Công quốc Holesten (tiếng Latinh: Ducatus Holsatiæ[2], tiếng Đan Mạch: Hertugdømmet Holesten, tiếng Đức: Herzogtum Holstein) là một lãnh địa công tước của Thánh chế La Mã tồn tại từ 1474 tới 1866.

Công quốc Holesten
Tên bản ngữ
1474–1866
Quốc kì[1] Holesten
Quốc kì[1]
Quốc huy Holesten
Quốc huy
Cương vực năm 1789.
Cương vực năm 1789.
Tổng quan
Vị thế
Thủ đôLykstad
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Latin, tiếng Đan Mạch, tiếng Đức, tiếng Celt
Tôn giáo chính
Lutheran
Chính trị
Chính phủPhong kiến lĩnh địa
Công tước 
• 1474–1481
Christian I (first)
• 1863–1864
Christian IX (last)
Lịch sử
Thời kỳTrung đại Âu châu
05 tháng 03 năm 1460
• Thành lập
14 tháng 02 1474
01 tháng 02 1864
30 tháng 10 1866
Kinh tế
Đơn vị tiền tệRigsdaler
Tiền thân
Kế tục
Holsatia
Schleswig-Holstein

Lịch sử

sửa

Vào giai đoạn trung kì trung đại, vùng cực Bắc Đế quốc Carolus được gọi tạm trong các khẩu ngữ là Holsatia, Holsatiens, Holesten, Olsten, Olustenus... mà ngày nay giới nghiên cứu chưa rõ nghĩa.

Holsatia

Vào năm 811, sông Elbe được công nhận là biên giới tự nhiên theo thỏa ước giữa Charlemagne đại đế và vua Hemming (thủ lĩnh bộ lạc Sachsen tiền thân vương quốc Đan Mạch trung đại), trong đó hạ lưu phía tả ngạn chính là Holsatia. Tuy nhiên, cho tới trung đại hậu kì, vùng này được định danh chính thức là quận Holstein, nằm ở nơi giao thoa ảnh hưởng giữa liên minh DannoCông quốc Sachsen.

Nhờ vị thế giao thoa nên Holstein rõ ràng hấp thụ một nền văn hóa đa dạng và hầu như là lối ra đại dương của Thánh chế La Mã.

Holesten

Vào năm 1474, theo thỏa ước phân ranh giữa liên bang Danno (lúc này sáp nhập thêm Thụy Điển) và vương quốc Đức, người Đức phải từ bỏ ý định xâm nhập quận Slesvig, đồng thời Slesvig được tái tổ chức thành công quốc, vẫn thuộc liên bang Danno. Còn quận Holstein cũng được nâng lên công quốc, chính thức được "tặng" (trong thực tế là từ bỏ chủ quyền) cho vương quốc Đức để đổi lấy nhượng quyền thương mại của dòng kị sĩ Teuton ở lưu vực Baltik.

Tuy nhiên, vua Christian Đệ Nhất vẫn được công nhận là nhà cai trị duy nhất của công quốc này theo hình thức thái ấp và quyền hạn chỉ kết thúc khi nòi giống trực hệ của vị vua này không còn. Trong khoảng 4 thế kỷ tiếp sau, Holesten vẫn thuần túy là lĩnh địa thuộc vương quốc Đan Mạch, nhưng trào lưu di cư từ đại lục đã khiến khu vực này có thêm lượng lớn dân nói tiếng Đức và ngày càng chiếm vị thế trọng yếu trong chính quyền địa phương.

Năm 1640, dòng dõi Christian Đệ Nhất chính thức tuyệt tự, nhưng lúc này tình hình chính trị khu vực Bắc Đức khá ảm đạm Holesten vẫn được coi là lĩnh thổ chưa sáp nhập của Đan Mạch.

Năm 1713, trong thời kì Đại chiến Bắc Âu, lĩnh địa công tước Slesvig thuộc gia tộc Schleswig-Holstein-Gottorp gồm cả Schloss Gottorf bị lực lượng Đan Mạch chiếm đóng. Tới năm 1720, theo hiệp ước Frederiksborg, toàn bộ khu vực Slesvig được nhượng hoàn toàn cho Đan Mạch (hạ từng công quốc xuống tiểu bang).

Vào năm 1773, Slesvig và Holesten được hợp nhất thành một bang trực thuộc vương quốc Đan Mạch, đứng đầu là một vị tổng đốc do vương thất đề cử.

Holstein

Năm 1806, Thánh chế La Mã giải thể, cả vương quốc Đan Mạchvương quốc Đức đều được độc lập. Nhân cơ hội ấy, công quốc Holstein tuyên bố chủ quyền, hay đúng hơn là cải danh từ Holesten thành Holstein, chính thức từ bỏ tiếng Đan Mạch để dùng tiếng Đức.

Theo công nghị Wien năm 1814-5, Holstein tự nguyện gia nhập bang liên Đức. Điều này gây nên tranh cãi chủ quyền giữa Đan MạchĐức (sau đó là Phổ). Hai bên liên tục trao công hàm đả kích nhau, sau đó gây nên hai cuộc xung đột quân sự hạn chế (1864, 1866) nhằm giành thế thượng phong.

Tại hòa ước Praha (1866), nước Phổ đại thắng. Theo đạo dụ ngày 24 tháng 12 cùng năm của đương kim hoàng đế Phổ, hai lĩnh địa Slesvig và Holesten được hợp nhất thành tỉnh Schleswig-Holstein trực thuộc đế quốc Phổ. Sự kiện này được coi như kết thúc 5 thế kỷ độc lập của công quốc Holesten, đồng thời chuyển sang lịch sử thống nhất của tiểu bang Schleswig-Holstein.

Trong thời kì quân quản Đức sau Đệ nhị thế chiến (1945 - 1949), khu vực Schleswig-Holstein tạm thời ở hình thức bán độc lập để chuẩn bị tiến tới thống nhất thành Liên bang Đức ngày nay.

Quốc chủ

sửa
 
Tranh miêu tả việc Christian VII thống nhất các gia tộc nhà Holesten, do Nicolai Abildgaard vẽ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Schleswig-Holstein Lưu trữ 2012-08-17 tại Wayback Machine at Flags of the World
  2. ^ Ducatus Holsatiae Nova Tabula
  3. ^ a b Dietrich Hermann Hegewisch, Schleswigs und Holsteins Geschichte unter dem Könige Christian IV und den Herzogen Friedrich II, Philipp, Johann Adolf und Friedrich III oder von 1588 bis 1648, Kiel: Neue Academische Buchhandlung, 1801, (=Wilhelm Ernst Christiani's Königlich-Dänischen wirklichen Justizraths und ordentlichen Professors der Weltweisheit, Beredsamkeit und Geschichte auf der Königl. Christian-Albrechts-Universität zu Kiel, Geschichte der Herzogthümer Schleswig und Holstein unter dem Oldenburgischen Hause; part 3), p. XIV.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa