Chọn lọc

Hình 1

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/1

 
Tác giả: NASA / JPL-Caltech / Space Science Institute

Mimasvệ tinh lớn thứ 7 Sao Thổ, được William Herschel phát hiện năm 1789. Mimas còn có tên gọi khác là Saturn I. Mimas là thiên thể nhỏ nhất trong hệ Mặt trời (và cũng là thiên thể có khối lượng bé nhất) có hình cầu. Về đường kính, Mimas là vệ tinh lớn thứ 20 trong các vệ tinh của hệ Mặt trời.

Hình 2

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/2

 
Tác giả: NASA / ESA / Hubble Heritage Team (STScI/AURA)

Thiên hà Cigarsao băng hà cách đây khoảng 12 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Đại Hùng. Một thành viên của Messier 81, khoảng năm lần sáng hơn hơn toàn bộ Dải Ngân hà và có một trung tâm sáng hơn một trăm lần so với trung tâm thiên hà của chúng ta. Hoạt động starburst được cho là đã được kích hoạt bằng sự tương tác với thiên hà lân cận M81. Là thiên hà starburst gần Trái Đất nhất, M82 là ví dụ nguyên mẫu của loại thiên hà này.

Hình 3

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/3

 
Flaming Star Nebula
Tác giả: User:Hewholooks

IC 405, còn có tên khác là Sharpless 229 (Sh2-229), Caldwell 31The Flaming Star Nebula, là một tinh vân phát xạ/phản xạ và là một vật thể Caldwell nằm trong chòm sao Ngự Phu, xoay quanh ngồi sao xanh AE Aurigae. Ánh sáng của nó có cường độ là +6.0. Tinh vân này có bề ngang dài 5 tỷ năm ánh sáng.

Hình 4

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/4

 
Khái niệm của nghệ sĩ về bề mặt của vệ tinh tự nhiên Hydra của Sao Diêm Vương
Tác giả: NASA/ESA - G. Bacon (STScI)

Khái niệm của nghệ sĩ về bề mặt của vệ tinh Hydra của Sao Diêm Vương. Sao Diêm Vương, Charon (phải) & Nix (chấm sáng bên trái).

Hình 5

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/5

 
A large sunspot group
Tác giả: NASA

Vết đen Mặt Trời là các khu vực có sự suất hiện Vết Đen trên bề mặt Mặt Trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh. Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh (nhiệt độ vết đen vào khoảng 4000 đến 5000 K, theo định luật Stefan-Boltzmann, trong khi vùng xung quanh vào khoảng 6000 K), một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời.

Hình 6

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/6

 
Cassiopeia A
Tác giả: NASA/JPL-Caltech

Cassiopeia Atàn dư siêu tân tinh (SNR) trong chòm sao Cassiopeianguồn vô tuyến ngoài trời sáng nhất trên bầu trời với tần số trên 1 GHz. Siêu tân tinh xảy ra khoảng 11.000 năm ánh sáng (3,4 kpc) đi trong dải ngân hà. Đám mây vật chất mở rộng còn sót lại từ siêu tân tinh hiện xuất hiện khoảng 10 năm ánh sáng (3 pc) từ góc nhin của Trái Đất.

Hình 7

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/7

 
Đai lưng Lạp Hộ
Tác giả: Digitized Sky Survey, ESA/ESO/NASA FITS Liberator

Đai lưng Lạp Hộ hay Đai lưng Orion là một mảng sao thuộc chòm sao Lạp Hộ. Nó bao gồm ba ngôi sao sáng: ζ Ori (Alnitak), ε Ori (Alnilam), và δ Ori (Mintaka). Alnitak cách Trái Đất khoảng 800 năm ánh sáng, kể cả bức xạ cực tím mà mắt người không thể nhìn thấy, Alnitak sáng hơn Mặt Trời 100.000 lần.

Hình 8

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/8

 
NGC 1300
Tác giả: NASA, ESA, and The Hubble Heritage Team STScI/AURA

NGC 1300 là một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất khoảng 61 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Ba Giang. Thiên hà này có độ lớn khoảng 110.000 năm ánh sáng; chỉ lớn hơn một chút so với thiên hà Ngân Hà của chúng ta. Nó là một thành viên của Eridanus – một cụm gồm 200 thiên hà. Thiên hà này được phát hiện bởi John Frederick William Herschel năm 1835.

Hình 9

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/9

 
Một bức hình nhiều màu của Tua Rua từ Trạm khảo sát Bầu tròi Kĩ thuật số
Tác giả: NASA/ESA/AURA/Caltech

Tua Rua hay sao Rua, là tên một cụm sao phân tán M45 (Pleiades) trong chòm Kim Ngưu. Tua Rua thường quan sát được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Nhìn bằng mắt thường, Tua Rua là một đám nhỏ gồm nhiều sao lờ mờ trên bầu trời đêm, rất dễ nhận thấy.

Hình 10

Cổng thông tin:Thiên văn học/Hình/10

 
Một tấm hình chụp nhiều màu của NGC 4565 bởi Ken Crwford
Tác giả: Ken Crawford

NGC 4565 là tên của một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Hậu Phát. Khoảng cách của nó với chúng ta là 50 triệu năm ánh sáng. Nó nằm ở gần điểm cực bắc trong thiên văn học. Cấp sao biểu kiến của nó xấp xỉ là 10. Ta có thể phân biệt nó bởi hình dáng bên ngoài. Nó được nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1785.