Cải Brussels

(Đổi hướng từ Cải bruxen)

Cải bi xen (bi xen bắt nguồn từ từ Bruxelles /brysεl/ trong tên gọi tiếng Pháp choux de Bruxelles)[3] là một giống cây trồng trong nhóm Gemmifera của cải bắp (loài Cải bắp dại), được trồng để ăn những mầm của nó. Các loại rau sống thường có đường kính 2,5–4 cm (0,98-1,6 in) và trông giống như cải bắp thu nhỏ. Mầm cải Brussels từ lâu đã phổ biến ở Brussels, Bỉ, và có thể có nguồn gốc ở đó.[4]

Brussels sprout
Brussels sprouts (cultivar unknown)
LoàiBrassica oleracea
Nhóm giống cây trồngGemmifera group
Nguồn gốc xuất xứLow Countries
(year unknown)
Thành viên thuộc nhóm giống cây trồngCabbage
Cải Brussels, sống
(phần ăn được)
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng179 kJ (43 kcal)
8.95 g
Đường2.2 g
Chất xơ3.8 g
0.3 g
3.38 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
4%
38 μg
4%
450 μg
1590 μg
Thiamine (B1)
12%
0.139 mg
Riboflavin (B2)
7%
0.09 mg
Niacin (B3)
5%
0.745 mg
Acid pantothenic (B5)
6%
0.309 mg
Vitamin B6
13%
0.219 mg
Folate (B9)
15%
61 μg
Choline
3%
19.1 mg
Vitamin C
94%
85 mg
Vitamin E
6%
0.88 mg
Vitamin K
148%
177 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
3%
42 mg
Sắt
8%
1.4 mg
Magiê
5%
23 mg
Mangan
15%
0.337 mg
Phốt pho
6%
69 mg
Kali
13%
389 mg
Natri
1%
25 mg
Kẽm
4%
0.42 mg
Thành phần khácLượng
Nước86 g

approx. 5-10 sprouts per 100g
Link to USDA Database entry
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Dinh dưỡng

sửa
 

Chứa hàm lượng cao của acid folic, vitamin K. 100 g Brussels cung cấp khoảng 194 mcg vitamin K đáp ứng khoảng 242% DV, tương đương 1 búp Brussels cung cấp khoảng 33.6 mcg chiếm 42% DV.

Ích lợi

sửa

Vị đắng, mùi hăng nồng, mầm cải Brussels cũng là một siêu thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống nhằm chống ung thư. Hoạt chất đáng chú ý nhất là indole-3-carbinol là một hợp chất được tìm thấy trong mầm cải Brussels khi chúng ta nghiền, xay nhỏ hoặc nhai chúng. Indole-3-carbinol đã được chứng minh thúc đẩy quá trình giải độc của nhiều chất độc hại, (bao gồm các carcinogene), và khả năng chống oxy hóa của nó.

Tốt cho trí não

sửa

Hàm lượng cao của acid folic trong các loài Cải bắp dại (cải xoăn, cải bắp, mầm cải brussels, súp lơcải thìa) giúp giữ cho trí não bạn luôn nhạy bén.

Kháng viêm, tổn thương phổi

sửa

Làm giảm hàm lượng cholesterol và có đặc tính kháng viêm, làm giảm và thậm chí đẩy lùi tổn thương phổi.

Tăng khả năng sinh sản

sửa

Tăng hàm lượng acid folic, hóa chất cần thiết cho việc thúc đẩy khả năng sinh sản ở nam giới và phụ nữ. Đồng thời, giảm nguy cơ sẩy thai và hình thành quái thai.

Lưu ý

sửa

Chứa thạch tín

sửa

Dù rằng thực tế cho thấy loại rau này nằm trong danh sách những thực phẩm tốt nhất mà chúng ta nên ăn. Theo nghiên cứu của giáo sư Cottingham, cùng với những nghiên cứu khác, rễ cây mầm Brussels hấp thu rất nhiều thạch tín không bão hòa tồn tại trong đất như những loại rau thuộc họ nhà cải khác như cải thìa, súp lơ, cải xoăn. Lượng asen trong thân thể người hay ăn cải mầm cao hơn 10,4% so với những người không bao giờ hay ăn ít hơn 1 lần một tháng.[5]

Bệnh tim

sửa

Do có chứa nhiều vitamin K có tác dụng kích thích đông máu. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu thường được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều các loại rau có lá xanh đậm vì các loại rau này chứa nhiều vitamin K làm phản tác dụng của thuốc.

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Đặng Thái Minh, "Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française", Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 62.
  4. ^ Oliver, Lynne (ngày 11 tháng 4 năm 2011). “Food Timeline: Brussels sprouts”. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ MAIN, EMILY (ngày 25 tháng 11 năm 2013). “5 Foods You Should Maybe Not Eat All the Time”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa