Quán Đào Công chúa

(Đổi hướng từ Công chúa Quán Đào)

Quán Đào công chúa (chữ Hán: 馆陶公主, ? - 116 TCN), húy Lưu Phiêu (劉嫖), còn được gọi Đậu Thái chủ (竇太主), là một Hoàng nữ và là Công chúa nhà Hán. Bà là con gái trưởng của Hán Văn Đế Lưu Hằng và Đậu Hoàng hậu. Xét vai vế gia tộc, bà là chị của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, cô ruột của Hán Vũ Đế Lưu Triệt và là mẹ của Trần A Kiều - Hoàng hậu đầu tiên của Vũ Đế.

Lưu Phiêu
劉嫖
Trưởng công chúa nhà Hán
Đậu Thái chủ
Thông tin chung
An tángBá lăng (霸陵)
Phu quânĐường Ấp hầu Trần Ngọ
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Lưu Phiêu
(劉嫖)
Tước hiệu[Quán Đào công chúa;
馆陶公主]
[Đường Ấp Trưởng công chúa; 堂邑長公主]
[Đậu Thái chủ; 竇太主]
Thân phụHán Văn Đế
Thân mẫuĐậu Hoàng hậu

Thông qua cuộc hôn nhân của con gái, Quán Đào công chúa có vai trò quan trọng trong việc lên ngôi của Hán Vũ Đế. Khi đó, Cảnh Đế dưới tác động của bà đã phế truất Thái tử Lưu Vinh và lập Lưu Triệt lên thay.

Cuộc đời

sửa

Thân thế và thời trẻ

sửa

Công chúa là con gái cả của Hán Văn Đế Lưu Hằng. Mẹ bà là Đậu Hoàng hậu, người Quan Tân, quận Thanh Hà (nay là khu vực huyện Vũ Ấp, thành phố Hành Thủy thuộc Hà Bắc, Trung Quốc). Khi đó, Lưu Hằng còn làm Chư hầu vương ở nước Đại. Đậu thị là thiếp của ông, sinh ra con gái trưởng, đặt tên Lưu Phiêu. Không lâu sau, Đậu thị sinh thêm hai con trai là Lưu Khải (sau là Hán Cảnh Đế) và Lưu Vũ.

Đến năm 180 TCN, Lưu Hằng về Trường An để lên ngôi Hoàng đế. Vương hậu của ông khi này đã qua đời, các con trai do Vương hậu sinh cũng mất sớm nên em trai Lưu Phiêu là Lưu Khải được lập Hoàng thái tử. Đậu thị "mẹ quý nhờ con" nên trở thành Hoàng hậu. Lưu Phiêu là con gái lớn nhất của Văn Đế nên được phong Trưởng công chúa, đất phong ở huyện Quán Đào, từ đó gọi là [Quán Đào công chúa; 馆陶公主]. Một em trai khác là Lưu Vũ được phong làm Lương vương[1][2].

Đến tuổi trưởng thành, Quán Đào công chúa thành hôn với Đường Ấp hầu Trần Ngọ (陳午)[3] nên bà còn được gọi là [Đường Ấp Trưởng công chúa; 堂邑長公主]. Nhà họ Trần thuộc dòng dõi công thần, vào năm Hán Ván Đế thứ 3 (177 TCN) Trần Ngọ trở thành Đường Ấp hầu thứ ba của dòng họ này, ước chừng đây là khoảng thời gian Công chúa được gả cho ông[4]. Bà sinh hai con trai là Đường Ấp hầu Trần Tu (陳鬚), Long Lự hầu Trần Kiểu (陳蟜) và một con gái duy nhất là Trần A Kiều (陳阿嬌), gọi tắt là Trần Kiều.

Định hôn cho con gái

sửa

Năm Hán Văn Đế Hậu Nguyên thứ 7 (157 TCN), Hán Văn Đế băng hà. Thái tử Lưu Khải lên nối ngôi, tức là Hán Cảnh Đế.

Bấy giờ, với tư cách là chị của Hoàng đế và sự dung túng của mẹ là Đậu Thái hậu, thế lực của Quán Đào công chúa ngày một lớn, bà thường tự do ra vào hậu cung, giữ quan hệ mật thiết với Hán Cảnh Đế, thường xuyên dâng tặng mỹ nữ khiến Lịch Cơ - sủng phi của ông ghi hận. Sau khi Bạc Hoàng hậu bị phế, Cảnh Đế lập trưởng tử Lưu Vinh, con trai Lịch Cơ làm Hoàng thái tử[5]. Quán Đào muốn con mình làm Hoàng hậu tương lai nên ngỏ ý gả con cho Lưu Vinh[6][7], kết quả bị Lịch Cơ cự tuyệt thô bạo khiến bà oán hận[8].

Nhân dịp đó, Vương phu nhân - phi tần khác của Hán Cảnh Đế âm mưu giành ngôi Thái tử cho con là Giao Đông vương Lưu Triệt, nên đã chấp nhận lời nghị hôn của Công chúa[9]. Công chúa bắt đầu liên thủ với Vương phu nhân, nói tốt Lưu Triệt trước mặt Cảnh Đế, gièm pha Lịch Cơ khiến ông không hài lòng. Vương phu nhân và Công chúa bí mật sai đại thần dâng tấu thỉnh lập Lịch Cơ làm Kế Hoàng hậu. Hán Cảnh Đế đang chán ghét Lịch Cơ, cho rằng Lịch Cơ cấu kết triều thần nên ra chiếu phế truất Thái tử, Lịch Cơ phẫn uất tự sát[10][11]. Năm Hán Cảnh Đế Tiền Nguyên thứ 7 (150 TCN), Hán Cảnh Đế phong Vương phu nhân làm Hoàng hậu, Lưu Triệt làm Thái tử, Trần Kiều trở thành Thái tử phi.

Câu chuyện này được tiểu thuyết Hán Võ cố sự phóng tác hết sức chi tiết. Nguyên văn:

Câu chuyện này về sau rất nổi tiếng trong văn hóa Trung Quốc, dưới cái tên Kim ốc tàng Kiều (金屋藏嬌), nghĩa là "Nhà vàng cất người đẹp". Câu chuyện nổi tiếng đến mức gần như trở thành chính sử.

Hãm hại họ Vệ

sửa

Năm Hậu Nguyên thứ 3 (141 TCN), Hán Cảnh Đế băng hà. Thái tử Lưu Triệt lên ngôi, tức Hán Vũ Đế. Trần Kiều được sách lập Hoàng hậu[12][13][14]. Thời gian này, Quán Đào công chúa được gọi là Đại Trưởng công chúa (大長公主)[15] hoặc Đậu Thái chủ (竇太主)[16]. Nguyên nhân gọi bà là ["Đậu Thái chủ"] vì cách xưng phổ biến thời Hán là gọi ai đó theo họ mẹ. Mẹ của Thái chúa là Đậu Thái hoàng thái hậu, vì thế phát sinh ra lệ này.

Ban đầu tình cảm Đế-Hậu rất đỗi tốt đẹp. Hán Vũ Đế thường xuyên tới cung của Trần Hoàng hậu mỗi khi tan triều và dành thời gian bên bà. Về sau, Trần Hoàng hậu không sinh được con nên bị thất sủng[17]. Thế nhưng nhiều sử gia cho rằng Vũ Đế Lưu Triệt xem trọng Trần hậu chỉ vì cả nể Quán Đào công chúa, người có công lớn trong việc phò trợ ông đăng cơ nên ông đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Sử sách ghi nhận Trần Kiều được nuông chiều từ bé nên tính nết ương ngạnh, cậy Đậu Thái hoàng thái hậu sủng ái, lại có mẹ từng lập đại công nên hống hách với cả Vũ Đế, không cho ông gần gũi phi tần. Bấy giờ, Thái úy Vũ An hầu đồn rằng Hoàng đế vô tự thì ngôi Hoàng đế về sau sẽ thuộc về Hoài Nam vương[18].

Năm Kiến Nguyên thứ 2 (139 TCN), Vũ Đế ghé thăm phủ Bình Dương công chúa, gặp Vệ Tử Phu, nhạc nữ ở Bình Dương phủ. Say mê vẻ đẹp của nàng, Vũ Đế lập tức sủng hạnh, sáng hôm sau ban thưởng Công chúa 1,000 cân vàng rồi mang nàng về cung[19]. Tuy vậy, chỉ trong thời gian ngắn Vũ Đế vô tình quên mất Tử Phu, để nàng sống chen chúc trong hậu cung hơn nghìn người mà không một lần triệu hạnh[20][21][22]. Một năm sau, Tử Phu nghĩ mình không còn cơ hội hầu hạ Vũ Đế nên cũng xin viên hoạn quan ghi tên vào danh sách cung nữ già xuất cung. Trước khi đi, hoạn quan đưa toàn bộ cung nữ đến cho Vũ Đế xem mặt lần cuối. Trông thấy Vũ Đế, Tử Phu liền bật khóc[23]. Hán Vũ Đế nhớ lại người đẹp mình đã gặp và sủng ái tại Bình Dương phủ, bèn dắt tay đưa về cung. Tử Phu phục sủng và nhanh chóng mang thai[24] khiến Quán Đào công chúa lo sợ cho địa vị của con mình, bèn lập mưu trừ khử. Do em trai Tử Phu là Vệ Thanh được Vũ Đế tuyển vào cung làm việc ở Kiến Chương điện, Quán Đào công chúa nhân cơ hội nhốt Vệ Thanh vào ngục, toan xử tử. May sao có người bạn của Vệ Thanh là Công Tôn Ngao (公孙敖) cùng các tráng sĩ xông vào cứu, Vệ Thanh mới thoát chết[25]. Tử Phu khóc lóc kêu oan với Vũ Đế, Vũ Đế liền thăng Vệ Thanh làm Thị trung, không lâu sau lại được thăng làm Đại trung đại phu, đồng thời ban hôn, ban thưởng cho toàn gia tộc họ Vệ.

Vũ Đế chuyên sủng Vệ Tử Phu, tấn phong làm Phu nhân, địa vị chỉ thua Hoàng hậu. Tuy Trần Hoàng hậu vẫn có Đậu Thái hoàng thái hậu để dựa vào, nhưng quan hệ Đế-Hậu đã không thể cứu vãn sau chuyện của Vệ Thanh, bên cạnh đó Trần hậu mãi không có con trong khi Vệ Phu nhân đã sinh 3 con gái[26]. Trần hậu ghen tức hạ độc thì bị Vũ Đế phát giác, ông nảy sinh ý định phế hậu để lập Vệ Tử Phu lên thay[26]. Nghe vậy, Quán Đào công chúa oán thán với Bình Dương công chúa rằng:「"Hoàng đế không có ta thì làm sao được lập, nay lại vứt bỏ đi con gái ta, khác nào bội bạc?!"」, Bình Dương công chúa đáp:「"Dùng lý do không con, có thể phế"」.

Năm Nguyên Quang thứ 5 (130 TCN), có người tố giác Trần Hoàng hậu triệu người đồng cốt Sở Phục (楚服) vào cung, sử dụng tà thuật Vu cổ để mê hoặc Hoàng đế, giúp bà chóng mang thai, đồng thời nguyền rủa Vệ phu nhân. Có tin đồn cả hai phát sinh quan hệ đồng tính luyến ái[27]. Vũ Đế tức giận, giao cho Trương Thang điều tra, không lâu sau chứng thực và lập tức định tội Hoàng hậu[28]. Khi này Đậu Thái hoàng thái hậu đã mất, Vũ Đế không còn kiêng nể mẹ con Trần Hoàng hậu nên ra chiếu phế truất Trần thị, đày vào Trường Môn cung (長門宮) với lý do:「"Hoàng hậu không con, lại vướng vào việc Vu hoặc, không thể thừa Thiên mệnh. Nay tịch thu ấn, bãi cư Trường Môn cung"」. Sở Phục và hơn 300 người bị xử tử[29]. Sau đó, Vệ phu nhân được Vũ Đế lập làm Kế hậu[30].

Thành hôn với con nuôi

sửa

Năm Nguyên Quang thứ 6 (129 TCN), chồng Quán Đào là Đường Ấp hầu Trần Ngọ qua đời. Do lúc đó bà đã hơn 50 tuổi[31][32], không thể tái giá và phải làm góa phụ. Tuy nhiên, bà lại yêu quý mĩ nam là Đổng Yển (董偃).

Nguyên gia đình họ Đổng vốn chuyên làm nghề chế tác châu báu nên từ nhỏ Đổng Yển đã theo mẹ ruột của mình lần lượt tìm tới các nhà quý tộc đại vương để bán các những đồ châu báu do nhà mình làm ra. Một lần Quán Đào công chúa gặp được Đổng Yển, thấy sắc đẹp của anh ta nên rất thèm muốn bèn cho vào làm con nuôi kiêm tình nhân.

Do có sự sủng ái của Quán Đào, Đổng Yển gây dựng được thế lực lớn, đi đâu cũng mang theo tùy tùng trong phủ Quán Đào, nên người đương thời phải sợ, gọi là [Đổng Quân; 董君]. Đổng Yển muốn lấy lòng Hán Vũ Đế, bèn nghe theo lời người An Lăng là Viên Thúc (爰叔) về khuyên Quán Đào tặng Trường Môn viên thuộc sở hữu của mình cho Vũ Đế và bà đã bằng lòng[33]. Vũ Đế biết chuyện cực kì vui mừng, khen ngợi bà và ra lệnh đổi Trường Môn viên làm Trường Môn cung, từ đó thái độ của Vũ Đế đối với bà cũng tốt hơn. Một lần bà bị bệnh, Vũ Đế thân hành đến thăm hỏi, Công chúa bèn đề nghị sẽ lấy Đổng Yển. Tuy việc lấy con nuôi làm chồng là trái với nghi lễ, nhưng do nể tình cô mẫu nên Vũ Đế đành thuận cho bà xuất giá. Từ đó Đổng Yển trở thành ông chủ trong phủ của Quán Đào công chúa[34]. Đổng Yển cũng tìm cách lấy lòng Vũ Đế và được ông yêu thích, có ý muốn phong làm quan. Một hôm, Vũ Đế thiết yến mời vợ chồng Quán Đào công chúa tới dự. Trong buổi tiệc, đại thần Đông Phương Sóc muốn can ngăn Vũ Đế, đã kể ba tội lớn của Đổng Yển trước mặt Vũ Đế: tư thông với công chúa, chưa kết hôn lại sống chung, dụ dỗ vua ăn chơi. Vũ Đế cho là phải và không còn tin tưởng Đổng Yển nữa[31]. Đổng Yển uất ức sinh bệnh và qua đời khi chỉ mới khoảng 30 tuổi.

Năm Nguyên Đỉnh nguyên niên (116 TCN), Quán Đào công chúa lâm trọng bệnh. Trước khi chết, bà yêu cầu con cháu phải chôn mình cùng nơi với Đổng Yển thay vì người chồng trước là Đường Ấp hầu. Không bao lâu sau bà qua đời, thọ hơn 70 tuổi, cùng Đổng Yển hợp táng vào Bá lăng (霸陵). Việc Quán Đào công chúa cùng Đổng Yển được xem là trường hợp Quý nhân công chúa hoàng tộc "vượt rào" đầu tiên trong lịch sử.

Sau lễ tang của Quán Đào công chúa, hai người con trai của bà là Đường Ấp hầu Trần Tu và Long Lư hầu Trần Kiểu do tranh giành tài sản dẫn đến phạm pháp nên đều bị tước bỏ tước vị. Trần Tu sợ hãi bèn tự sát[35].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ 《史记·外戚世家》:立窦姬为皇后,女嫖为长公主。
  2. ^ 《汉书·外戚传上》:窦姬为皇后,女为馆陶长公主。
  3. ^ Sử ký, Hán Hưng dĩ lai chư hầu vương niên biểu
  4. ^ 《史记 卷十八 十表·汉兴以来诸侯王年表》
  5. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 59: Ngũ tông thế gia”.
  6. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 59: Ngũ tông thế gia”.
  7. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 53: Cảnh thập tam vương truyện”.
  8. ^ 史記·外戚世家》“立荣为太子。长公主嫖有女,欲予为妃。栗姬妒,而景帝诸美人皆因长公主见景帝,得贵幸,皆过栗姬,栗姬日怨怒,谢长公主,不许。长公主欲予王夫人,王夫人许之。长公主怒,而日谗栗姬短於景帝曰:“栗姬与诸贵夫人幸姬会,常使侍者祝唾其背,挟邪媚道。”景帝以故望之。景帝尝体不安,心不乐,属诸子为王者于栗姬,曰:“百岁后,善视之。”栗姬怒,不肯应,言不逊。景帝恚,心嗛之而未发也。长公主日誉王夫人男之美,景帝亦贤之,又有曩者所梦日符,计未有所定。王夫人知帝望栗姬,因怒未解,阴使人趣大臣立栗姬为皇后。大行奏事毕,曰:“‘子以母贵,母以子贵’,今太子母无号,宜立为皇后。”景帝怒曰:“是而所宜言邪!”遂案诛大行,而废太子为临江王。栗姬愈恚恨,不得见,以忧死。卒立王夫人为皇后,其男为太子,封皇后兄信为盖侯。
  9. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 49: Ngoại thích thế gia”.
  10. ^ Sử ký, Hiếu Vũ bản kỉ
  11. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:王夫人知帝望栗姬,因怒未解,阴使人趣大臣立栗姬为皇后。大行奏事毕,曰:“‘子以母贵,母以子贵’,今太子母无号,宜立为皇后。”景帝怒曰:“是而所宜言邪!”遂案诛大行,而废太子为临江王。
  12. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 12: Hiếu Vũ bản kỉ”.
  13. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 6: Vũ Đế kỉ”.
  14. ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 17”.
  15. ^ 《漢書 卷五十五 衞青霍去病傳 第二十五》皇后,大長公主女也,無子,妒。大長公主聞衛子夫幸,有身,妒之,乃使人捕青。
  16. ^ 《漢書 卷六十五 東方朔傳 第三十五》: 初,帝姑館陶公主號竇太主,堂邑侯陳午尚之。
  17. ^ 《史记 淮南衡山列传第五十八》及建元二年,淮南王入朝。素善武安侯,武安侯时为太尉,乃逆王霸上,与王语曰:“方今上无太子,大王亲高皇帝孙,行仁义,天下莫不闻。即宫车一日晏驾,非大王当谁立者!”
  18. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 118: Hoài Nam Hành Sơn liệt truyện”.
  19. ^ 司马迁《史记 外戚世家》载:是日,武帝起更衣,子夫侍尚衣轩中,得幸。上还坐,驩甚。赐平阳主金千斤。主因奏子夫奉送入宫。子夫上车,平阳主拊其背曰:“行矣,彊饭,勉之!即贵,无相忘。”
  20. ^ Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 298
  21. ^ Hướng Tư, sách đã dẫn, tr 143
  22. ^ 司马迁《史记·外戚世家》载:“入宫岁馀,竟不复幸。”
  23. ^ 班固《汉书 景帝纪》载:甲子,帝崩于未央宫。遗诏赐诸侯王、列侯马二驷,吏二千石黄金二斤,吏民户百钱。出宫人归其家,复终身。
  24. ^ 司马迁《史记·外戚世家》载:“入宫岁馀,竟不复幸。武帝择宫人不中用者,斥出归之。卫子夫得见,涕泣请出。上怜之,复幸,遂有身,尊宠日隆。”
  25. ^ 司马迁《史记·卫将军骠骑列传》载:“皇后,堂邑大长公主女也,无子,妒。大长公主闻卫子夫幸,有身,妒之,乃使人捕青。青时给事建章,未知名。大长公主执囚青,欲杀之。其友骑郎公孙敖与壮士往篡取之,以故得不死。”
  26. ^ a b 《史記·卷四十九·外戚世家》:陳皇后母大長公主,景帝姊也,數讓武帝姊平陽公主曰:「帝非我不得立,已而棄捐吾女,壹何不自喜而倍本乎!」平陽公主曰:「用無子故廢耳。」陳皇后求子,與醫錢凡九千萬,然竟無子。
  27. ^ 《史記·卷四十九·外戚世家》:陳皇后挾婦人媚道,其事頗覺,於是廢陳皇后。
  28. ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 18”.
  29. ^ 《漢書·外慼傳》:初,武帝得立為太子,長主有力,取主女為妃。及帝即位,立為皇后,擅寵驕貴,十餘年而無子,聞衛子伕得倖,幾死者數焉。上愈怒。后又挾婦人媚道,頗覺。元光五年,上遂窮治之,女子楚服等坐為皇后巫蠱祠祭祝詛,大逆無道,相連及誅者三百餘人,楚服梟首于市。使有司賜皇后策曰:「皇后失序,惑于巫祝,不可以承天命。其上璽綬,罷退居長門宮」。
  30. ^ 司马迁《史记·平津主父列传》载:“尊立卫皇后,及发燕王定国阴事,盖偃有功焉。”
  31. ^ a b Sử ký, Đông Phương Sóc liệt truyện
  32. ^ 《汉书 东方朔传》称此时刘嫖五十余岁,但是刘嫖最迟生于前188年。此时应为六十余岁。
  33. ^ 《汉书·东方朔传》:爰叔曰:“顾城庙远无宿宫,又有萩竹籍田,足下何不白主献长门园?此上所欲也。如是,上知计出于足下也,则安枕而卧,长无惨怛之忧。久之不然,上且请之,于足下何如?”
  34. ^ 《汉书 东方朔传》中称前129年后,寡居的公主刘嫖与董偃通姦,献长门园为武帝离宫,改称长门宫。《汉书 外戚传第六十七上》则记为之前一年(即前130年),武帝令被废黜的陈皇后退居长门宫。两者相互矛盾。
  35. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 19: Huệ Cảnh nhàn hầu giả niên biểu”.
  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên:
    • Hiếu Vũ bản kỷ
    • Đông Phương Sóc liệt truyện
    • Ngoại thích thế gia
    • Hán Hưng dĩ lai chư hầu vương niên biểu
  • Hán thư, thiên:
    • Cao Huệ Cao Hậu Văn công thần biểu