Cách mạng Kyrgyzstan 2010

Bạo động Kyrgyzstan năm 2010 là một loạt các cuộc phản kháng của người biểu tình chống chính phủ trên toàn Kyrgyzstan vào năm 2010. Cuộc bạo động bắt nguồn từ sự phản đối cách thức điều hành nền kinh tế yếu kém và sự hạn chế thông tin của chính phủ bằng cách đóng cửa một số phương tiện tiện truyền thông mà đứng đầu là Tổng thống Kurmanbek Bakiyev. Ngày 6 tháng 4 những người biểu tình đã chiếm giữ 1 văn phòng của chính phủ ở Talas, sang ngày mùng 7 đã diễn ra sự đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở thủ đô Bishkek khiến ít nhất 74 người chết 400 người bị thương.[1][2][3]. Tổng thống Bakiyev đã rời thủ đô trên máy bay riêng của ông tới Osh, một chính phủ mới được các nhà lãnh đạo đối lập được lập nên, ngoại trưởng Roza Otunbayeva của chính phủ cũ được chỉ định làm thủ tướng.[4][5]

Cách mạng Kyrgyzstan thứ hai
Một chiếc xe bị phe đối lập đốt cháy gần tòa nhà thủ đô trong các cuộc biểu tình và bạo loạn trên toàn thành phố ở Bishkek, Kyrgyzstan vào ngày 7 tháng 4 năm 2010. Các lính canh có thể được nhìn thấy ở bên trái của khói.
Ngày6 tháng 4 năm 2010 – 14 tháng 12 năm 2010
Địa điểm
Hình thứccuộc biểu tình Nổi loạn
Kết quả
Các phe trong cuộc xung đột dân sự
Nhân vật thủ lĩnh
Kurmanbek Bakiyev Rosa Otunbáeva
Almazbek Atambayev
Omurbek Babanov
Thương vong
~2,000 người chết, 400 người bị thương

Diễn biến

sửa

6 tháng 4

sửa

Ngày mùng 6 tháng 4 khoảng 1000 người biểu tình đã xông vào văn phòng chính phủ ở phía Tây Talas và bắt giữ các nhân viên chính phủ làm con tin. Đến buổi chiều lực lượng an ninh đã kiểm soát được tòa nhà nhưng sau đó những người biểu tình nhanh chóng chiếm lại.[6] Chính quyền Kyrgyzstan đã tiến hành bắt giữ hai nhà lãnh đạo đối lập, Omurbek TekebayevAlmazbek Atambayev.

7 tháng 4

sửa

Vào sáng mùng 7, một nhóm nhỏ người biểu tình đã bị bắt giữ bên ngoài trụ sở của đảng Xã hội dân chủ ở Bishkek. Ngay sau đó, hàng trăm người đã tụ tập tiến hành biểu tình. Cảnh sát tiến hành giải tán đám đồng bằng hơi cay và lựu đạn khói, nhưng sau đó cảnh sát đã không kiểm soát được tình hình, lực lượng biểu tình chiếm giữ 2 xe bọc thép và các vũ khí tự động khác. Nhóm mgười biểu tình sau đó lên tới 3-5.000 người, lực lượng này di chuyển về trung tâm Ala-Too Square, xuất hiện tiếng súng nổ và lựu đạn khói, những người phản kháng bỏ chạy.[6][7] Những người biểu tình được tại Bishkek được tập hợp đầy đủ ở Quảng trường Ala-Too và bao vây Phủ Tổng thống, văn phòng của Tổng thống Kyrgyzstan.[8][9] Cảnh sát bắt đầu sử dụng hơi cay, đạn cao su, lựu đạn để giải tán đám đông.[10]. Người biểu tình đã dùng 2 xe tải để phá cổng tiến vào Nhà Trắng. Cảnh sát đã bắn đạn thật vào người biểu tình[11] Cả cảnh sát và người biểu tình đều bị thương trong cuộc đụng độ, các ghi nhận cho thấy 41 người biểu tình đã thiệt mạng.[12] Tình trạng khẩn cấp được ban bố, lệnh giới nghiêm được ban ra, tiến hành giới nghiêm từ 10 giờ tối ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.[11][13]

Đến cuối ngày thì người biểu tình và lực lượng đối lập xông vào trụ sở Quốc hội, lãnh tụ đối lập Omurbek Tekebayev bị bắt trước đó đã được thả ra[14] Trụ sở của Đài truyền hình trung ương KTR cũng bị lực lượng biểu tình chiếm giữ.[6]

Phản ứng quốc tế

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Kyrgyz provisional authorities dismiss parliament, take over from president, govt.; 74 killed in protests”. ngày 8 tháng 4 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.
  2. ^ Leonard, Peter (7 tháng 4 năm 2010). “Kyrgyzstan opposition forms own new government”. Associated Press. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.
  3. ^ “Focus-Fen”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.
  4. ^ Levy, Clifford (7 tháng 4 năm 2010), “Opposition Claims Control in Kyrgyzstan”, New York Times, Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2018, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010
  5. ^ Opposition Claims Control in Kyrgyzstan, CNN, 7 tháng 4 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010
  6. ^ a b c Siegel, Matt (7 tháng 4 năm 2010), “Interior minister killed in Kyrgyzstan uprising”, Sydney Morning Herald, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2010, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.
  8. ^ Saralayeva, Leila (7 tháng 4 năm 2010). “Protesters clash with police in Kyrgyzstan”. Associated Press.
  9. ^ Leonard, Peter (7 tháng 4 năm 2010). “Violence erupts at Kyrgyzstan opposition rallies”. Associated Press. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.
  10. ^ “Kyrgyzstan protests spread to capital, Bishkek”, BBC, 7 tháng 4 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2010, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010
  11. ^ a b “Mobs roam Bishkek, gunfire continues”, EurasiaNet, 7 tháng 4 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2018, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010
  12. ^ Levy, Clifford J. “Upheaval in Kyrgyzstan as Leader Flees”. New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.
  13. ^ “State of emergency declared in Kyrgyzstan”, RTE News, 7 tháng 4 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2010, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010
  14. ^ “Rioters storm Parliament in Kyrgyzstan capital”, RIA Novosti, 7 tháng 4 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2010, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010
  15. ^ “Statement attributable to the Spokesperson for the Secretary-General on Kyrgyzstan” (Thông cáo báo chí). United Nations. 6 tháng 4 năm 2010.
  16. ^ “U.N. Secretary-General Ban 'shocked' by widespread violence in Kyrgyzstan”, Thaindian News, 7 tháng 4 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010
  17. ^ “International community urges dialogue in Kyrgyzstan”. Russia Today. 8 tháng 4 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.
  18. ^ “Belarus appeals for political stability in Kyrgyzstan”. Belarusian Telegraph Agency. 8 tháng 4 năm 2010.
  19. ^ Xinhua (8 tháng 4 năm 2010). “China 'deeply concerned' over Kyrgyz situations”. China Daily. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa