Cổng thông tin:Hồng Kông/Bài viết tiêu biểu
Bài viết tiêu biểu ngẫu nhiên
Sân bay Quốc tế Hồng Kông (tiếng Anh: Hong Kong International Airport; IATA: HKG, ICAO: VHHH; tiếng Hoa: 香港國際機場, pinyin: Xiānggǎng Guójì Jīchǎng), hay còn gọi là Sân bay Xích Liệp Giác là sân bay dân dụng chính thức và duy nhất của Đặc khu hành chính Hồng Kông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tính đến hiện tại. Đây là một trong những sân bay lớn nhất châu Á và cả thế giới còn là cửa ngõ của Đông Á và Đông Nam Á.
Trên đảo Xích Liệp Giác (Chek Lap Kok), sân bay Hồng Kông được xây dựng bằng cách san bằng một quả núi rồi dùng số đất đá đó lắp thêm, lấn ra biển để mở rộng diện tích đất bằng phẳng. Số lượng người thông qua Sân bay Hồng Kông đạt 40 triệu hành khách và 3 triệu tấn hàng hóa vào năm 2005 cùng hơn 210.112 lượt cất cánh và hạ cánh. Trong nhiều năm, hành khách khắp nơi trên thế giới đã chọn Sân bay Hồng Kông là "Sân bay tốt nhất thế giới" theo thống kê của Skytrax. Năm 2006, địa vị số một của Cảng Hàng không quốc tế Hồng Kông đã bị sân bay Changi của Singapore "soán ngôi". (Đọc thêm...)
Lưu trữ
Bài viết tiêu biểu
Khu kỳ Hồng Kông (tiếng Trung: 香港特別行政區區旗; bính âm: Xiānggǎng Tèbié Xíngzhèngqū Qūqí; tiếng Anh: Flag of Hong Kong), có tên chính thức là Khu kỳ Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có đặc điểm là một hoa dương tử kinh năm cánh màu trắng, được cách điệu hóa, nằm tại trung tâm của một nền đỏ. Thiết kế này được thông qua ngày 4 tháng 4 năm 1990 trong hội nghị thứ ba của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 7. Việc sử dụng chuẩn xác khu kỳ được quy định trong các luật được thông qua tại kỳ họp hành pháp thứ 58 của Quốc vụ viện tổ chức tại Bắc Kinh. Thiết kế của khu kỳ được định rõ trong Luật Cơ bản Hồng Kông, và các quy định liên quan đến sử dụng, cấm sử dụng, mạo phạm, và sản xuất khu kỳ được ghi rõ trong Điều lệ khu kỳ và khu huy. Khu kỳ của Hồng Kông được thượng chính thức lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, trong lễ bàn giao đánh dấu chuyển giao chủ quyền Hồng Kông giữa Anh Quốc và Trung Quốc. (Đọc thêm...)
Bài viết tiêu biểu
Khu huy Hồng Kông là huy chương đại diện cho Hồng Kông. Khu huy có hình tròn, giữa có nền đỏ, bông dương tử kinh và được bao bởi những văn tự được ghi lên vòng trắng. Huy hiệu hiện tại bắt đầu được sử dụng từ ngày 1 tháng 7 năm 1997, sau lễ bàn giao đánh dấu chuyển giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc, thay thế cho thuẫn huy Hồng Kông và huy chương Hồng Kông thời thuộc địa. Thiết kế này được phê chuẩn ngày 4 tháng 4 năm 1990 bởi Quốc hội Trung Quốc khóa 7, sau được Ủy ban trù bị Hồng Kông thông qua vào ngày 10 tháng 8 năm 1996. (Đọc thêm...)
Bài viết tiêu biểu
Đường sắt giao thông đại chúng (tiếng Anh: Mass Transit Railway; tiếng Trung: 港鐵; Hán-Việt: Cảng Thiết; Yale Quảng Đông: Góngtit), thường được biết đến bởi tên viết tắt tiếng Anh MTR, là một mạng lưới giao thông công cộng lớn phục vụ Hồng Kông. Được điều hành bởi MTR Corporation Limited (MTRCL), nó bao gồm đường sắt hạng nặng, đường sắt nhẹ và dịch vụ xe buýt trung chuyển trên mạng lưới vận chuyển nhanh 11 tuyến phục vụ các khu vực đô thị hóa của đảo Hồng Kông, Cửu Long và Tân Giới. Hệ thống này hiện bao gồm 218,2 km (135,6 mi) đường sắt với 159 ga, bao gồm 93 ga tàu điện ngầm và 68 ga đường sắt nhẹ. MTR là một trong những hệ thống tàu điện ngầm có lợi nhuận cao nhất trên thế giới; nó có tỷ lệ thu hồi farebox là 187% trong năm 2015, cao nhất thế giới. MTR được CNN xếp hạng hệ thống tàu điện ngầm số một trên thế giới vào năm 2017. (Đọc thêm...)
