Còng là tên gọi thông dùng trong tiếng Việt, có thể dùng để chỉ một trong số 100 loài cua biển sống nửa trên cạn (semi-terrestrial), chủ yếu thuộc chi Uca. Là thành viên của họ Ocypodidae, còng là loài cua có quan hệ gần nhất với loài cua ma thuộc chi Ocypode. Toàn bộ nhóm cua này bao gồm những con cua có kích thước giữa con to nhất và bé nhất chỉ là 2,5 cm bề ngang. Loài cua này có thể được tìm thấy ở các bãi biển và các bãi bùn lầy thủy triều, đầm phá và đầm lầy. Còng được biết đến với đặc điểm cặp càng dị hình theo giới tính; cua đực có cặp hàng không đều với 1 càng lớn hơn rất nhiều càng kia, trong khi con cái có hai cặp càng đều nhau.

Còng
Khoảng thời gian hóa thạch: Early Miocene-recent[1]
Minuca minax
Minuca minax
Phân loại sinh họcSửa phân loại này
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Phân ngành: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Phân thứ bộ: Brachyura
Họ: Ocypodidae
Bao gồm

Giống các loài cua khác, còng thay vỏ khi lớn lên. Nếu chúng mất chân hoặc càng trong chu kỳ lớn, một cái chân hoặc càng mới sẽ được thay thế khi chúng lột xác. Nếu càng lớn bị mất, con đực sẽ phát triển càng lớn mới ở phía càng đối diện khi lột xác. Cua mới lột xác rất dễ bị tổn hại do chúng có vỏ mềm. Chúng sống ẩn dật cho đến khi cần lớp vỏ mới. Những con còng có nhịp sinh học cố định trong phòng thí nghiệm kiểm soát với bối cảnh bắt chước thủy triều xuống và dòng chảy của thủy triều. Chúng có màu tối vào ban ngày và màu sáng vào ban đêm.

Sinh thái học

sửa

Do dễ dàng được tìm thấy tại các khu rừng ngập mặn, trong các khu đầm lầy ngập mặn, và bãi cát hoặc bãi lầy ở biển của Tây Phi, Tây Đại Tây Dương, Đông Thái Bình Dương, và Ấn Độ - Thái Bình Dương, loài cua này dễ nhận ra bởi cặp càng không đều.

Còng giao tiếp bằng một chuỗi các động tác và cử chỉ vẫy tay; các con đực có càng quá khổ; được sử dụng khi đụng độ cho cuộc chiến theo nghi thức để dành được con cái và thể hiện ý định của chúng giữa các con cùng loài.

Càng nhỏ của con đực nhặt những mẩu cặn từ đất và đưa lên miệng để sàng, khiến cho còng là loài ăn bùn bã. Sau khi bất cứ thứ gì ăn được được tận dụng, có thể là tảo, vi khuẩn, nấm hoặc các mảnh vụn phân hủy khác, cặn này được thay thế dưới dạng một quả bóng nhỏ. Điều này tạo ra những quả bóng cặn bên cạnh những hốc thể hiện nơi ở của chúng.Nhiều chuyên gia tin rằng tập tính kiếm ăn của loài này có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn môi trường đất ngập nước; bằng việc sàng cát, chúng đã làm thoáng khí nền đất và ngăn chặn tình trạng yếm khí.

Vòng đời

sửa
 
Một con còng đực đang vẫy càng

Còng có vòng đời khá ngắn với thời gian không quá hai năm (có thể là ba năm nếu được bắt giữ). Con đực sử dụng càng to lớn để thực hiện màn ve vãn những con cái. Các con cái sẽ chọn bạn đời dựa trên kích thước của càng và chất lượng của màn trình diễn trên. Đối với nhiều loài còng, con cái ở trong hốc của con đực trong khi đẻ một ổ trứng. Nghiên cứu cho thấy kích thước càng chính của con đực cũng có thể liên quan đến chiều rộng của hố; chiều rộng của hố ảnh hưởng đến nhiệt độ ấp trứng. Do đó, con cái chọn bạn đời dựa vào kích thước càng của nó ám chỉ mong muốn môi trường tốt nhất cho trứng. Màn trình diễn cũng được cho rằng thể hiện sự khỏe mạnh của con đực; màn trình diễn này càng mạnh mẽ thì càng khó thực hiện và do đó đòi hỏi con được cần phải ở điều kiện sức khỏe tốt nhất. Điều này cho thấy con đực sẽ giúp cho ra những con non khỏe.

