Cái chết của Muhammad al-Durrah

cậu bé Palestine bị bắn chết ở dải Gaza

Ngày 30 tháng 9 năm 2000, trong ngày thứ hai của phong trào Intifada lần thứ hai, Muhammad al-Durrah (tiếng Ả Rập: محمد الدرة, Muḥammad ad-Durra), 12 tuổi, bị giết chết ở dải Gaza trong một loạt các cuộc biểu tình và bạo động chống lại lực lượng Phòng vệ Israel trong địa phận Palestine. Talal Abu Rahma, một người quay phim tự do gốc Palestine thuộc đài truyền hình France 2, đã ghi hình lại Jamal al-Durrah và con trai Muhammad của ông trong một cuộc đột kích giữa quân đội Israel và lực lượng an ninh Palestine. Đoạn ghi hình cho thấy hai cha con cúi người đằng sau một trụ bê tông, đứa con đang khóc và người cha vẫy tay, theo sau là một tiếng nổ súng và bụi bay tứ tung. Muhammad bị bắn trọng thương, ngã người xuống và tử vong ngay sau đó.[2]

Cái chết của Muhammad al-Durrah
Muhammad (trái) và Jamal al-Durrah (phải) được Talal Abu Rahma ghi hình lại cho France 2
Thời điểm30 tháng 9 năm 2000; 24 năm trước (2000-09-30)
Giờk. 15:00 theo giờ mùa hè Israel (12:00 UTC)
Địa điểmGiao lộ Netzarim, dải Gaza
Tọa độ31°27′53″B 34°25′38″Đ / 31,46472°B 34,42722°Đ / 31.46472; 34.42722
Báo cáo đầu tiênCharles Enderlin cho France 2
Talal Abu Rahma
Số người tử vong2 (Muhammad al-Durrah; Bassam al-Bilbeisi – tài xế xe cứu thương)
Số người bị thương1 (Jamal al-Durrah)
Giải thưởngGiải Rory Peck (2001), cho Talal Abu Rahma[1]
Toàn cảnhCharles Enderlin, "La mort de Mohammed al Dura", France 2, ngày 30 tháng 9 năm 2000 (đoạn phim gốc; phần gây tranh cãi)

Đoạn phim dài 59 giây được chiếu trên truyền hình ở Pháp và được thuyết minh bởi cục trưởng văn phòng đài truyền hình tại Israel Charles Enderlin. Dựa trên thông tin từ người quay phim, Enderlin tường thuật rằng hai cha con al-Durrah đã trở thành mục tiêu của vụ nổ súng của Israel và đứa con trai đã bị bắn chết.[3][4] Sau lễ tang công khai của cậu bé, Muhammad được giới Ả Rập mệnh danh là một tử đạo (shaheed).[5]

Lực lượng Phòng vệ Israel lúc đầu nhận trách nhiệm về cuộc đột kích, khai nhận rằng người Palestine đã sử dụng trẻ em làm bia đỡ đạn,[6] nhưng sau đó rút lại lời cam kết trách nhiệm.[7][8] Đoạn phim của Enderlin sau đó bị chỉ trích vì có nghi ngờ về tính xác thực. Những phóng viên Pháp sau khi xem đoạn phim gốc đã nói rằng France 2 đã cắt xén những giây cuối cùng lúc Muhammad đưa tay ra khỏi mặt. Mặc dù họ thừa nhận cái chết của Muhammad, song đoạn phim đã không cho thấy đứa bé thật sự chết. Năm 2005, biên tập viên thời sự của France 2 nói rằng không ai biết chắc chắn ai là người đã nổ súng.[9] Các bình luận viên khác, cụ thể là bình luận viên truyền thông người Pháp Philippe Karsenty, đã buộc tội France 2 dàn dựng đoạn phim. France 2 sau đó khởi kiện Philippe vì tội phỉ báng và ông bị toà án thượng tố Paris xử phạt €7.000.[10] Tháng 5 cùng năm đó, chính quyền Israel tán thành với ý kiến của Karsenty.[11] Jamal al-Durrah và Charles Enderlin phản bác kết luận của Israel và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập quốc tế.[12][13]

Đoạn phim ghi lại hai cha con al-Durrah có tác động lớn đối với tình hình chính trị Israel-Palestine. Tem thư ở Trung Đông được in lên hình ảnh của hai cha con.[9] Abu Rahma được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá trong ngành phóng viên nhờ dũng cảm đưa tin về vụ nổ súng, trong đó có giải Rory Peck năm 2001.[1]

Bối cảnh

sửa
 
Núi Đền nhìn từ trên cao

Ngày 28 tháng 9 năm 2000, hai ngày trước vụ nổ súng, lãnh đạo phe đối lập Israel Ariel Sharon đến viếng thăm Núi Đền, một thánh địa đang bị tranh chấp ở thành phố cổ Jerusalem. Đây là nơi rất quan trọng và nhạy cảm đối với cả Do Thái giáoHồi giáo. Mặc dù cuộc bạo động xảy ra sau đó có thể bắt nguồn từ các sự kiện khác, cuộc viếng thăm đó đã được xem như ngòi kích nổ các cuộc biểu tình leo thang thành bạo động rộng khắp Bờ TâyDải Gaza.[14][15][16][a] Cuộc bạo động này được biết đến với cái tên "Phong trào Intifada lần thứ hai", kéo dài suốt bốn năm và cướp đi sinh mạng của khoảng 4.000 người, trong đó có hơn 3.000 người Palestine.[18]

Giao lộ Netzarim, nơi vụ nổ súng xảy ra, được người dân địa phương gọi là "giao lộ al-Shohada" (giao lộ của những tử đạo). Giao lộ nằm trên đường Saladin, cách Dải Gaza vài cây số về phía nam. Xung đột tại giao lộ bắt nguồn từ khu định cư Netzarim ở gần đó, là nơi cư trú cho 60 gia đình Israel cho đến khi lệnh rút khỏi dải Gaza năm 2005 của Israel được ban hành. Những người định cư luôn được hộ tống với bộ đội mỗi khi họ ra vào khu định cư[19] và được tiền đồn quân sự Magen-3 của Israel canh giữ. Khu vực này thường xuyên xảy ra bạo lực nhiều ngày trước khi vụ nổ súng xảy ra.[19][20]

Người liên quan

sửa
 
Bản đồ giao lộ Netzarim, trại tị nạn Bureij và khu định cư Netzarim

Jamal và Muhammad al-Durrah

sửa

Jamal al-Durrah (tiếng Ả Rập: جمال الدرة, Jamāl ad-Durra; sinh k. năm 1963) là một thợ mộc và thợ sơn nhà trước khi vụ nổ súng xảy ra.[21] Kể từ đó, ông chuyển sang nghề lái xe tải vì bị thương.[22] Ông và vợ của ông, Amal, sống trong trại tị nạn Bureij được UNRWA tài trợ ở dải Gaza. Đến năm 2013, gia đình ông có bốn đứa con gái và sáu con trai, trong đó có đứa con trai được đặt tên Muhammad hai năm sau vụ nổ súng.[22][23]

Trước khi xảy ra vụ nổ súng, Jamal làm việc cho thầu khoán người Israel Moshe Tamam trong 20 năm, kể từ ông mới 14 tuổi. Nhà văn Helen Schary Motro biết đến Jamal khi cô thuê ông để sửa nhà ở Tel Aviv. Cô miêu tả lịch trình làm việc của Jamal rằng ông dậy lúc 3:30 sáng để bắt xe buýt và đến cửa khẩu lúc 4 giờ, sau đó bắt chiếc xe buýt thứ hai để rời khỏi dải Gaza và đến nơi làm việc lúc 6 giờ. Tamam gọi ông là một "người đàn ông tuyệt vời", một người mà ông có tin tưởng để làm việc một mình trong nhà của khách hàng.[21]

Muhammad Jamal al-Durrah (sinh năm 1988) học lớp năm, nhưng trường học của cậu bé bị đóng cửa vào ngày 30 tháng 9 năm 2000 do chính quyền Dân tộc Palestine kêu gọi một cuộc đình công để tưởng niệm cuộc bạo động xảy ra ở Jerusalem một ngày trước đó.[24][25] Mẹ của Muhammad nói rằng cậu bé xem bạo động đang diễn ra trên tivi và hỏi mẹ cho cậu tham gia được không,[20] nhưng thay vào đó, cha và cậu bé lại đi đến buổi bán đấu giá xe hơi.[26] Motro viết rằng Jamal vừa mới bán một chiếc Fiat 1974, và Muhammad rất thích xe hơi nên cả hai cùng nhau đi đến buổi đấu giá.[27]:54

Charles Enderlin

sửa

Charles Enderlin sinh năm 1945 ở Paris. Ông bà của Enderlin là người Áo gốc Do Thái và phải rời nước Áo năm 1938 khi Đức xâm lược.[28] Sau khi học một chút nghề y, ông đến sinh sống ở Jerusalem năm 1968 và trở thành công dân chính thức của Israel. Ông làm việc cho đài truyền hình France 2 năm 1981 và trở thành cục trưởng văn phòng đài truyền hình năm 1990 rồi nghỉ hưu năm 2015.[29] Enderlin là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Đông, trong đó có một cuốn xuất bản năm 2010 nói về Muhammad al-Durrah mang tên Un Enfant est Mort: Netzarim, 30 Septembre 2000.[30] Năm 2009, ông được trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp.[31]

Theo lời của phóng viên Pháp Anne-Elisabeth Moutet, những tin tức về xung đột Israel–Palestine của ông Enderlin được các phóng viên khác đánh giá cao, nhưng thường xuyên bị các nhóm ủng hộ Israel chỉ trích.[4] Sau khi đưa tin về cái chết của al-Durrah, ông nhận được nhiều lời doạ giết, vợ của ông bị hành hung giữa đường,[32] và con của ông bị hăm doạ. Cả gia đình đều phải chuyển nhà đến nơi khác và còn có dự định nhập cư sang Hoa Kỳ.[3][4][33]

Báo cáo ban đầu

sửa

Hiện trường ngày nổ súng

sửa

Vào ngày Rosh Hashanah (năm mới theo lịch Do Thái) khi lực lượng Israel nổ súng, tiền đồn hai tầng của lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tại giao lộ Netzarim được các binh sĩ Israel từ Trung đội Công binh Lữ đoàn GivatiTiểu đoàn Herev canh giữ.[34][35]. Theo lời của Enderlin, tất cả các binh sĩ đều là người Druze.[32][36]

Tiền đồn hai tầng của IDF nằm ở phía tây bắc của giao lộ. Hai toà nhà sáu tầng của Palestine (còn được gọi là "Tháp đôi") nằm ngay phía sau của tiền đồn.[37][38] Đối diện đường chéo từ IDF, tiền đồn của lực lượng An ninh Quốc gia Palestine nằm ở phía nam giao lộ, được chỉ huy bởi thành viên Hội đồng Quốc gia Palestine Brigadier-General Osama al-Ali.[32] Bức tường bê tông nơi Jamal và Muhammad cúi người nằm ở phía trước tiền đồn này, cách điểm cực bắc của tiền đồn Israel không quá 120 m.[39]

Ngoài đài truyền hình France 2, giao lộ Netzarim còn xuất hiện thêm đoàn ê-kíp của Associated PressReuters đến quay phim.[32] Họ ghi lại được vài khoảnh khắc của cha con al-Durrah và Abu Rahma.[40] Abu Rahma là phóng viên duy nhất ghi lại cảnh hai cha con al-Durrah bị bắn.[9]

Hai cha con al-Durrah tiến đến giao lộ, vụ nổ súng bắt đầu

sửa

Jamal và Muhammad đi taxi và tiến đến giao lộ Netzarim vào giữa trưa sau khi vừa quay về từ buổi bán đấu giá xe hơi.[41] Tại giao lộ xảy ra một cuộc biểu tình, khi đó những người biểu tình ném đá vào tiền đồn Israel, và IDF đáp trả bằng hơi cay. Abu Rahma đang ghi hình cuộc biểu tình và phỏng vấn những người xung quanh, trong đó có Abdel Hakim Awad, lãnh đạo phong trào thanh niên Fatah ở dải Gaza.[32] Cảnh sát chặn đường xe taxi của Jamal và Mohammed do có biểu tình, nên hai cha con bước xuống xe và đi bộ băng qua giao lộ. Ngay tại thời điểm đó, theo lời của Jamal, vụ nổ súng bắt đầu.[41] Enderlin kể rằng phe Palestine đã nổ những phát súng đầu tiên và các binh sĩ Israel bắn đáp trả trở lại.[42]

Jamal, Muhammad, người quay phim của Associated Press và Shams Oudeh, người quay phim của Reuters, tránh đạn đằng sau bức tường bê tông ở phía đông nam của giao lộ, đối diện chéo với tiền đồn Israel.[26][43] Jamal, Muhammad và Shams Oudeh cúi mình đằng sau một trụ cống bê tông cao 0,91 m đang đặt cạnh bức tường. Bên trên trụ có một tấm đá dày che chắn cho hai cha con.[37] Abu Rahma trốn đằng sau một chiếc xe buýt mini màu trắng bên kia đường, cách bức tường 15 m.[32][44] Đoàn phim của Associated Press và Reuters ghi lại một vài khoảnh khắc của tiền đồn Israel phía trên Jamal và Muhammad rồi rời đi.[43] Jamal và Muhammad không rời đi mà ở lại phía sau trụ bê tông trong suốt 45 phút. Enderlin cho rằng họ bị cứng đờ trong sợ hãi.[32]

Báo cáo từ France 2

sửa

Trong một bản khai có tuyên thệ ba ngày sau vụ nổ súng xảy ra, Abu Rahma viết rằng vụ nổ súng kéo dài trong suốt 45 phút và Rahma đã ghi hình lại 27 phút.[b] (Thời gian vụ nổ súng được ghi lại trở thành chủ đề gây tranh cãi năm 2007 khi France 2 khai báo với phiên toà rằng chỉ quay lại được 18 phút.) Rahma bắt đầu ghi hình hai cha con Jamal và Muhammad khi ông nghe tiếng Muhammad khóc và thấy cậu bé bị bắn vào chân phải.[26] Ông nói rằng đã quay lại cảnh hai cha con trong suốt sáu phút,[45] sau đó gửi đoạn phim đó cho Enderlin ở Jerusalem thông qua vệ tinh.[46] Enderlin cắt ghép đoạn phim xuống còn 59 giây và thuyết minh:

Đoạn phim cho thấy Jamal và Muhammad đang cúi người xuống đằng sau trụ bê tông, đứa con đang la hét và người cha đang bảo vệ cậu bé. Jamal dường như la hét điều gì đó về phía người quay phim, rồi vẫy tay và la hét về phía tiền đồn Israel. Tiếng nổ súng vang lên và máy quay bị mất nét. Khi tiếng súng lắng xuống, Jamal bị thương và ngồi thẳng dậy, còn Muhammad nằm trên đùi của người cha.[2] Enderlin cắt xén vài giây cuối cùng của đoạn phim ghi lại cảnh Muhammad đưa tay ra khỏi mặt. Đoạn bị cắt này đã trở thành nguồn cơn cho các tranh cãi về đoạn phim.[37]

Đoạn phim gốc lúc này đột ngột dừng lại rồi bắt đầu trở lại, ghi hình nhiều người được đưa lên xe cứu thương.[47] Tại thời điểm này trong bản báo cáo, Enderlin nói rằng: "Một cảnh sát Palestine và tài xế xe cứu thương cũng đã hi sinh trong trận chiến này".[42] Bassam al-Bilbeisi, tài xế xe cứu thương trên đường tới hiện trường, đã ghi nhận đã bị bắn chết, để lại goá phụ và mười một đứa con.[48] Abu Rahma kể rằng Muhammad đã nằm và chảy máu trong ít nhất 17 phút trước khi cả hai cha con được chở lên xe cứu thương.[49] Ông nói ông không dám quay lại cảnh này vì máy quay của ông chỉ còn một cục pin.[50] Abu Rahma ở lại giao lộ khoảng 30–40 phút cho đến khi mọi thứ an toàn để rời đi,[26] rồi lái xe về trường quay ở thành phố Gaza để gửi đoạn phim cho Enderlin.[51] Đoạn phim 59 giây được chiếu trên bản tin tối của đài truyền hình France 2 lúc 8:00 tối giờ địa phương (GMT+2). France 2 sau đó phát tán đoạn phim gốc khắp nơi trên thế giới miễn phí.[52]

Thương tích và lễ tang

sửa

Jamal và Muhammad được đưa bằng xe cứu thương đến bệnh viện Al-Shifa ở thành phố Gaza.[26] Abu Rahma gọi điện cho bệnh viện và được báo rằng có ba thi thể đã được đưa đến, bao gồm một người lái xe jeep, một tài xe xe cứu thương, và một cậu bé – lúc đầu bị gọi nhầm tên là Rami al-Durrah.[53]

Theo nhà bệnh lý học Abed El-Razeq El Masry, người đã khám nghiệm Muhammad, cậu bé đã bị bắn chí mạng vào vùng bụng. Năm 2002, ông đưa hình ảnh thi thể của Muhammad bên cạnh một bảng tên cho một phóng viên Đức Esther Schapira.[54] Schapira cũng nhận được một đoạn phim từ một phóng viên Palestine, dường như ghi lại cảnh Muhammad được đưa vào bệnh viện trên một cái cáng.[55][56] Trong một lễ tang công khai ở trại tị nạn Bureij, Muhammad được quấn trong lá cờ Palestine và đem đi chôn cất trước hoàng hôn vào ngày cậu bế mất, theo tục lệ truyền thống của Hồi giáo.[57][58]

Jamal ban đầu được chuyển đến bệnh viện Al-Shifa ở Gaza. Một bác sĩ phẫu thuật cho Jamal, Ahmed Ghadeel, nói rằng Jamal bị bắn ở nhiều chỗ trên cơ thể, cụ thể là ở khuỷu tay phải, bắp đùi phải và phần dưới của cả hai chân; động mạch đùi của Jamal cũng bị đứt.[59][60] Talal Abu Rahma quay phim lại buổi phỏng vấn Jamal và bác sĩ một ngày sau vụ nổ súng, khi đó Ghadeel cho Rahma xem hình chụp X quang khuỷu tay phải và xương chậu phải của Jamal.[c] Moshe Tamam, thầu khoán người Israel của Jamal, đề nghị đưa ông đến bệnh viện ở Tel Aviv, nhưng chính quyền Palestine từ chối.[21][61] Thay vào đó, Jamal được chở đến trung tâm Y tế King Hussein ở Anman, Jordan, nơi ông được Vua Abdullah đến thăm.[27]:56[62][63] Jamal được báo cáo đã kể cho Tamam rằng ông đã bị bắn chín phát, có năm viên đạn đã được lấy ra ở Gaza và bốn viên ở Anman.[64]

Lời kể của Abu Rahma

sửa

Enderlin cáo buộc IDF đã bắn chết Muhammad dựa trên lời kể của người quay phim Talal Abu Rahma.[3] Abu Rahma luôn có thái độ minh bạch trong các buổi phỏng vấn khi cho rằng chính người Israel đã nổ súng. Ví dụ, ông đã kể với báo The Guardian: "Họ đang dọn dẹp hiện trường. Dĩ nhiên là họ đã thấy người cha. Họ đang ngắm vào đứa con, và điều đó đã làm tôi ngạc nhiên, vâng, vì họ đã bắn cậu bé không phải một lần mà là nhiều lần".[20] Ông nói rằng có phát súng nổ ra từ tiền đồn của lực lượng an ninh Quốc gia Palestine, nhưng họ đã không bắn khi Muhammad bị trúng đạn. Ông cho rằng bên Israel nhắm thẳng vào tiền đồn Palestine.[26] Ông kể với Đài Phát thanh Công cộng quốc gia (NPR):[44]

Abu Rahma đã khẳng định trong một bản khai có tuyên thệ rằng "đứa bé đã cố tình bị bắn chết một cách tàn nhẫn và người cha bị bắn trọng thương bởi quân đội Israel".[d] Bản khai được giao cho Trung tâm Nhân quyền Palestine ở Gaza và được Abu Rahma ký tên dưới sự hiện diện của luật sư nhân quyền Raji Sourani.[26]

Phản hồi ban đầu của Israel

sửa
 
Isaac Herzog khi đó là Bộ trường Nội các Israel

Quan điểm của IDF thay đổi theo thời gian, chấp nhận trách nhiệm vào năm 2000 rồi rút lại trách nhiệm vào năm 2005.[8] Phản ứng ban đầu của IDF khi được Enderlin liên lạc trước buổi phát sóng là cho rằng "người Palestine đã lợi dụng phụ nữ và trẻ em". Enderlin đã không phát sóng phản hồi này.[65]

Ngày 3 tháng 10 năm 2000, thiếu tướng Giora Eiland, giám đốc phụ trách điều hành IDF, nói rằng một cuộc điều tra nội bộ đã chỉ ra rằng những phát súng nhắm vào hai cha con là do quân đội Israel.[7] Những người lính, khi đó đang bị bắn, đã bắn qua các khe hở nhỏ trong bức tường của tiền đồn. Tướng lĩnh Yom-Tov Samia, khi đó là người đứng đầu Bộ chỉ huy phía Nam, cho biết họ có thể đã không có tầm nhìn tốt và đã bắn vào hướng mà họ cho là nơi phe Palestine đang bắn đến.[37] Eiland đưa ra lời xin lỗi: "Đây là một tai nạn nghiêm trọng, một sự kiện mà chúng tôi rất lấy làm tiếc".[7]

Theo lời của Bộ trưởng Nội các Israel Isaac Herzog, phe Israel đã cố gắng trong nhiều giờ để đàm phán với các chỉ huy Palestine, và cho rằng lực lượng an ninh Palestine có thể đã ngăn cản vụ nổ súng.[66]

Tranh cãi

sửa
 
Biên tập viên thời sự Arlette Chabot cho rằng không ai biết chắc chắn ai là người đã nổ súng.[9]

Bên cạnh quan điểm ban đầu cho rằng lực lượng Israel đã bắn chết Muhammad, có hai quan điểm khác cũng xuất hiện sau vụ nổ súng. Một quan điểm cho rằng do quỹ đạo đường đi của viên đạn, phát súng của Palestine có khả năng cao hơn là nguyên nhân gây ra cái chết của cậu bé. Quan điểm này được Denis Jeambar, tổng biên tập viên của báo L'Express, và Daniel Leconte, nguyên là phóng viên báo chí của France 2, đề ra vào năm 2005 sau khi họ được xem đoạn phim gốc.[67] Quan điểm thứ ba được đề ra bởi Arlette Chabot, biên tập viên thời sự của France 2, cho rằng không ai biết chắc chắn ai là người đã nổ súng.[9]

Một quan điểm thứ tư ít biết đến hơn cho rằng vụ việc đã được những người biểu tình Palestine dàn dựng để biến Muhammad, hoặc làm cho Muhammad trông giống như một cậu bé tử đạo.[9][68][69] Những người theo dõi cái chết của Muhammad đặt tên cho quan điểm này là "cực đoan".[37][70] Quan điểm cực đoan có hai dạng chính, một là hai cha con al-Durrah đã không bị bắn và Muhammad đã không chết, và hai là cậu bé bị cố tình bắn chết bởi người Palestine.[37][71][72][73]

Quan điểm cho rằng cái chết của Muhammad được dàn dựng xuất hiện sau một cuộc điều tra chính quyền Israel vào tháng 11 năm 2000.[37] Quan điểm này được ủng hộ hoàn toàn bởi Stéphane Juffa, tổng biên tập viên của hãng thông tấn Metula, một công ty thuộc Pháp-Israel;[74] Luc Rosenzweig, nguyên là tổng biên tập viên của báo Le Monde và đã từng làm việc tại Metula;[75] Richard Landes, nhà sử học người Mỹ có liên quan khi được Enderlin cho xem đoạn phim gốc trong chuyến thăm Jerusalem năm 2003;[70] Philippe Karsenty, người sáng lập trang web truyền thông Pháp Media-Ratings;[76] Gérard Huber, nhà phân tích tâm lý học Pháp; và Pierre-André Taguieff, triết gia người Pháp chuyên về chủ nghĩa bài Do Thái.[77][78] Quan điểm này nhận được thêm sự ủng hộ vào năm 2013 từ cuộc điều tra chính quyền Israel lần thứ hai mang tên "cuộc điều tra Kuperwasser".[79][80] Nhiều bình luận viên coi quan điểm này là một thuyết âm mưu cánh hữu và là một chiến dịch nhằm bôi nhọ Palestine.[4][81][82][83]

Chú thích

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Tháng 5 năm 2001, cuộc điều tra Mitchell về việc sự kiện nào đã gây ra bạo động dẫn đến phong trào Intifada lần thứ hai kết luận rằng: "Chúng tôi không có bằng chứng nào để kết luận rằng chính quyền Palestine cố tình lập ra kết hoạch nhằm khơi mào chiến dịch bạo động ngay khi có cớ, hay kết luận rằng chính quyền Israel cố tình lập ra kế hoạch để đáp trả bằng vũ lực ... Chuyến viếng thăm của Sharon không phải là nguyên nhân gây ra phong trào 'Al-Aqsa Intifada'. Tuy nhiên nó đã diễn ra vào sai thời điểm và hậu quả gây tranh cãi của nó lẽ ra phải được đoán trước ..."[17]
  2. ^ Ngày 3 tháng 10 năm 2000, Talal Abu Rahma phát biểu: "Tôi dành khoảng 27 phút chụp hình lại vụ nổ súng mà đã kéo dài suốt 45 phút ... Những phát súng lúc đầu bắn ra từ nhiều nơi, cả bên Israel và Palestine. Nó kéo dài không quá năm phút. Sau đó, tôi có thể thấy rõ rằng người ta đang chĩa súng về phía cậu bé Mohammed và cha của cậu từ phía đối diện của họ. Họ nã đạn dồn dập và liên tục vào hai cha con và hai tiền đồn của lực lượng an ninh quốc gia Palestine. Hai tiền đồn Palestine không phải là nơi đã phát súng, vì họ đã dừng bắn sau năm phút đầu tiên, và cậu bé và cha của cậu lúc đó không bị thương. Họ bị thương và giết chết trong 45 phút còn lại."[26]
  3. ^ Ngày 3 tháng 10 năm 2000, Talal Abu Rahma phát biểu: "Một ngày sau vụ nổ súng, tôi đi đến bệnh viện Shifa ở Gaza, và phỏng vấn người cha của đứa con Mohammed Al-Durreh. Buổi phóng vấn được ghi hình lại và phát sóng. Trong bài phỏng vấn, tôi hỏi về hoàn cảnh của anh ấy và vì sao anh ấy lại ở nơi có vụ nổ súng đó. Tôi là phóng viên đầu tiên được phỏng vấn anh ta về việc này. Ngài Jamal al-Durrah nói rằng anh đang đi cùng đứa con Mohammed của mình đến phiên chợ xe hơi, cách giao lộ Al-Shohada về phía bắc khoảng 2 cây số, để đi mua xe. Anh ấy nói tôi rằng anh ấy không mua được nên quyết định quay về. Hai cha con bắt một chiếc taxi. Khi họ tới gần giao lộ, họ không thể đi tiếp vì ở đó đang xảy ra bạo động và nổ súng. Sau đó, họ bước xuống taxi và cố đi bộ đến Al-Bureij. Khi vụ nổ súng dữ dội hơn, họ núp đằng sau một trụ bê tông. Rồi tai nạn xảy ra. Vụ nổ súng kéo dài suốt 45 phút."[26]
  4. ^ Ngày 3 tháng 10 năm 2000, Talal Abu Rahma phát biểu: "Tôi có thể khẳng định rằng những phát súng nhắm vào đứa bé Mohammed và cha của cậu Jamal đến từ tiền đồn quân sự Israel mà tôi đã nói ở trên, bởi vì nó chỉ có thể là nơi duy nhất họ có thể bắn được hai cha con. Vì vậy, theo logic và tự nhiên, theo những kinh nghiệm dày dặn của tôi về việc đưa tin các vụ tai nạn và bạo động, và theo khả năng phân biệt được tiếng súng của tôi, tôi có thể khẳng định rằng cậu bé cố tình bị bắn chết một cách tàn nhẫn và người cha bị bắn trọng thương là do quân đội Israel."[26]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b "Talal Abu Rahma", Rory Peck Awards, 2001.
  2. ^ a b “French Court Examines Footage of Mohammad al-Dura's Death”. Haaretz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b c (tiếng Pháp) Charles Enderlin, "Non à la censure à la source," Le Figaro, 27 January 2005 (courtesy link Lưu trữ 11 tháng 10 2016 tại Wayback Machine).
  4. ^ a b c d Anne-Elisabeth Moutet, "L'Affaire Enderlin" Lưu trữ 16 tháng 9 2015 tại Wayback Machine, The Weekly Standard, 7 July 2008.
  5. ^ Cook, David (15 tháng 1 năm 2007). Martyrdom in Islam (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-85040-7.
  6. ^ Shoker, Sarah (5 tháng 9 năm 2020). Military-Age Males in Counterinsurgency and Drone Warfare (bằng tiếng Anh). Springer Nature. ISBN 978-3-030-52474-6.
  7. ^ a b c “BBC News | MIDDLE EAST | Israel 'sorry' for killing boy”. news.bbc.co.uk. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ a b “We did not abandon Philippe Karsenty”. The Jerusalem Post | JPost.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ a b c d e f Carvajal, Doreen (7 tháng 2 năm 2005). “Photo of Palestinian Boy Kindles Debate in France”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ Press, Associated (26 tháng 6 năm 2013). “Media analyst convicted over France-2 Palestinian boy footage”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ Mackey, Robert (21 tháng 5 năm 2013). “Complete Text of Israel's Report on the Muhammad al-Dura Video”. The Lede (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ “Mohammed al-Dura's Father Calls for International Probe Into Whether IDF Killed His Son”. Haaretz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  13. ^ Sherwood, Harriet (20 tháng 5 năm 2013). “Israeli inquiry says film of Muhammad al-Dura's death in Gaza was staged”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ “The Unpeaceful Rest of Mohammed Al-Dura”. Columbia Journalism Review (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ “Palestinians And Israelis In a Clash At Holy Site”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Associated Press. 28 tháng 9 năm 2000. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ “BBC News | MIDDLE EAST | Violence engulfs West Bank and Gaza”. news.bbc.co.uk. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ Report on the start of the Second Intifada Lưu trữ 30 tháng 11 2009 tại Wayback Machine, Mitchell Report, 2001.
  18. ^ “Intifada toll 2000-2005” (bằng tiếng Anh). 8 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  19. ^ a b “CNN.com - Israeli settler convoy bombed in Gaza, three injured - September 27, 2000”. CNN. 23 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ a b c Goldenberg, Suzanne (3 tháng 10 năm 2000). “Making of a martyr”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  21. ^ a b c Motro, Helen Schary (8 tháng 10 năm 2000). “Living among the headlines”. Salon (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  22. ^ a b Shams, Doha (12 tháng 5 năm 2012). “Still Seeking Justice for Muhammad al-Durrah”. english.al-akhbar.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012.
  23. ^ “Durrah's Father: My Son Is Dead - Al-Monitor: Independent, trusted coverage of the Middle East”. www.al-monitor.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  24. ^ Orme, William A. Jr. (2 tháng 10 năm 2000). “A Young Symbol of Mideast Violence”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  25. ^ “BBC News | MIDDLE EAST | Strike call after Jerusalem bloodshed”. news.bbc.co.uk. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ a b c d e f g h i j “Statement under oath by a photographer of France 2 Television”. Palestinian Centre for Human Rights. 7 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ a b Helen Schary Motro, Maneuvering Between the Headlines: An American Lives Through the Intifada, Other Press, 2005.
  28. ^ “Charles Enderlin, conteur averti du Proche-Orient”. Le Monde.fr (bằng tiếng Pháp). 30 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  29. ^ “Médias”. lejdd.fr (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  30. ^ “« Un enfant est mort » : Charles Enderlin défend son honneur”. L'Obs (bằng tiếng Pháp). 29 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  31. ^ “Charles Enderlin décoré de la Légion d'honneur”. france2.fr. 12 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2009.
  32. ^ a b c d e f g (tiếng Pháp) Élisabeth Schemla, "Un entretien exclusif avec Charles Enderlin, deux ans après la mort en direct de Mohamed Al-Dura à Gaza", Proche-Orient.info, 1 October 2002.
  33. ^ Garfield, Bob (22 tháng 12 năm 2001). “Images of Mohammed al-Durrah”. On The Media, WNYC Radio. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2016.
  34. ^ “Split Screen - The Jerusalem Report | HighBeam Research”. highbeam.com. 4 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  35. ^ Arieh O'Sullivan, "Southern Command decorates soldiers, units" Lưu trữ 2016-10-14 tại Archive.today, Jerusalem Post, 6 June 2001.
  36. ^ “Who Killed Mohammed al-Dura?”. Haaretz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  37. ^ a b c d e f g Fallows, James (1 tháng 6 năm 2003). “Who Shot Mohammed al-Dura?”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  38. ^ “Statement under oath by a photographer of France 2 Television”. Palestinian Centre for Human Rights. 7 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  39. ^ Shapira 2002 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:36:52:00.
  40. ^ Gaza, Ed O'Loughlin (6 tháng 10 năm 2007). “Battle rages over fateful footage”. The Age (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  41. ^ a b (tiếng Đức) Esther Schapira, Drei Kugeln und ein totes Kind: Wer erschoss Mohammed Al-Dura? Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, ARD, 18 March 2002, từ 00:19:00:00 (cuộc phỏng vấn Jamal al-Durrah).
  42. ^ a b c (tiếng Pháp) Charles Enderlin, "La mort de Mohammed al Dura" Lưu trữ 23 tháng 4 2013 tại Wayback Machine, France 2, 30 September 2000 (alternate link Lưu trữ 13 tháng 11 2012 tại Wayback Machine).
  43. ^ a b Esther Schapira, Georg M. Hafner, Das Kind, der Tod und die Wahrheit Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, Hessischer Rundfunk, 4 March 2009, 00:09:47:05, trên Vimeo (bằng tiếng Đức, phụ đề tiếng Anh). Trên Youtube (không phụ đề): 1/5 Lưu trữ 3 tháng 2 2014 tại Wayback Machine, 2/5 Lưu trữ 7 tháng 3 2016 tại Wayback Machine, 3/5 Lưu trữ 30 tháng 9 2021 tại Wayback Machine, 4/5 Lưu trữ 11 tháng 3 2016 tại Wayback Machine, 5/5 Lưu trữ 18 tháng 3 2016 tại Wayback Machine.
  44. ^ a b “Shooting to Shooting”. National Public Radio. 10 tháng 1 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2020.
  45. ^ Schapira and Hafner 2009 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:10:39:24.
  46. ^ Schapiro 2002 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:19:45:00.
  47. ^ Schapira and Hafner 2009 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:13:12:19.
  48. ^ Goldenberg, Suzanne (27 tháng 9 năm 2001). “The war of the children”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  49. ^ Schapira and Hafner 2009 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:14:13:21.
  50. ^ Schapira and Hafner 2009 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:14:01:09.
  51. ^ Schapira 2002 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:19:25:00.
  52. ^ Schapira 2002 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:20:55:00.
  53. ^ Schapira and Hafner 2009 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:42:35:03 and 00:43:13:08.
  54. ^ Schapira 2002 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:24:17:00.
  55. ^ Schapira and Hafner 2009 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:45:48:05.
  56. ^ (tiếng Pháp) Esther Schapira, "Lettre ouverte d’Esther Schapira à Charles Enderlin" Lưu trữ 11 tháng 10 2016 tại Wayback Machine, Tribune juive, 12 February 2013
  57. ^ William A. Orme, "Muhammad al-Durrah: A Young Symbol of Mideast Violence", The New York Times, 2 October 2000.
  58. ^ “Death of boy caught in gun battle provokes wave of revenge attacks”. www.telegraph.co.uk. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  59. ^ “video Les blessures de Jamal a Dura - hopital, gaza, jamal a dura - videos Ma-Tvideo France2”. France 2. 21 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  60. ^ “video Jamal a Dura l'operation - hopital, gaza, chirurgien - videos Ma-Tvideo France2”. France 2. 20 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  61. ^ Schapira 2002 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:23:03:00.
  62. ^ Schapira 2002 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:26:15:00.
  63. ^ Schapira and Hafner 2009 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:30:01:10.
  64. ^ Schapira 2002 Lưu trữ 2 tháng 6 2016 tại Wayback Machine, 00:26:49:00.
  65. ^ “In the Footsteps of the al-Dura Controversy”. Haaretz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  66. ^ “BBC News | MIDDLE EAST | Boy becomes Palestinian martyr”. news.bbc.co.uk. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  67. ^ “Guet-apens dans la guerre des images, par D. Jeambar, Daniel Leconte”. LEFIGARO (bằng tiếng Pháp). 19 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  68. ^ David Gelernter, "When pictures lie," Los Angeles Times, 9 September 2005 (courtesy link Lưu trữ 30 tháng 9 2007 tại Wayback Machine).
  69. ^ David Frum, "L'affaire al-Dura" Lưu trữ 24 tháng 11 2007 tại Wayback Machine, The National Post, 17 November 2007.
  70. ^ a b Johnson, Hannah (9 tháng 7 năm 2012). Blood Libel: The Ritual Murder Accusation at the Limit of Jewish History (bằng tiếng Anh). University of Michigan Press. ISBN 978-0-472-11835-9.
  71. ^ Jr, William A. Orme (28 tháng 11 năm 2000). “Israeli Army Says Palestinians May Have Shot Gaza Boy”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  72. ^ Fallows, James (2 tháng 10 năm 2007). “News on the al-Dura front: Israeli finding that it was staged”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  73. ^ “Who Killed Muhammad Al-Dura? Blood Libel -- Model 2000, by Amnon Lord”. www.jcpa.org. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  74. ^ Juffa, Stephane. “The Mythical Martyr”. WSJ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  75. ^ Luc Rosenzweig, "Charles Enderlin et l’affaire Al Dura" Lưu trữ 5 tháng 5 2016 tại Wayback Machine, Cités, 4(44), 2010. doi:10.3917/cite.044.0159

