Cổng thông tin:Tác phẩm kinh dị
Tác phẩm kinh dịGiới thiệuChào mừng đến với trang Chủ đề về các tác phẩm kinh dị và phim kinh dị. Các tác phẩm kinh dị là một thể loại nhằm mang đến những cảm xúc tiêu cực, kinh sợ hay náo loạn cho người xem. Về mặt lịch sử, nguyên nhân dẫn đến các trải nghiệm "kinh dị" này được xem như là sự xâm phạm của sự xấu xa hoặc thi thoảng là những yếu tố siêu nhiên khó hiểu khác vào trong những những trải nghiệm thường ngày của con người ở hiện tại. Kể từ thập niên những năm 1960, bất cứ tác phẩm nào mang các đề tài kinh hãi hay kì dị đều được xếp vào loại hình "kinh dị." Các tác phẩm kinh dị này thường được lồng ghép vào các câu chuyện viễn tưởng hay kì ảo. Trong phim ảnh, kinh dị là một thể loại điện ảnh đưa đến cho khán giả xem phim những cảm xúc tiêu cực, gợi cho người xem nỗi sợ hãi nguyên thủy nhất thông qua cốt truyện, nội dung phim, những hình ảnh rùng rợn, bí hiểm, ánh sáng mờ ảo, những âm thanh rùng rợn, nhiều cảnh máu me, chết chóc... hay có những cảnh giật mình thông qua các phương tiện và siêu nhiên rùng rợn, do đó thể loại phim này đôi khi có chồng lấn với các thể loại phim giả tưởng, viễn tưởng. Bài viết chọn lọc
Bộ phim có sự góp mặt của Linda Blair, Ellen Burstyn, Max von Sydow, Jason Miller, Lee J. Cobb, và Mercedes McCambridge. Đây là một trong số những loạt phim kinh dị theo chủ đề "những đứa trẻ bị quỷ ám" được phát hành trong thời điểm cuối những năm 1960 cho đến giữa những năm 1970, mà nổi bật nhất có thể kể đến như là Rosemary's Baby (1968) và The Omen (1976). Bộ phim có được những ảnh hưởng mang tính trọng đại trong nền văn hóa đại chúng. Nó cũng được xướng tên trong danh sách những bộ phim ghê rợn nhất mọi thời đại bởi tạp chí Entertainment Weekly và Movies.com, cũng như sự bầu chọn của khán giả trên kênh AMC vào năm 2006 và nằm ở vị trí số 3 trong danh sách 100 Khoảnh khắc phim đáng sợ nhất trên Bravo's. Vào năm 2010, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ chọn lưu trữ bộ phim này như là một phần của Viện lưu trữ phim quốc gia. Hình ảnh chọn lọcTiểu sử chọn lọcMary Wollstonecraft Shelley (30 tháng 8 năm 1797 – 1 tháng 2 năm 1851) là nữ nhà văn Anh, bà nổi tiếng thế giới vì là tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng: Frankenstein, or The Modern Prometheus, lại vừa là vợ của nhà thơ lãng mạn Percy Bysshe Shelley. Mary Shelley (tên trước khi lấy chồng: Mary Wollstonecraft Godwin) sinh ở Somers Town, London, là con gái của William Godwin – là nhà triết học và nhà văn nổi tiếng ở Anh. Mẹ mất sau khi sinh Mary được 11 ngày nên bố phải gửi cho người khác nuôi, vì sau đó ông còn lấy vợ khác. Nhờ sự chỉ dẫn của bố nên Mary được học ở những trường tốt nhất thời đó. Mary gặp Percy Shelly ở cửa hàng sách của bố và sau đó Percy thường xuyên qua lại cửa hàng này. Mùa hè năm 1814 họ yêu nhau và cùng bỏ trốn sang Pháp. Đây là lần bỏ đi thứ hai của Percy Shelly. Lần thứ nhất ông cùng Harriet Westbrook bỏ nhà đi sang Edinburgh. Hai năm sau, khi người vợ thứ nhất của Percy chết, họ làm đám cưới. Mary và Percy có 4 đứa con nhưng 3 đứa chết khi còn nhỏ. Năm 1818 Percy và Mary sang sống ở Ý. Percy cảm thấy hài lòng với người vợ thứ hai của mình, Mary có thể cảm nhận thơ ca và hiểu triết học của Percy, mặc dù Mary từ chối lời đề nghị của chồng chia sẻ tình yêu với một người bạn của ông. Mary hiểu rằng lòng chung thủy với những lý tưởng tình yêu của Percy luôn mâu thuẫn với niềm khát khao nội tại hướng tới một tình yêu chân chính như ông vẫn thường viết trong những tác phẩm thơ và triết học của mình. Năm 1822, Percy gặp nạn trên biển, con tim của ông được Mary mang theo mình cho đến hết đời. Bạn có biết?
Cây thể loạiNhững gì bạn có thể làm cho chủ đề này
Những chủ đề liên quanTrên các dự án Wikimedia khác |