Bộ Cánh nửa

(Đổi hướng từ Cánh nửa)

Bộ Cánh nửa (danh pháp khoa học: Hemiptera) là một bộ khá lớn trong lớp côn trùng, phân lớp côn trùng có cánh

Hemiptera
Thời điểm hóa thạch: Permian–Recent
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
(không phân hạng)Protostomia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Hexapoda
Lớp (class)Insecta
Phân lớp (subclass)Pterygota
Phân thứ lớp (infraclass)Neoptera
Liên bộ (superordo)Paraneoptera
Bộ (ordo)Hemiptera
Linnaeus, 1758
Các phân bộ [1]

Đặc điểm sinh học chung

sửa
  • Cơ thể dẹp hoặc có hình trụ, dài từ 1 đến 109 mm.
  • Mắt kép phát triển, thường có thêm 2 mắt đơn.
  • Phần phụ miệng kiểu chích hút, thường gồm 4 đốt.
  • Râu hình chuỳ, sợi, gấp khúc.
  • Cánh có hai đôi. Một số loài cánh hoàn toàn tiêu giảm hoặc kém phát triển.
  • Chân rất đa dạng, tùy thuộc vào môi trường sống và tập tính dinh dưỡng.
  • Bụng gồm các đốt dính chặt vào nhau được cánh che phủ. Thiếu trùng gần giống dạng trưởng thành nhưng cánh còn ngắn.

Chu kỳ sinh thái và chu kỳ sống

sửa
  • Biến thái không hoàn toàn: Từ trứng nở ra ấu trùng và biến đổi dần dần đến khi trưởng thành, không qua giai đoạn nhộng, ấu trùng và con trưởng thành có khá nhiều đặc điểm cơ thể giống nhau.
  • Nhiều loài có kiểu trinh sản trong một phần chu trình sống của mình.
  • Hầu hết các côn trùng thuộc bộ cánh nửa ăn cỏ, nhựa cây, một số khác ăn thịt, ăn các loại côn trùng khác thậm chí có thể ăn những động vật có xương sống nhỏ. Rệp hút máu thuộc họ Reduviidae có thể lây truyền trùng roi Trypanosoma vào máu và làm chết vật chủ.[2]
 
Giao phối trên mặt nước
  • Một số họ thuộc bộ cánh nửa thích nghi với cuộc sống ở dưới nước, ví dụ như bọ gạo (Notonectidae) và bã trầu (Nepidae), chúng chủ yếu ăn thịt, có chân như mái chèo để di chuyển trong nước. Các loài gọng vó (Geridae) lại lợi dụng sức căng bề mặt của nước để có thể đứng trên những vũng nước đọng, chúng bao gồm cả chi Halobates (gọng vó biển), nhóm côn trùng duy nhất là sinh vật biển thật sự.[2]

Phân loại

sửa
Bộ Cánh nửa

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Hemiptera (TSN 103359) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  2. ^ a b Jon Martin & Mick Webb. “Hemiptera...It's a Bug's Life” (PDF). Natural History Museum. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2010.

Tham khảo

sửa