Công quốc Braunschweig

(Đổi hướng từ Công quốc Brunswick)

Công quốc Braunschweig (tiếng Đức: Herzogtum Braunschweig; tiếng Anh: Duchy of Brunswick), là một nhà nước trong lịch sử của Đức, tên của công quốc được đặt theo kinh đô và đô thị lớn nhất của nó là Braunschweig (Braunschweig). Tại Đại hội Viên năm 1815, Công quốc Braunschweig được thành lập như là một nhà nước kế thừa của Công quốc Braunschweig-Wolfenbüttel. Vị công tước đầu tiên của nhà nước này là Frederick William thuộc Nhà Braunschweig-Bevern. Trong thế kỷ XIX, công quốc lần lược trở thành một phần của Bang liên Đức, Bang liên Bắc Đức và cuối cùng, vào năm 1871 nó gia nhập và trở thành một nhà nước của Đế quốc Đức, được cai trị bởi Nhà Hohenzollern.

Công quốc Braunschweig
Tên bản ngữ
1815–1918
Top: Flag (1815–1830) Bottom: Flag (1830–1918) Braunschweig
Top: Flag (1815–1830)
Bottom: Flag (1830–1918)
Quốc huy Braunschweig
Quốc huy
Công quốc Braunschweig trong Đế quốc Đức
Tổng quan
Vị thếMột phần của Bang liên Đức, the Liên bang Bắc Đức, và Đế quốc Đức
Thủ đô Braunschweig
Ngôn ngữ thông dụng
Tôn giáo chính
Nhà thờ Tin lành Lutheran ở Braunschweig
Chính trị
Chính phủQuân chủ lập hiến
Công tước 
• 1813–15 (đầu tiên)
Frederick William
• 1913–18 (cuối cùng)
Ernst August
Lập phápLandesversammlung
Lịch sử
Thời kỳModern era
1815
8 tháng 11 1918
Địa lý
Diện tích 
• 1910[1]
3.672 km2
(1.418 mi2)
Dân số 
• 1910[1]
494,339
Kinh tế
Đơn vị tiền tệThaler 1842–1856
vereinsthaler 1858–1871
Goldmark 1873–1914
Papiermark 1914–1918
Tiền thân
Kế tục
Thân vương quốc Brunswick-Wolfenbüttel
Bang Braunschweig tự do
Hiện nay là một phần củaĐức Đức

Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Công quốc Braunschweig bị giải thể, nó trở thành một phần của Cộng hòa Weimar với tên gọi mới là Bang Braunschweig tự do. Vị công tước cuối cùng của nó là Ernst August thuộc Vương tộc Hannover.

Lịch sử

sửa

Danh hiệu "Công tước của Braunschweig và Lüneburg" (tiếng Đức: Herzog zu Braunschweig und Lüneburg) được thành lập vào năm 1235, và nắm giữ bởi các thành viên của Nhà Welf (Guelph) cai trị một số vùng lãnh thổ nhỏ ở Tây Bắc nước Đức hiện nay. Nhà nước này không có tính thống nhất, không chặt chẽ như một nhà nước nhất thể hiện đại. Khi một số con trai của một Công tước tranh giành quyền lực, các vùng đất thường bị phân chia, tuy nhiên tất những nhân vật nắm quyền lực tại các lãnh thổ chia nhỏ này đều được nhận tước hiệu Công tước của Braunschweig-Lüneburg; khi một nhánh của gia tộc bị mất quyền lực hoặc bị tuyệt tự, các vùng đất được phân bổ lại cho các thành viên còn sống của gia tộc; các công tước cũng có thể trao đổi lãnh thổ. Yếu tố thống nhất của tất cả các lãnh thổ này là chúng được cai trị bởi con cháu của Công tước Otto I (cai trị 1235–1252).

Sau nhiều lần phân chia ban đầu, Braunschweig-Lüneburg tái thống nhất dưới thời Công tước Magnus II (mất năm 1373). Sau khi ông qua đời, ba người con trai của ông đã cùng nhau cai trị Công quốc. Người anh trai Frederick I, Công tước Braunschweig-Lüneburg bị sát hại vào năm 1400, anh em Bernard và Henry chia lại đất đai, Henry nhận lãnh thổ của Wolfenbüttel.

Thư mục

sửa
  • Richard Andree: Braunschweiger Volkskunde. 2nd edition. Vieweg, Braunschweig 1901.
  • F. Fuhse (ed.): Vaterländische Geschichten und Denkwürdigkeiten der Lande Braunschweig und Hannover, Band 1: Braunschweig. 3rd edition. Appelhans Verlag, Braunschweig 1925.
  • Hermann Guthe: Die Lande Braunschweig und Hannover. Mit Rücksicht auf die Nachbargebiete geographisch dargestellt. Klindworth's Verlag, Hannover 1867.
  • Otto Hohnstein: Geschichte des Herzogtums Braunschweig. F. Bartels, Braunschweig 1908.
  • Horst-Rüdiger Jarck, Gerhard Schildt (eds.): Die Braunschweigische Landesgeschichte. Jahrtausendrückblick einer Region. 2nd edition. Appelhans Verlag, Braunschweig 2001, ISBN 3-930292-28-9.
  • Jörg Leuschner, Karl Heinrich Kaufhold, Claudia Märtl (eds.): Die Wirtschafts- und Sozialgeschichte des Braunschweigischen Landes vom Mittelalter bis zur Gegenwart. 3 vols. Georg Olms Verlag, Hildesheim 2008, ISBN 978-3-487-13599-1.
  • Richard Moderhack (ed.): Braunschweigische Landesgeschichte im Überblick. 3rd edition, Braunschweigischer Geschichtsverein, Braunschweig 1979.
  • E. Oppermann: Landeskunde des Herzogtums Braunschweig. Geschichte und Geographie. E. Appelhans, Braunschweig 1911.
  • Werner Pöls, Klaus Erich Pollmann (eds.): Moderne Braunschweigische Geschichte. Georg Olms Verlag, Hildesheim 1982, ISBN 3-487-07316-1.
  • Henning Steinführer, Gerd Biegel (eds.): 1913 – Braunschweig zwischen Monarchie und Moderne. Appelhans Verlag, Braunschweig 2015, ISBN 978-3-944939-12-4.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa