Cổng thông tin:Kinh tế
Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu hoạt động của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân bằng các cách sử dụng các nguồn lực. Trên thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học, nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được chính thức thừa nhận một cách rộng rãi. Nữ giáo sư Anh Barbara Wootton đã từng viết: "Nếu như sáu nhà kinh tế học gặp nhau sẽ có bảy quan điểm". Nhà kinh tế học Hoa Kỳ Paul Samuelson, trong buổi lễ nhận giải thưởng Nobel kinh tế năm 1970, với câu hỏi "thế nào là kinh tế học", ông đã trả lời "kinh tế học đối với ông là khoa học của sự lựa chọn".
Kế hoạch Marshall (tiếng Anh: Marshall Plan) là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu chống cộng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mang tên chính thức "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (European Recovery Program – ERP), nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của William L. Clayton và George F. Kennan.
Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia Châu Âu ngày 12 tháng 7 năm 1947. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho Liên Xô và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 tỷ đô la Mỹ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD. Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo. Cho tới khi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong Kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Trong vòng hai thập kỷ tiếp đó, nhiều vùng ở Tây Âu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng chưa từng có trước đó. Kế hoạch Marshall cũng được xem là một trong các thành tố của quá trình hội nhập châu Âu, vì nó xóa bỏ hàng rào thuế quan và thiết lập các cơ quan điều phối kinh tế tầm cỡ lục địa. Trong những năm gần đây, các sử gia đặt câu hỏi về cả động cơ bên trong cũng như tính hiệu quả chung của Kế hoạch Marshall. Một số sử gia cho rằng hiệu quả của Kế hoạch Marshall thực tế là từ chính sách laissez-faire (tạm dịch: thả nổi) cho phép thị trường tự bình ổn qua sự phát triển kinh tế. Người ta cho rằng Tổ chức Cứu trợ và Phục hồi của Liên Hợp Quốc, vốn giúp hàng triệu người tị nạn từ năm 1944 tới 1947, cũng giúp đặt nền móng cho sự phục hồi châu Âu thời hậu chiến. [ Đọc tiếp ]
- Ý tưởng kinh doanh
- Kế hoạch kinh doanh
- Công ty
- Chiến lược kinh doanh
- Chiến thuật kinh doanh
- ...đang cập nhật...
Lý Gia Thành, GBM, KBE, JP (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1928) là tỷ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện Hồng Kông. Ông từng là chủ tịch hội đồng quản trị của CK Hutchinson Holdings. Ngày 16 tháng 3 năm 2018, ông tuyên bố nghỉ hưu từ ngày 10 tháng 5 năm 2018, trước tuổi 90. Ông được tạp chí Asiaweek chọn là người đàn ông quyền lực nhất châu Á vào năm 2001. Tạp chí Forbes tôn vinh ông với giải thưởng "Thành tựu trọn đời" ngày 5 tháng 9 năm 2006 tại Singapore.
Mùa hè năm 1950, Lý Gia Thành thành lập xưởng nhựa Trường Giang. Vốn đầu tư mạo hiểm là 50.000 đô la Hồng Kông, một phần từ tiền tiết kiệm, còn phần lớn được mượn từ người thân và bạn bè. Ông nhận được hỗ trợ từ người thím Khâu Bích Vân tại Hồng Kông, tham gia vào các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất tại thời điểm đó - buôn bán hoa nhựa. Vào cuối năm 1957, xưởng nhựa Trường Giang đã huy động vốn đầu tư và thành lập một doanh nghiệp cổ phần, được đổi tên thành Công ty Trường Giang Thực Nghiệp, với chủ tịch và tổng giám đốc là Lý Gia Thành. Đến năm 1958, doanh thu của Trường Giang Thực Nghiệp đạt 10 triệu đô la Hồng Kông và lợi nhuận ròng đạt hơn 1 triệu đô la Hồng Kông. Ông được biết đến là "Tố giao hoa đại vương" (vua hoa nhựa) tại Hồng Kông. [ Đọc tiếp ]Bách khoa thư mở này rất cần sự giúp đỡ của bạn:
Tham gia Dự án Kinh doanh và Dự án Kinh tế học.
Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khai, bài đang dịch, bài cần wiki hóa, và bài cần được biên tập lại (trợ giúp):
Viết hay dịch bài mới (gõ tên bài vào ô rồi ấn nút Viết trang mới, xem thêm trợ giúp):