Cảnh Văn vương
Cảnh Văn Vương (845?–875) (trị vì 861–875) là quốc vương thứ 48 của Tân La.[1] Ông là vương tôn của Hi Khang Vương, và là con trai của a xan Kim Khải Minh (Kim Gye-myeong). Mẫu thân của ông là Quang Hòa (Gwanghwa) phu nhân, con gái của Thần Vũ Vương. Cảnh Văn Vương kết hôn với Văn Ý (Munui) vương hậu, con gái của Hiến An Vương. Ông có tên húy là Kim Ưng Liêm (金膺廉) hay Kim Ngưng Liêm (金凝廉).
Kim Eung-ryeom 김응렴 | |
---|---|
Tân La Cảnh Văn vương | |
Thụy hiệu | Cảnh Văn vương |
Quốc vương Tân La | |
Nhiệm kỳ 861–875 | |
Tiền nhiệm | Kim Ui-jeong |
Kế nhiệm | Kim Jeong |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 841 |
Mất | |
Thụy hiệu | Cảnh Văn vương |
Ngày mất | 875 |
Nguyên nhân mất | bệnh |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Kim Gye Myeong |
Thân mẫu | Phu nhân Gwanghwa |
Anh chị em | Kim Wihong |
Phối ngẫu | Vương hậu Munui |
Hậu duệ | Hiến Khang Vương, Định Khang Vương, Chân Thánh nữ vương, Cung Duệ |
Quốc tịch | Tân La |
Cảnh Văn vương | |
Hangul | 경문왕 |
---|---|
Hanja | 景文王 |
Romaja quốc ngữ | Gyeongmun wang |
McCune–Reischauer | Kyŏngmun wang |
Hán-Việt | Cảnh Văn Vương |
Tam quốc di sự (Samguk Yusa) kể lại rằng ông từng là một Hoa Lang trong 18 năm.[1].
Năm 861 vua Tân La Hiến An Vương qua đời, con rể là Kim Ưng Liêm lên kế vị ngôi vua Tân La, tức là vua Tân La Cảnh Văn Vương.
Thời kỳ trị vì của Cảnh Văn Vương chứng kiến sự gia tăng các cuộc xung đột nội bộ và nội loạn trong vương quốc Tân La. Ông đã tìm cách chấn hưng vương quốc cả trong lẫn ngoài song nhìn chung là không thành công. Nạn đói lan rộng.
Vua Đại Kiền Hoảng của vương quốc Bột Hải tiến hành các hoạt động thương mại với Tân La (đời vua Tân La Cảnh Văn Vương).
Năm 869, ông cử thái tử Kim Trinh đến nhà Đường (đời vua Đường Ý Tông) cùng với Kim Dận (Kim Yun).
Năm 875 Cảnh Văn Vương qua đời, thái tử Kim Trinh từ nhà Đường (đời vua Đường Hy Tông) quay về Tân La kế vị ngôi vua, tức là vua Tân La Hiến Khang Vương. Ngoài ra ông còn có con trai khác là Kim Hoảng và một người con gái là Kim Viên.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b Il-yeon: Samguk Yusa: Legends and History of the Three Kingdoms of Ancient Korea, translated by Tae-Hung Ha and Grafton K. Mintz. Book Two, page 104. Silk Pagoda (2006). ISBN 1-59654-348-5