Các con đực tranh đấu với nhau bằng cặp càng chính. Nếu con đực mất đi càng lớn thì nó sẽ bắt đầu mọc chiếc càng lớn hơn ở phía càng nhỏ và sau đó hồi phục chiếc càng đã mất thành càng nhỏ mới. Đối với ít nhất một vài loài còng, sau khi mất càng lớn, chúng vẫn sẽ giữ càng nhỏ và càng lớn sẽ hồi phục dần trong một vài lần lột xác, với kích thường khoảng bằng một nửa càng cũ của nó sau lần lột xác thứ nhất. Con cái để trứng ở số lượng lớn trên lưng của nó. Nó sẽ ở trong hố trong hai tuần đầu mang trứng, sau đó nó chui ra và đi tới thủy triều rút để thả trứng. Ấu trùng sẽ duy trì ở dạng sinh vật phù du trong hai tuần tiếp theo.

Các loài còng như Uca mjoebergi đã được quan sát thấy biểu hiện của việc lừa gạt về khả năng chiến đấu của mình. Sau khi mọc lại càng đã mất, nó đôi khi sẽ mọc lại càng yếu hơn mà vẫn đe dọa được những con cua nhỏ hơn nhưng có càng khỏe hơn. Đây là ví dụ về việc phát tin hiệu không thật.

Chức năng kép của càng lớn của loài còng tạo ra một câu hỏi về tiền hóa hóc búa rằng việc cơ chế càng phục vụ tốt nhất cho việc chiến đấu không khớp với cơ chế tốt nhất dành cho việc trình diễn.

Các loài

sửa

Cho tới năm 2016 nói chung việc phân chia và phân loại chi Uca là không thực sự nhất quán, nhưng có ít nhất 100 loài được sắp xếp trong 9 phân chi bao gồm: Australuca, Austruca, Cranuca, Gelasimus, Leptuca, Minuca, Paraleptuca, Tubuca, Uca. Đôi khi người ta còn xếp chúng vào các phân chi (hoặc chi) như Amphiuca, Boboruca, Celuca, Deltuca, Latuca, Mesuca, Planuca, Thalassuca.

Phân chia dưới đây lấy theo Shih et al. (2016).[2]

Giữ trong Ocypodinae

sửa

Chuyển sang Gelasiminae

sửa

Các loài dưới đây từng được coi là thuộc các phân chi của chi Uca như đề cập trên đây, hiện tại được chuyển sang các chi về cơ bản có tên gọi được duy trì như tên gọi của phân chi tương ứng. Chúng được xếp chung trong phân họ Gelasiminae.

Vật nuôi

sửa

Loài còng thỉnh thoảng được giữ làm vật nuôi. Những con cua này có trong các cửa hàng vật nuôi thường có nguồn gốc từ các đầm nước lợ. Do chúng sống ở các vùng nước ít mặn hơn, các cửa hàng có thể gọi chúng là cua nước ngọt, nhưng chúng không thể sống mãi trong nước ngọt.

Chú thích

sửa
  1. ^ “Uca Leach 1814 (fiddler crab)”. PBDB.
  2. ^ Hsi-Te Shih, Peter K. L. Ng, Peter J. F. Davie, Christoph D. Schubart, Michael Türkay, Reza Naderloo, Diana Jones & Min-Yun Liu, 2016. Systematics of the family Ocypodidae Rafinesque, 1815 (Crustacea: Brachyura), based on phylogenetic relationships, with a reorganization of subfamily rankings and a review of the taxonomic status of Uca Leach, 1814, sensu lato and its subgenera Lưu trữ 2019-11-04 tại Wayback Machine. Raffles Bulletin of Zoology 64:139-175.
  3. ^ Mô tả năm 2016.
  4. ^ Không có trong Shih et al. (2016).
  5. ^ a b Shih et al. (2016) xếp trong chi Leptuca.

Tham khảo

sửa
  • Matsumasa, M., Murai, M., and Christy, J. H., 2013, A low-cost sexual ornament reliably signals male condition in the fiddler crab Uca beebei: Animal Behaviour, v. 85, p. 1335-1341.
  • Reaney, L. T., and Backwell, P. R. Y., 2007, Temporal constraints and female preference for burrow width in the fiddler crab, Uca mjoebergi: Behavioral Ecology and Sociobiology, v. 61, p. 1515-1521.