chính thức ở cả hai quốc gia trên bán đảo nhưng là biểu tượng văn hóa và cờ tượng trưng cho cả nước.

Triều Tiên thống nhất
Tỉ lệ2:3
Thiết kếHình ảnh Bán đảo Triều Tiên với màu xanh đồng nhất, bao gồm Đảo Liancourt đang tranh chấp, trên nền trắng.
Cờ Thống nhất
Chosŏn'gŭl
통일기, 조선반도기
Hancha
統一旗, 朝鮮半島旗
Romaja quốc ngữTong(-)ilgi or Joseonbandogi
McCune–ReischauerT'ong'ilgi or Chosŏnbandogi
Hán-ViệtTriều Tiên bán đảo kỳ
Cờ Thống nhất
Hangul
통일기, 한반도기
Hanja
統一旗, 韓半島旗
Romaja quốc ngữTong(-)ilgi or Hanbandogi
McCune–ReischauerT'ong'ilgi or Hanbandogi
Hán-ViệtHàn bán đảo kỳ

Sử dụng trong lĩnh vực thể thao

sửa

Đã có một kế hoạch, theo đó Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tức Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân quốc (tức Hàn Quốc hoặc Nam Hàn) sẽ tham gia thi đấu như một đội tuyển vào Đại hội Thể thao châu Á 1990, mặc dù những nỗ lực như vậy đã không trở thành hiện thực. Trước cuộc gặp gỡ châu lục năm 1990, lá cờ Triều Tiên thống nhất được hình thành với hình ảnh bán đảo Triều Tiên, bao gồm cả đảo Jeju, trên nền trắng.[2]

Lá cờ được sử dụng lần đầu vào năm 1991 khi hai nước cạnh tranh như một đội trong Giải đấu tranh cúp Tennis Thế giới lần thứ 41 tại Chiba, Nhật Bản[2] và tranh cúp bóng đá trẻ Thế giới lần thứ 8 tại Lisboa, Bồ Đào Nha.

 
Lá cờ tại Sân vận động World Cup Seoul, 2005

Thời gian sau đó, hai quốc gia đã diễu hành cùng nhau dưới lá cờ thống nhất trong các sự kiện Thế vận hội Mùa hè 2000 (tổ chức tại Sydney, Úc), Đại hội Thể thao châu Á 2002 (tổ chức tại Busan, Hàn Quốc), Summer Universiade 2003 (tổ chức tại Daegu, Hàn Quốc),[3] Thế vận hội mùa hè 2004 (tổ chức tại Athens, Hy Lạp), Thế vận hội mùa đông 2006 (tổ chức tại Torino, Ý) và Đại hội Thể thao châu Á 2006 (Tổ chức tại Doha, Qatar); tuy nhiên hai nước vẫn tham gia với tư cách hai đội tuyển quốc gia riêng biệt.

Lá cờ này không được sử dụng trong Thế vận hội mùa hè 2008Bắc Kinh, Trung Quốc. Không chỉ thi đấu như một đội tuyển thống nhất, thậm chí kế hoạch của Ủy ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh *BOCOG" theo đó hai đội của hai quốc gia sẽ kề vai đi cùng nhau trong lễ diễu hành khai mạc đã bị từ chối, do sự phản đối của phái đoàn CHDCND Triều Tiên vào phút cuối.[4]

Hai nước cũng đã diễu hành riêng biệt tại Thế vận hội Mùa hè 2012Luân Đôn. Triều Tiên đã không tham gia Thế vận hội Mùa đông 2014Sochi, Nga. Tại lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro, Brazil, hai đội tiếp tục diễu hành riêng rẽ như năm 2008.

Lá cờ thống nhất được sử dụng lại khi hai quốc gia đi diễu hành cùng nhau tại Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Hàn Quốc.[5]

Sử dụng trong văn cảnh khác

sửa

Những lần khác mà lá cờ được sử dụng bao gồm:

  • Cờ được trưng bày ở ranh giới giữa hai bên khi Tổng thống Hàn Quốc, Roh Moo-hyun, bước chân đi bộ vào lãnh thổ Triều Tiên trong một chuyến thăm chính thức năm 2007.[6]
  • Trong năm 2010, một nhóm công dân và quan chức Triều Tiên đã vẫy lá cờ này khi nói lời tạm biệt với vị linh mục Hàn Quốc Han Sang-ryol quay lại Hàn Quốc từ Triều Tiên bằng cách băng qua Khu phi quân sự Triều Tiên, nhưng ông đã ngay lập tức bị bắt sau khi trở về Hàn Quốc.[7][8]
  • Vào năm 2012, một nhóm công dân và quan chức Triều Tiên đã vẫy lá cờ khi nói lời tạm biệt với Ro Su-hui, phó chủ tịch Liên Minh Tái thống nhất Đất mẹ (Pomminryon).[9] Ông đã quay trở về Hàn Quốc từ Triều Tiên bằng cách băng qua Khu phi quân sự Triều Tiên. Các báo cáo của các phương tiện truyền thông nhắc đến lá cờ là "Triều Tiên là một".[10] Ông ngay lập tức bị bắt sau khi trở về Hàn Quốc và sau đó chịu án tù giam.[11]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “네이버:: 페이지를 찾을 수 없습니다”. news.naver.com. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ a b Jo, Hailey (ngày 19 tháng 1 năm 2018). “A history of the unified flag the two Koreas will march under at the Winter Olympics”. Quartz. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ “2015 SU Update: Both Koreas Marching Together Again after 2003 SU?”. FISU.net. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ Mangan, J. A.; Hong, Fan (ngày 18 tháng 10 năm 2013). “Post-Beijing 2008: Geopolitics, Sport and the Pacific Rim”. Routledge. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018 – qua Google Books.
  5. ^ Sang-Hun, Choe (ngày 17 tháng 1 năm 2017). “North and South Korean Teams to March as One at Olympics”. Hong Kong. The New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ TheUnitedCorea (ngày 1 tháng 10 năm 2007). “S-Korea President Roh Moo-hyun enters North”. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018 – qua YouTube.
  7. ^ stimmekoreas (ngày 17 tháng 10 năm 2010). “South Korean Pastor in North Korea / Südkoreanischer Pastor in Nordkorea”. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018 – qua YouTube.
  8. ^ “South Korea pastor arrested on return from North visit”. BBC. ngày 20 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ stimmekoreas (ngày 5 tháng 7 năm 2012). “S. Korean activist crosses Border in Panmunjom! - Ro Su Hui”. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018 – qua YouTube.
  10. ^ Watson, Paul (ngày 19 tháng 7 năm 2012). “South Korea good, North Korea bad? Not a very useful outlook - Paul Watson”. the Guardian. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  11. ^ “International Committee for the Release of Mr Ro Su Hu”. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.