Cánh đồng cồn cát Hagal

Hagal là tên gọi không chính thức của một cồn cát trên sao Hỏa nằm ở cực bắc của hành tinh này.[1][2] Tên của nó bắt nguồn từ tên cồn cát trong tiểu thuyết Dune của Frank Herbert và hành tinh hư cấu Hagal.[2] Nó nằm ở kinh độ 78,0 ° Bắc; vĩ độ 84,0 ° Đông, bao gồm các đụn cát tuyến tính và vòng tròn với hướng trượt về phía đông nam.[2] Đó là một trong những cồn cát đã được chọn trong mục tiêu chụp ảnh của máy ảnh HiRISE đặt trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter, với một hình ảnh được chụp cứ sau mỗi sáu tuần, vào năm thứ ba (MY31–Mars Year 31)[3] của chuyến thám hiểm định kỳ.[2] Chúng được gọi là "Mật mã sao Hỏa" do hình dạng tuyến tính và tròn của các đụn cát, bên cạnh đó cồn còn có hình dạng các dấu chấm và dấu gạch ngang.[1][4][5][6]

Video clip của NASA về Mật mã sao Hỏa (Martian Morse Code).

Hình thành

sửa

Mặc dù thông thường có thể thu thập được thông tin gió từ hình dạng của cồn cát, sự phức tạp của hình dạng cồn cát Hagal khiến việc xác định hướng gió hình thành cồn cát trở nên khó khăn. Người ta cho rằng vị trí của miệng hố tròn có thể hình thành do tác động của thiên thạch va chạm vào cồn cát, nên đã làm giảm số lượng cát trên cồn cát này; từ đó đã tác động đến địa hình khu vực xung quanh, góp phần vào thay đổi địa mạo do gió tạo nên.[1][4]

Các đụn cát dạng tuyến tính (hình dấu gạch ngang) được hình thành thông qua tác động của gió hai chiều, tác động theo hướng vuông góc với dãy cồn cát kéo dài, gây ra hiệu ứng phễu, từ đó thổi cát tích tụ dọc theo trục tuyến tính của cồn cát. Cồn cát hình tròn (chấm) được hình thành khi những cơn gió làm gián đoạn các dãy cát tuyến tính. Các cồn cát tròn được phân loại là "cồn cát dạng lưỡi liềm". Tuy nhiên, phân tích chính xác hoạt động của một trong hai kiểu hình dạng này vẫn khó khăn và đây là lý do mà khu vực đã được HiRISE chọn để chụp ảnh.[4]

Veronica Bray, chuyên gia nhắm mục tiêu chụp ảnh của HiRISE đã nhận xét rằng có những cồn cát có hình dạng tương tự nằm tại nhiều địa điểm khác trên Sao Hỏa, nhưng khu vực cồn cát Hagal cung cấp hình ảnh tốt hơn khi chụp dạng địa hình này. Bray cũng giải mã "Mật mã Morse" của cấu trúc cồn là "NEE NED ZB 6TNN DEIBEDH SIEFI EBEEE SSIEI ESEE SEEE !!".[7][8]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Jeffrey Kluger (ngày 12 tháng 7 năm 2016). “Here's What Explains the 'Morse Code' on Mars”. Time magazine.
  2. ^ a b c d C.J. Hansen; S. Byrne; G. Portyankina; M. Bourke; C. Dundas; A. McEwen; M. Mellon; A. Pommerol; N. Thomas (2013). “Observations of the northern seasonal polar cap on Mars: I. Spring sublimation activity and processes” (PDF). Icarus (225): 881–897. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017. Please see note at Table 1 page 883: Table 1 Sites imaged systematically by HiRISE in study year 3 (MY31) of seasonal campaign. The names are informal, some based on the sand dunes in the science fiction book Dune.
  3. ^ Colin M. Dundas; Shane Byrne; Alfred S. McEwen; Michael T. Mellon; Megan R. Kennedy; Ingrid J. Daubar; Lee Saper (ngày 27 tháng 1 năm 2014). “HiRISE observations of new impact craters exposing Martian ground ice”. Journal of Geophysical Research. 119 (1): 109. Bibcode:2014JGRE..119..109D. doi:10.1002/2013JE004482. Six sites were discovered in the northern summer of Mars Year 29 (MY29), seven in MY30, and seven in MY31. (MY refers to the Mars calendar of Clancy et al. [2000], and this notation will be used throughout this paper; years begin at LS = 0°, the beginning of northern spring. MY32 began on ngày 31 tháng 7 năm 2013.)
  4. ^ a b c “Martian Morse Code”. NASA. ngày 8 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ “Martian Morse Code ESP_045334_2580”. HiRISE. ngày 29 tháng 6 năm 2016.
  6. ^ Jessica F (ngày 12 tháng 7 năm 2016). “Morse Code in Sand Dunes Found on Mars?”. Nature World News. NASA calls the formation the "Martian Morse Code,"
  7. ^ Maddie Stone (ngày 8 tháng 7 năm 2016). “There's a Secret Message Written Into the Sands of Mars”. Gizmodo.
  8. ^ Doug Criss (ngày 13 tháng 7 năm 2016). “Message from Mars? Morse code dunes found on red planet”. CNN.

Liên kết ngoài

sửa