Bài viết tiêu biểu
Di tích pháp định của Hồng Kông (tiếng Trung: 香港法定古蹟; Hán-Việt: Hương Cảng pháp định cổ tích; tiếng Anh: Declared monuments of Hong Kong) là những địa điểm, công trình hoặc tòa nhà được tuyên bố hợp pháp để nhận được sự bảo vệ cao nhất. Tại Hồng Kông, việc công nhận một di tích theo luật định đòi hỏi phải tham khảo ý kiến của Ban cố vấn cổ vật, sự chấp thuận của Trưởng quan hành chính cũng như việc xuất bản thông báo trên công báo của chính phủ.
Tính đến tháng 2 năm 2013, đã có 101 di tích pháp định, trong đó 57 thuộc sở hữu của Chính phủ Hồng Kông và 44 còn lại là của các cơ quan tư nhân. Còn đến ngày 10 tháng 10 năm 2024, đã có 136 di tích pháp định tại Hồng Kông, với 58 được liệt kê trên đảo Hồng Kông, 55 khác trên vùng lãnh thổ Tân Giới, 14 trên khu vực Cửu Long và còn lại 9 ở Li Đảo. Theo Pháp lệnh Cổ vật và Di tích, một số công trình kiến trúc khác được phân loại là các công trình lịch sử Cấp I, II và III, và sẽ không được liệt kê ở dưới đây. (Đọc thêm...)
Bài viết tiêu biểu
Sân bay Quốc tế Hồng Kông (tiếng Anh: Hong Kong International Airport; IATA: HKG, ICAO: VHHH; tiếng Hoa: 香港國際機場, pinyin: Xiānggǎng Guójì Jīchǎng), hay còn gọi là Sân bay Xích Liệp Giác là sân bay dân dụng chính thức và duy nhất của Đặc khu hành chính Hồng Kông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tính đến hiện tại. Đây là một trong những sân bay lớn nhất châu Á và cả thế giới còn là cửa ngõ của Đông Á và Đông Nam Á.
Trên đảo Xích Liệp Giác (Chek Lap Kok), sân bay Hồng Kông được xây dựng bằng cách san bằng một quả núi rồi dùng số đất đá đó lắp thêm, lấn ra biển để mở rộng diện tích đất bằng phẳng. Số lượng người thông qua Sân bay Hồng Kông đạt 40 triệu hành khách và 3 triệu tấn hàng hóa vào năm 2005 cùng hơn 210.112 lượt cất cánh và hạ cánh. Trong nhiều năm, hành khách khắp nơi trên thế giới đã chọn Sân bay Hồng Kông là "Sân bay tốt nhất thế giới" theo thống kê của Skytrax. Năm 2006, địa vị số một của Cảng Hàng không quốc tế Hồng Kông đã bị sân bay Changi của Singapore "soán ngôi". (Đọc thêm...)
Bài viết tiêu biểu
Điểm cực trị của Hồng Kông là những địa điểm có tọa độ xa nhất về phía bắc, nam, đông và phía tây của Hồng Kông khi so với bất kỳ vị trí nào khác trên lãnh thổ của đặc khu, cũng như các vị trí cao nhất và thấp nhất ở nơi đây. Do có hình dạng của một bán đảo nên hầu hết các điểm cực của Hồng Kông đều tiếp giáp với biển, chỉ riêng cực Bắc là nằm hoàn toàn trên đất liền. Điểm cực Bắc của Hồng Kông hiện nay nằm tại núi Bạch Hổ Sơn, Quận Bắc. Điểm cực Tây là Kê Dực Giác (Li Đảo), một hòn đảo tàn dư của đảo Đại Tự Sơn. Cực Đông của Hồng Kông tọa lạc trên đảo Đông Bình Châu; cực Nam nằm trên đảo Bồ Đài trong quần đảo Bồ Đài. Với độ cao 957 mét (3.140 ft), Đại Mạo Sơn là nơi cao nhất của toàn đặc khu. Trong khi đó, nơi sâu nhất thuộc về vùng biển Loa Châu Môn, với độ sâu −66 mét (−220 ft) dưới mực nước biển. Tất cả các điểm cực trị của Đặc khu hành chính Hồng Kông đều không có tranh chấp.
Danh sách này sử dụng tọa độ Hệ thống trắc địa thế giới (WGS84). Ngoài ra, giá trị độ cao âm biểu thị cho vùng đất dưới mực nước biển. (Đọc thêm...)