Cồn Ngang là một bãi bồi ở vùng cửa sông Mekong thuộc xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.[1][2]

Cồn Ngang
Cồn Gầm
Cồn Ngang trên bản đồ Việt Nam
Cồn Ngang
Cồn Ngang
Vị trí của Cồn Ngang
Địa lý
Vị tríCồn Ngang
Tọa độ10°12′54,83″B 107°47′35,54″Đ / 10,2°B 107,78333°Đ / 10.20000; 107.78333 (CồnNgang)
Diện tích16,17 km2 (624,3 mi2)
Dài5,5 km (34,2 mi)
Rộng2,5 km (15,5 mi)
Hành chính
TỉnhTiền Giang
HuyệnTân Phú Đông
Phú Tân

Địa lý

sửa

Cồn Ngang là vùng bồi tụ tự nhiên, với hệ sinh thái rừng ngập mặn, có chiều dài 5,5 km, rộng 2,5 km, với diện tích 1.617 ha. Trong đó, có 220 ha diện tích rừng phòng hộ.

Lịch sử

sửa

Ngày xưa Cồn Ngang còn có tên là Cồn Gầm vì mỗi khi mùa gió chướng về, người dân ở các xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông), Phú Tân,... sẽ nghe tiếng sóng vỗ vào cồn lúc mới hình thành nghe như tiếng gầm rõ mồn một.[3]

Trong 2 cuộc chiến Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam, Cồn Ngang là vùng đệm để lực lượng cách mạng cơ động từ địa bàn Gò Công sang Bến Tre nên nơi đây đã từng diễn ra một số trận chiến ác liệt. Đây cũng là địa bàn hoạt động của trạm trung chuyển vũ khí của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Trạm Bà Từ (bí số gọi là B8 – ở xã Phú Tân) là trạm trung chuyển vũ khí từ bến Bến Tre về mặt trận miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn – Chợ LớnTrung ương Cục.

Kinh tế - xã hội

sửa

Trên cồn có Đội Kiểm soát Biên phòng Cồn Ngang thuộc Đồn Biên phòng Phú Tân đóng quân:

Trồng rừng: một vành đai xanh gồm rừng dương, rừng đước,... sum sê bảo vệ cồn khỏi bị xói mòn bởi gió, bão. Vành đai xanh này do công sức của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đội Kiểm soát Biên phòng trồng, bảo vệ rừng ngay từ khi Cồn Ngang còn là bãi bồi. cán bộ, chiến sĩ Đội Kiểm soát Biên phòng trên Cồn Ngang đã trồng, chăm sóc hàng trăm cây dừa đang phát triển tốt, góp phần tạo thêm màu xanh cho đất cồn ngoài biển.[4]

Tăng gia sản xuất: Lính Biên phòng trên cồn đã tận dụng diện tích đất rừng tại đây để nuôi heo rừng, trồng rau và đặt lưới để đánh bắt cá tôm dọc theo bờ biển, cửa sông.[5]

Nhà cửa: Năm 2000, lực lượng Biên phòng đồn trú tại cồn làm nhiệm vụ, sống trong một căn nhà sàn tạm bợ làm chỗ ở dã chiến. Năm 2008 trụ sở làm việc của Đội Kiểm soát Biên phòng, với kiến trúc một trệt, một lầu cùng sân thượng, tổng diện tích 375 m2, được xây dựng kiên cố, kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đầu tư, xây dựng đưa vào sử dụng. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với BĐBP Tiền Giang trong công tác giữ gìn an ninh trật tự khu vực bãi bồi trên biển Gò Công, cũng như kiểm soát tình hình khai thác thủy sản của ngư dân đánh bắt ven bờ.[6]

Điện: Hiện chưa có điện lưới quốc gia kéo tới nhưng có hệ thống pin sử dụng năng lượng mặt trời sẽ cung cấp đủ điện cho tòa nhà trụ sở làm việc Đội kiểm soát biên phòng sử dụng được trong 3 ngày. Ngoài ra, ở đây còn một máy phát điện để dự phòng.có thiết bị tích điện từ năng lượng mặt trời đáp ứng lượng điện cần thiết để sử dụng một số thiết bị.

Nước: Không có nguồn nước sạch tự nhiện. Có một hồ nước lớn để tích trữ nước mưa sinh hoạt trong mùa khô. Hồ nước này cũng nhiều lần tiếp tế cho các ghe tàu của các ngư dân đánh bắt xung quanh Cồn khi họ thiếu nước ngọt. Người trên cồn sử dụng nước hết sức tiết kiệm bởi khi nguồn nước cạn, trong nửa tháng có thể không có giọt mưa nào. Tại trụ sở Đội Kiểm soát Biên phòng, nền nhà được thiết kế là một hầm ngầm để trữ nước mưa sử dụng; đồng thời cũng đóng vai trò làm mát tòa nhà trong thời tiết nắng nóng.

Ngư nghiệp: Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ như tôm, cua, cá, sò, nghêu,...

Du lịch

sửa

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định 3441/QĐ-UBND phê duyệt chi tiết quy hoạch Khu du lịch sinh thái Cồn Ngang. Dự án là một điểm du lịch an dưỡng với những điều kiện cao cấp cho khách du lịch, một điểm đến lý thú cho du khách về loại hình du lịch sinh thái dã ngoại. Là khu dịch vụ đa dạng: Khu vui chơi giải trí cao cấp; khu nhà nghỉ cao cấp, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng dã ngoại vui chơi phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, khám phá môi tường thiên nhiên hoang dã cho khách trong nước và nhất là du khách nước ngoài muốn tìm hiểu môi trường thiên nhiên miền Tây Nam Bộ.[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48-46-D. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  3. ^ Cồn Ngang mùa gió chướng | Đài Phát thanh Truyền hình Tiền Giang
  4. ^ Xuân về ở cồn Ngang | Báo Ấp Bắc
  5. ^ Cồn Ngang - Những ngày giáp Tết | Báo Biên phòng
  6. ^ “Cảm nhận qua một chuyến công tác ở Cồn Ngang TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GÒ CÔNG ĐÔNG”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ Khu du lịch sinh thái Cồn Ngang[liên kết hỏng]