Cộng hòa chuối
Cộng hòa chuối (tiếng Anh: banana republic) là một thuật ngữ khoa học chính trị dùng để chỉ quốc gia có nền chính trị bất ổn ở Mỹ Latinh với nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào việc xuất khẩu một loại sản phẩm hữu hạn nhất định nào đó, ví dụ như chuối, khoáng sản,.... Thông thường, xã hội trong một nước cộng hòa chuối sẽ có sự phân hóa, thường là gồm một tầng lớp lao động đông đảo nhưng nghèo khổ và một tầng lớp thống trị gồm các thương gia, chính trị gia và tướng lĩnh quân sự giàu có.[1] Bọn quả đầu [2] (hay đầu sỏ, tiếng Anh: oligarch) thống trị này kiểm soát khu vực một (hay khu vực sản xuất sơ khai) của nền kinh tế bằng cách bóc lột sức lao động nhân dân[3]; như vậy, cụm từ cộng hòa chuối là một thuật ngữ mang thái độ miệt thị đối với nền độc tài chuyên xúi giục và ủng hộ cho văn hóa lót tay, đưa hối lộ, sự bóc lột các đồn điền nông nghiệp diện rộng, đặc biệt là trong khai thác chuối.
Trong lãnh vực kinh tế, một nước cộng hòa chuối là một quốc gia có nền kinh tế theo chủ nghĩa tư bản nhà nước, một mô hình kinh tế mà đất nước đang hoạt động như một doanh nghiệp thương mại tư nhân cho lợi nhuận độc quyền của giai cấp thống trị. Một sự bóc lột như vậy được thực hiện bằng sự thông đồng giữa Nhà nước và những công ty độc quyền kinh tế được hưởng ân huệ, trong đó lợi nhuận thu được từ việc khai thác tư nhân đối với các vùng đất công cộng là sở hữu tư nhân, trong khi các khoản nợ phát sinh từ đó ra là trách nhiệm tài chính của tài sản công cộng. Một nền kinh tế mất cân đối như vậy bị hạn chế bởi sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa thành phố và quốc gia, và thường làm giảm giá trị tiền tệ quốc gia, do đó làm cho đất nước không đủ điều kiện cho tín dụng phát triển quốc tế.[4]
Nguồn gốc
sửaNhà văn người Mỹ O. Henry là người đặt ra thuật ngữ "cộng hòa chuối" nhằm miêu tả nước cộng hòa giả tưởng Anchuria trong quyển sách Cabbages and Kings (1904).[5] Cuốn sách là một tuyển tập các truyện ngắn có chủ đề liên quan với nhau, lấy cảm hứng từ những trải nghiệm ông thu được ở đất nước Honduras giai đoạn 1896-1897 khi ông đang bị truy nã ở Mỹ vì tội biển thủ.[6][7] Trong khoa học chính trị, thuật ngữ này mang nghĩa tiêu cực khi miêu tả nền độc tài mang tính nô lệ mà ở đó xúi giục hoặc hỗ trợ hành vi chi tiền đút lót, khai thác đồn điền trên quy mô lớn, đặc biệt là trồng chuối.[3] Trong kinh tế học, thuật ngữ này để chỉ một quốc gia được điều hành như một công ty thương mại vì lợi nhuận riêng, bị tác động bởi sự thông đồng giữa nhà nước và các trùm độc quyền, lợi nhuận từ khai thác đất công thì rơi vào túi tư nhân còn các nghĩa vụ nợ thì toàn dân phải gánh. Loại nền kinh tế thiếu cân bằng như thế khó phát triển vì sự phát triển thiếu công bằng xã hội giữa thành thị và nông thôn, có xu hướng gây trượt giá đồng nội tệ, khiến quốc gia không thể hoàn trả tín dụng hỗ trợ phát triển vay của quốc tế.[8] Nhân viên chính phủ thì lợi dụng vị trí để thu lợi bất chính (biển thủ, lừa đảo, hối lộ,...), hậu quả là nhân dân lao động làm công ăn lương phải trả nợ vay để bù đắp thâm hụt ngân sách.[8]
Chú thích
sửa- ^ Richard Alan White (1984). The Morass. United States Intervention in Central America. New York: Harper & Row. tr. 319. P. 95. ISBN 0-060-91145-X; ISBN 978-0-06091-145-4.
- ^ Oligarch là gì?, 24/11/2012
- ^ a b “Big-business Greed Killing the Banana (p. A19)”. The Independent, via The New Zealand Herald. ngày 24 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
- ^ Christopher Hitchens (ngày 9 tháng 10 năm 2008). “America the Banana Republic”. Vanity Fair. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
- ^ (William Sydney Porter), O.Henry. Cabbages and Kings. CreateSpace Independent Publishing Platform. ISBN 146639756X.
- ^ Occurrences on Google Books.
- ^ O. Henry (1904). Cabbages and Kings. New York: Doubleday, Page & Co. for Review of Reviews Co. tr. 312. "While he was in Honduras, Porter coined the term 'banana republic'"[liên kết hỏng].
- ^ a b Christopher Hitchens (ngày 9 tháng 10 năm 2008). “America the Banana Republic”. Vanity Fair. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.