Cầu Phong Châu

cầu bắc qua sông Hồng ở tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

Cầu Phong Châu đã từng là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm ThaoTam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.

Map
Bản đồ

Cầu có lý trình tại Km 18+300 Quốc lộ 32C,[1][2] kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông.

Cầu Phong Châu được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36 m.[1] Công trình được khánh thành vào ngày 28 tháng 7 năm 1995.[3]

Phần đường xe chạy 7m, lề người đi mỗi bên 1m; bề rộng mặt cầu 9,5m. Cầu gồm 8 nhịp, trong đó hai nhịp 6 và 7 được chế tạo từ hai nhịp giàn giản đơn 64m do Bulgaria chế tạo.

Vấn nạn

sửa

Cầu Phong Châu từ lâu xuất hiện vấn nạn khai thác cát lậu công khai ngay khu vực chân cầu. Đã thế xe quá tải hoành hành gây hư hại cầu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.[4] Theo người dân địa phương, Cầu Phong Châu đã được người dân gửi đơn xin nâng cấp, bảo trì hàng năm lên UBND Tỉnh vì lo ngại về tính an toàn, tuy nhiên đều không được duyệt, có một số lần bảo trì cũng làm qua loa.

Sự cố

sửa
 
Hình ảnh cầu Phong Châu sau khi sập chụp từ trên cao

Cầu Phong Châu đã sập vào 10 giờ 2 phút sáng ngày 9 tháng 9 năm 2024, khiến 13 người, 10 ôtô và 2 xe máy rơi xuống phía dưới dòng sông Hồng sau đó 3 người may mắn thoát nạn.[5] Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ ban đầu xác định bão Yagi khiến mưa lũ, nước sông dâng, chảy xiết, dẫn đến thay đổi địa hình dưới cầu, kéo đổ trụ T7 và làm sập hai nhịp cầu.[6] Qua điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng nhận định phần còn lại của cầu Phong Châu có khả năng sẽ bị sập bất cứ lúc nào.[7][8]

Khắc phục sự cố

sửa

Sử dụng cầu phao và phà quân sự

sửa

Ngày 29 tháng 9 năm 2024, Lữ đoàn công binh 249 thuộc Binh chủng Công Binh đã lắp đặt một cầu phao cách cầu Phong Châu bị sập khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng để thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã sập.[9][10][11] Từ 6 giờ sáng ngày 30 tháng 9, cầu phao được đưa vào vận hành.[12][13] Theo đó, các xe thô sơ, xe máy, xe gắn máy, mô tô 3 bánh được phép lưu thông 2 chiều với vận tốc tối đa 5 km/h; các xe bán tải, ô tô con được phép lưu thông 1 chiều khi qua cầu với vận tốc tối đa 10km/h, mỗi chiều 10 phút, khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 30m.[14][15] Các phương tiện đường thủy có thể lưu thông từ 22h đến 5h sáng hôm sau.[16] Tuy nhiên, khi nước sông Hồng dâng cao hoặc chảy xiết, cầu phao sẽ tạm ngưng hoạt động[17] và Lữ đoàn công binh 249 sẽ sử dụng phà quân sự để vận chuyển người đi bộ, xe gắn máy, xe thô sơ và các xe mô tô qua sông.

Triển khai xây dựng cầu mới

sửa

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C. Theo văn bản, Phó Thủ tướng đồng ý đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp tại Điều 130 Luật Xây dựng.[18]

Ngày 18 tháng 10 năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai dự án xây dựng cầu Phong Châu mới của tỉnh Phú Thọ. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đánh giá dự kiến trong tháng 12, Bộ GTVT sẽ hoàn thành thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, chỉ định nhà thầu, khởi công dự án.[19][20]

Ngày 15 tháng 11 năm 2024, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung Ương năm 2024 cho Bộ Giao thông Vận tải để đầu tư xây dựng cầu mới[21][22][23]. Cùng ngày, nhiều kỹ sư đang khoan khảo sát địa chất, phục vụ xây dựng cầu mới[24], và phần cầu bị sập vẫn đang được trục vớt.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Phú Thọ: Lắp cầu phao phân luồng để sửa cầu Phong Châu”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. 20 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ “Phú Thọ: Cấm các phương tiện có trọng tải từ 18 tấn trở lên qua cầu Phong Châu”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. 6 tháng 9 năm 2019.
  3. ^ “Giai đoạn 1986 - 1995”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải.
  4. ^ Phú Thọ: Bến cát không phép ngay dưới chân cầu Phong Châu
  5. ^ Đức Hùng (11 tháng 9 năm 2024). “Một tiếng cứu nạn nhân sập cầu Phong Châu dưới sông Hồng”. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ Phạm Chiểu; Phạm Dự (11 tháng 9 năm 2024). “Hiện trường cầu sập khiến 13 người mất tích”. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ “Phần còn lại của cầu Phong Châu có nguy cơ sập bất cứ lúc nào”. Znews. 28 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ “Hiện trạng phần còn lại của cầu Phong Châu trước nguy cơ đổ sập”. Vietnamnet. 28 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ “Bắc cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập”. Báo Công An Nhân Dân. 29 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ “Hoàn thành lắp cầu phao Phong Châu trong 90 phút”. Báo Tuổi Trẻ. 29 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ “Hình hài cầu phao Phong Châu sau 90 phút lắp đặt”. Vietnamnet. 29 tháng 9 năm 2024.
  12. ^ “6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động”. Báo Dân Trí. 30 tháng 9 năm 2024.
  13. ^ “Ngày đầu tiên người dân đi qua cầu phao Phong Châu”. Vietnamnet. 30 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ “Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu”. Vietnamnet. 29 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ “Các phương tiện cần lưu ý gì khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu?”. Báo Đời Sống và Pháp Luật. 29 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ “Quy định về bảo đảm giao thông sau khi thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu”. Quân khu 2. 30 tháng 9 năm 2024.
  17. ^ “Tại sao cầu phao Phong Châu liên tục dừng hoạt động?”. Báo Tuổi Trẻ. 16 tháng 10 năm 2024.
  18. ^ “Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định công trình khẩn cấp”. Vietnamnet. 30 tháng 9 năm 2024.
  19. ^ “Khởi công cầu Phong Châu mới tháng 12”. VNExpress. 18 tháng 10 năm 2024.
  20. ^ “Sẽ khởi công xây cầu Phong Châu trong tháng 12”. Báo Dân Trí. 18 tháng 10 năm 2024.
  21. ^ “Bổ sung 800 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải để xây cầu Phong Châu mới”. Vietnamnet. 15 tháng 11 năm 2024.
  22. ^ “Bổ sung 800 tỷ đồng để xây cầu Phong Châu mới”. Znews. 15 tháng 11 năm 2024.
  23. ^ “Bổ sung 800 tỉ đồng để xây cầu Phong Châu mới”. Báo Lao Động. 15 tháng 11 năm 2024.
  24. ^ “Tàu hút cát hỗ trợ trục vớt nhịp cầu Phong Châu”. VOV. 15 tháng 11 năm 2024.