    Luc Rosenzweig, "Après Jérôme Cahuzac et Gilles Bernheim, Charles Enderlin?" Lưu trữ 6 tháng 5 2016 tại Wayback Machine, Atlantico, 20 May 2013.

  76. ^ Ruthie Blum Leibowitz, "'Muhammed al-Dura has become a brand-name'" Lưu trữ 9 tháng 5 2016 tại Wayback Machine, The Jerusalem Post, 29 November 2007 (interview with Philippe Karsenty).

    Richard Landes, Phillipe Karsenty, "Right of reply: Conspiracy theories and al-Dura" Lưu trữ 7 tháng 5 2016 tại Wayback Machine, The Jerusalem Post, 11 June 2008.

  77. ^ (tiếng Pháp) Gérard Huber, Contre-expertise d'une mise en scène, Paris; Éditions Raphaël, 2003.
  78. ^ (tiếng Pháp) Pierre-André Taguieff, La nouvelle propagande antijuive: Du symbole al-Dura aux rumeurs de Gaza, Paris: Presses Universitaires de France, 2015.
  79. ^ “The killing of 12-year-old Mohammed al-Durrah in Gaza became the”. The Independent (bằng tiếng Anh). 20 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  80. ^ Labott, Michael Schwartz,Elise (21 tháng 5 năm 2013). “New controversy over video of Gaza boy's death 13 years ago”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  81. ^ “Truth is sometimes caught in crossfire”. The Sydney Morning Herald (bằng tiếng Anh). 6 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  82. ^ Larry Derfner, "Rattling the Cage: Al-Dura and the conspiracy freaks" Lưu trữ 3 tháng 5 2016 tại Wayback Machine, The Jerusalem Post, 28 May 2008.
    Larry Derfner, "Rattling the Cage: Get real about Muhammad al-Dura" Lưu trữ 4 tháng 3 2016 tại Wayback Machine, The Jerusalem Post, 18 June 2008.
  83. ^ Larry Derfner, "On the al-Dura affair: Israel officially drank the Kool Aid" Lưu trữ 1 tháng 5 2016 tại Wayback Machine, +972 Magazine, 22 May 2013.

Tư liệu

sửa