Cây cối xay

loài thực vật

Cây cối xay (danh pháp hai phần: Abutilon indicum L., đồng nghĩa Sida indica L.) là một loại cây thuộc Họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Còn gọi là cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo. Thuộc họ Bông (Malvaceae).

Abutilon indicum
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Malvaceae
Phân họ (subfamilia)Malvoideae
Chi (genus)Abutilon
Loài (species)A. indicum
Danh pháp hai phần
Abutilon indicum
(Link) Sweet[1]
Danh pháp đồng nghĩa
Sida indica L.

Mô tả cây

sửa

Cây nhỏ mọc thành bụi, cao chừng 1-1.5m. Toàn thân và các bộ phận của cây đều mang lông măng. Lá mềm, hình tim đầu nhọn dày rộng chừng 10 cm. Hoa vàng to mọc ở kẽ lá, đơn màu vàng, cuống hoa dài bằng cuống lá. Đài 5 răng không có tiểu đài. Nhị nhiều. Nhụy gồm tới 20 lá noãn. Toàn bộ trồn giống cái bánh xe hay cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa tới ba hạt, nhẵn, màu đen nhạt hình thận.

Phân bố, thu hái và chế biến

sửa

Mọc hoang ở khắp nơi trên cả nước. Còn mọc tại các nước vùng nhiệt đới châu Á, Malaysia, Indonesia. Cây cối xay có chứa nhiều nhớt, thường mọc ở đất khô. Thường người ta dùng lá, thân, rễ và quả tươi hay khô. Vỏ cây còn cho một thứ sợi trắng bóng, dùng làm dây buộc.

 
Cây cối xay

Công dụng và liều dùng

sửa

Cối xay là một vị thuốc dân gian. Trong Đông y, người ta cho rằng cối xay có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tán phong, thanh huyết nhiệt, có thể thăng thanh, giáng trọc, khai khiếu, hoạt huyết, chữa tai điếc rất tốt.

Thường người ta dùng lá giã đắp mụn nhọt hay sắc uống thông tiểu tiện, cho mát, chữa sốt, tiểu tiện đỏ. Có khi người ta dùng cả rễ như dùng lá.

Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài da thì không kể liều lượng.

Chú thích

sửa

Tại Trung Quốc, người ta thường hay dùng một loại cây cùng chi với cây cối xay: Abutilon avicennae Gaertn (Abutilon theophrasti Medic.) cùng họ, gọi là mãnh mã hay bạch ma. Hạt của nó gọi là đông quỳ tử có chứa protit và chất béo 15-20%, có khi tới 30% dùng để chữa xích và bạch lỵ, còn dùng để chữa mụn nhọt, đại tiểu tiện khó khăn, thủy nhũng, vú sưng đau. Ngày uống 4-12g dưới dạng thuốc sắc.

Hình ảnh

sửa

  Tư liệu liên quan tới Abutilon indicum tại Wikimedia Commons

Tham khảo

sửa
  1. ^ Abutilon indicum. Pacific Island Ecosystems at Risk. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa