Cổng thông tin:Ả Rập Xê Út
Trạng thái bảo trì cổng thông tin: (August 2019)
|
Kênh thông tin Ả Rập Xê Út – بوابة المملكة العربية السعودية
Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: ٱلسَّعُوْدِيَّة, đã Latinh hoá: as-Saʿūdīyah, "thuộc về Nhà Saud", cũng được viết là Ả Rập Saudi, Arab Saudi, Saudi Arabia), tên gọi chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: المملكة العربية السعودية (🔊 nghe) al-Mamlakah al-‘Arabiyyah as-Su‘ūdiyyah, "Vương quốc Ả Rập của Nhà Saud", phát âm) là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có diện tích đất liền vào khoảng 2,15 triệu km², là quốc gia rộng lớn thứ 5 tại châu Á và rộng lớn thứ nhì trong thế giới Ả Rập (chỉ xếp sau Algérie). Ả Rập Xê Út có biên giới với Jordan và Iraq về phía bắc; Kuwait về phía đông bắc; Qatar, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) về phía đông; Oman về phía đông nam và Yemen về phía nam. Ả Rập Xê Út tách biệt với Israel và Ai Cập qua vịnh Aqaba. Đây là quốc gia duy nhất có bờ biển tiếp giáp với cả biển Đỏ cùng vịnh Ba Tư. Hầu hết địa hình của Ả Rập Xê Út là các hoang mạc khô hạn hoặc địa mạo cằn cỗi. Vương quốc này chi 8% GDP cho quân sự (cao nhất trên thế giới sau Oman), khiến Ả Rập Xê Út là quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới từ Từ 2015 đến 2019, nhận một nửa tổng số vũ khí của Mỹ xuất khẩu sang Trung Đông. Theo BICC, Ả Rập Xê Út là quốc gia quân sự hóa thứ 28 trên thế giới và có chất lượng trang thiết bị quân sự tốt nhất trong khu vực, sau Israel. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, liên tục có những lời kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út, chủ yếu do các cáo buộc tội ác chiến tranh ở Yemen và đặc biệt là sau vụ ám sát Jamal Khashoggi. Ả Rập Xê Út được coi là cả một cường quốc và nước trung gian thương lượng trong khu vực. Nền kinh tế Ả Rập Xê Út là nền kinh tế lớn nhất ở Trung Đông và lớn thứ 19 trên thế giới. Ả Rập Xê Út cũng là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới, với khoảng 50% dân số 34,2 triệu người dưới 25 tuổi. Ngoài là thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, Ả Rập Xê Út còn là thành viên tích cực và sáng lập của Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Liên đoàn Ả Rập và OPEC. (Đọc thêm...) Selected article -Al-Balad (tiếng Ả Rập: البلد) là trung tâm lịch sử của Jeddah, thành phố lớn thứ hai của Ả Rập Xê Út. Al-Balad được dịch theo nghĩa đen có nghĩa là "thị trấn". Al-Balad được thành lập vào thế kỷ thứ 7 và trong lịch sử là trung tâm của Jeddah. Những bức tường phòng thủ của Al-Balad đã bị phá hủy vào những năm 1940. Trong những năm 1970 và 1980, khi Jeddah bắt đầu trở nên giàu có hơn nhờ sự bùng nổ của dầu mỏ, nhiều người Jeddah đã di chuyển về phía bắc, cách xa Al-Balad vì nó nhắc họ về thời kỳ kém thịnh vượng hơn. Al-Balad không đủ chỗ đỗ cho những chiếc xe lớn, các cửa hàng của nó không bán quần áo hàng hiệu đắt tiền. (Đọc thêm...)Bạn có biết (auto-generated)Lỗi Lua: bad argument #2 to 'formatDate': invalid timestamp 'bây giờ'. Tin tứcLỗi Lua: bad argument #2 to 'formatDate': invalid timestamp 'bây giờ - 0 ngày'. Cổng thông tin liên quanDự án WikiThings you can doThis is a Good article, an article that meets a core set of high editorial standards.
Al-Masjid an-Nabawī (tiếng Ả Rập: المسجد النبوي; Thánh đường Hồi giáo của Nhà tiên tri) là một nhà thờ Hồi giáo do Nhà tiên tri Muhammad của Hồi giáo khởi xây nên, tọa lạc tại thành phố Medina tại Ả Rập Xê Út. Al-Masjid an-Nabawi là nhà thờ Hồi giáo thứ ba được xây dựng nên trong lịch sử Hồi giáo và là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới ngày nay. Đây là địa điểm thiêng liêng thứ hai trong thế giới Hồi giáo, chỉ sau nhà thờ Masjid al-Haram ở thánh địa Mecca. Nhà thờ luôn mở cửa bất kể ngày tháng hay giờ giấc. Khu đất vốn nằm cạnh nhà của Muhammad, ông định cư ở đó sau khi hành hương đến Medina vào năm 622. Ông góp phần tham gia vào công việc xây dựng. Nhà thờ ban đầu là một công trình không gian mở. Nhà thờ có công năng như một trung tâm cộng đồng, một tòa án và trường học tôn giáo. Có riêng một bục giảng được xây cao cho người dạy kinh Coran. Những nhà thống trị Hồi giáo sau này đã mở rộng và trang trí đáng kể lại nhà thờ này. Vào năm 1909, đây trở thành nơi đầu tiên trên toàn bán đảo Ả Rập được thắp đèn điện chiếu sáng. Nhà thờ nằm tại nơi từng là trung tâm cổ xưa của Medina, với nhiều khách sạn và chợ cũ xung quanh. Đây là một địa điểm hành hương chính yếu. Nhiều tín đồ Hồi giáo hành hương đến Medina để thăm viếng nhà thờ này vì mối liên hệ của nó và tiên tri Muhammad. (Đọc thêm...)Ảnh được chọnMore did you knowGeneral imagesThe following are images from various Saudi Arabia-related articles on Wikipedia.
Lỗi Lua: Không tìm thấy nội dung trên trang "Culture of Saudi Arabia". Featured contentAssociated WikimediaNguồn
Các cổng thông tin |