Cưỡi ngựa tại Thế vận hội Mùa hè 2016

Bản mẫu:Cưỡi ngựa tại Thế vận hội Mùa hè 2016

Cưỡi ngựa
tại Thế vận hội lần thứ XXXI
Tượng hình nội dung Biểu diễn (trái), Nhảy ngựa (phải), và Mã thuật tổng hợp (dưới)
Địa điểmTrung tâm cưỡi ngựa quốc gia
Thời gian6–19 tháng Tám
← 2012
2020 →

Môn cưỡi ngựa tại Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro diễn ra từ ngày 6 tới 19 tháng Tám tại Trung tâm cưỡi ngựa quốc giaDeodoro. Các bộ huy chương sẽ được trao cho các ba nội dung ở cả cá nhân và đồng đội.

Các nội dung

sửa
 
Trung tâm cưỡi ngựa quốc gia nơi diễn ra môn cưỡi ngựa.

Các bộ huy chương được trao cho các nội dung sau:

Vòng loại

sửa

Mỗi nội dung sẽ có luật vòng loại riêng, nhưng đều dựa vào bảng xếp hạng FEI.

Biểu diễn

sửa

Đối với nội dung đồng đội, sẽ có mười suất tham dự. Ba suất được trao thông qua FEI World Equestrian Games 2014. Sáu suất còn lại được trao tại các giải khu vực (châu u: 3, châu Mỹ: 1, châu Á/Phi: 2). Ngoài ra, nếu một quốc gia có 3 hoặc 4 vận động viên tham dự tại nội dung cá nhân thì họ cũng được coi là một đội và được phép tham dự nội dung đồng đội.[1]

Đối với nội dung cá nhân, 60 suất được trao như sau: 40 đến từ các vận động viên ở nội dung đồng đội ở trên. Còn lại, hai vận động viên có thứ hạng cao nhất đến từ bảy khu vực địa lý sẽ được tham dự. Sáu vận động viên đứng đầu bảng xếp hạng FEI mà không đủ điều kiện thì sẽ vẫn giành được xuất tham dự.[1]

Nhảy ngựa

sửa

Một quốc gia có thể gửi bốn vận động viên nếu họ vượt qua được vòng loại của nội dung đồng đội. Tương tự nội dung biểu diễn, các đội gồm bốn vận động viên hoặc là giành suất thông qua World Equestrian Games (WEG) hoặc thông qua giải khu vực. WEG trao năm suất, các khu vực chín suất (châu Mỹ: hai, châu u: bốn, châi Á: hai, châu Phi và Trung Đông: một), và chủ nhà (Brazil). Đối với nội dung cá nhân, có tổng cộng 75 suất được trao như sau: 60 từ các đội tuyển ở trên phần còn lại của các khu vực hoặc thông qua bảng xếp hạng.[2]

Mã thuật tổng hợp

sửa

Một quốc gia có thể gửi bốn vận động viên nếu họ vượt qua được vòng loại của nội dung đồng đội. Tương tự nội dung biểu diễn, các đội gồm bốn vận động viên hoặc là giành suất thông qua WEG hoặc thông qua giải khu vực hoặc suất hỗn hợp. WEG trao sáu suất, các khu vực bảy (châu Mỹ: một, châu u: hai, châu Á, Phi và Đại Dương: một), nước chủ nhà (Brazil). Đối với nội dung cá nhân,có tổng cộng 65 suất được trao như sau: 44 từ các đội tuyển ở trên, 7 thông qua giải khu vực và 14 thông qua bảng xếp hạng thế giới.[3]

Tham dự

sửa

Quốc gia tham dự

sửa

43 quốc gia vượt qua vòng loại. Trung Hoa Đài Bắc, Cộng hòa Dominica, Palestine, Qatar và Zimbabwe lần đầu xuất hiện tại môn cưỡi ngựa Thế vận hội.[4]

Competition format

sửa

Nhảy ngựa

sửa

Có năm vòng để xác định huy chương cá nhân. Các vận động viên được xếp từ thứ nhất đến 60 (bao gồm đồng vị trí 60) được vào vòng hai. 45 vận động viên đứng đầu vòng hai 2, bao gồm đồng vị trí 45, bước vào vòng ba. 35 vận động viên đứng đầu vòng ba tiếp tục vào vòng 4, nhưng chỉ có tối đa ba vận động viên một đội (nên nếu một quốc gia có 4 vận động viên trong top 35, một trong số đó sẽ không được tranh huy chương).

Tại vòng bốn (vòng chung kết cá nhân A), mọi lỗi đều được xóa bỏ và bắt đầu tính từ không lỗi. Top 20 vận động viên vòng 4 sẽ vào vòng 5 (vòng chung kết cá nhân B), và thi đấu ở sân khác. Các lỗi ở vòng chung kết cá nhân A và B sẽ được cộng dồn để xác định huy chương.

Nội dung đồng đội sẽ thi đấu ba vòng để xác định huy chương. Được diễn ra đồng thời với nội dung cá nhân (các vận động viên thi đấu trên cùng một sân) nên các vận động viên của đội tuyển cũng tham dự luôn nội dung cá nhân. Vòng một là vòng 2 của nội dung cá nhân. Tám đội xếp đầu từ vòng một sẽ được vào vòng hai (cùng sân thi đấu với vòng 3 cá nhân). Điểm số của tám quốc gia là điểm cộng của vòng một và vòng hai, huy chương được trao dựa vào tổng điểm.[5]

Biểu diễn

sửa

Các đội được tạo ra bởi bốn vận động viên, tất cả đều cùng đồng thời tham dự nội dung cá nhân. Thêm vào đó, các quốc gia không có một đội đầy đủ thi sẽ tranh tài ở nội dung cá nhân.

Các vận động viên sẽ thi đấu ở vòng Grand Prix, nơi là vòng một của cả nội dung cá nhân và đồng đội. Sáu quốc gia đứng đầu (bao gồm cả đồng vị trí thứ 6) bước vào vòng Grand Prix Special, nơi diễn ra các cuộc đấu khắt khe hơn. Tổng điểm của ba vận động viên cao nhất mỗi đội ở cả Grand Prix và Special được sử dụng để quyết định huy chương, đội có điểm số cao nhất sẽ dành huy chương vàng.

Các vận động viên tranh tài ở Grand Prix (vòng một của nội dung cá hnân) phải thi đấu tiếp Grand Prix Special (vòng hai của nội dung cá nhân) nếu đội của họ trong top 6 (24 vận động viên tất cả). Thêm vào đó, top 8 vận động viên không vượt qua với đội sẽ vào vòng Special dành cho nội dung cá nhân. Top 18 vận động viên từ vòng Special sẽ tới vòng ba cá nhân, tự do. Tuy nhiên, không quá ba thành viên một đội được vào. Mỗi vận động viên tự biểu diễn theo phong cách tự do, phải theo nhạc và một vài động tác bắt buộc. Các vận động viên có thể một bài thi để sức mạnh với ngựa của họ, cũng như các động tác khó hơn so với trong yêu cầu của Grand Prix hay Special để tăng điểm số. Kết quả được xóa bỏ ở hai vòng đầu tiên, nội dung cá nhân tính theo điểm ở bài thi tự do.[6]

Mã thuật tổng hợp

sửa

Nội dung đồng đội và cá nhân được diễn ra đồng thời. Các vận động viên sẽ tham dự một vòng biểu diễn, một vòng băng đồng và một vòng nhảy ngựa. Nội dung đồng đội được tính bằng cách cộng điểm của cả ba nội dung, ở mỗi nội dung sẽ tính điểm của ba người có điểm số tốt nhất trong tổng số tối đa năm vận động viên của một quốc gia, đội nào có điểm phạt ít nhất sẽ giành huy chương vàng. Top 25 vận động viên cá nhân sau vòng nhảy ngựa một sẽ tiếp tục vòng nhảy ngựa 2, với tối đa 3 vận động viên một quốc gia. Do đó, ở nội dung cá nhân sẽ có một biểu diễn, một vòng băng đồng và hai vòng nhảy ngựa.[7]

Huy chương

sửa

Bảng xếp hạng

sửa
1   Đức 2 2 2 6
2   Anh Quốc 2 1 0 3
3   Pháp 2 1 0 3
4   Hoa Kỳ 0 1 2 3
5   Thụy Điển 0 1 0 1
6   Úc 0 0 1 1
  Canada 0 0 1 1
Tổng 6 6 6 18

Danh sách huy chương

sửa
Nội dung Vàng Bạc Đồng
Biểu diễn cá nhân
chi tiết
Charlotte Dujardin trên Valegro
  Anh Quốc
Isabell Werth trên Weihegold Old
  Đức
Kristina Bröring-Sprehe trên Desperados FRH
  Đức
Biểu diễn đồng đội
chi tiết
  Đức (GER)
Sönke Rothenberger trên Cosmo
Dorothee Schneider trên Showtime FRH
Kristina Bröring-Sprehe trên Desperados FRH
Isabell Werth trên Weihegold Old
  Anh Quốc (GBR)
Spencer Wilton trên Super Nova II
Fiona Bigwood trên Orthilia
Carl Hester trên Nip Tuck
Charlotte Dujardin trên Valegro
  Hoa Kỳ (USA)
Allison Brock trên Rosevelt
Kasey Perry-Glass trên Dublet
Steffen Peters trên Legolas 92
Laura Graves trên Verdades
Mã thuật tổng hợp cá nhân
chi tiết
Michael Jung
trên Sam FBW
  Đức
Astier Nicolas
trên Piaf de B'Neville
  Pháp
Phillip Dutton
trên Mighty Nice
  Hoa Kỳ
Mã thuật tổng hợp đồng đội
chi tiết
  Pháp (FRA)
Karim Laghouag trên Entebbe
Thibaut Vallette trên Qing du Briot
Mathieu Lemoine trên Bart L
Astier Nicolas trên Piaf de B'Neville
  Đức (GER)
Julia Krajewski trên Samourai du Thot
Sandra Auffarth trên Opgun Louvo
Ingrid Klimke trên Hale-Bob Old
Michael Jung trên Sam FBW
  Úc (AUS)
Shane Rose trên CP Qualified
Stuart Tinney trên Pluto Mio
Sam Griffiths trên Paulank Brockagh
Chris Burton trên Santano II
Nhảy ngựa cá nhân
chi tiết
Nick Skelton
  Anh Quốc
Peder Fredricson
  Thụy Điển
Eric Lamaze
  Canada
Nhảy ngựa đồng đội
chi tiết
  Pháp (FRA)
Philippe Rozier trên Rahotep de Toscane
Kevin Staut trên Reveur de Hurtebise
Roger-Yves Bost trên Sydney une Prince
Pénélope Leprevost trên Flora de Mariposa
  Hoa Kỳ (USA)
Kent Farrington trên Voyeur
Lucy Davis trên Barron
McLain Ward trên Azur
Elizabeth Madden trên Cortes'C'
  Đức (GER)
Christian Ahlmann trên Taloubet Z
Meredith Michaels-Beerbaum trên Fibonacci
Daniel Deusser trên First Class
Ludger Beerbaum trên Casello

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Qualification System: Rio 2016 – Equestrian (Dressage)” (PDF). FEI. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ “Qualification System: Rio 2016 – Equestrian (Jumping)” (PDF). FEI. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “Qualification System: Rio 2016 – Equestrian (Eventing)” (PDF). FEI. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ “Six nations make Olympic and Paralympic débuts at Rio 2016 equestrian events”. FEI. ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “Rio 2016: Equestrian Jumping”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2014.
  6. ^ “Rio 2016: Equestrian Dressage”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2014.
  7. ^ “Rio 2016: Equestrian Eventing”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2014.

Bản mẫu:Cưỡi ngựa tại Thế vận hội Mùa hè