Các dân tộc nói tiếng Semit cổ đại

Các dân tộc nói tiếng Semit cổ đại (Ancient Semitic-speaking peoples) là những người nói thứ ngôn ngữ Semit (Xê-mít) từng sống khắp Cận Đông cổ đạiBắc Phi trong thời cổ đại, bao gồm vùng Levant, Lưỡng Hà (Mesopotamia), Bán đảo Ả RậpCarthage từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên cho đến hết thời cổ đại, với một số, chẳng hạn như người Assyria, Mandaea, người Ả Rập , Arameans, Người Samaringười Do Thái có tính liên tục cho đến ngày nay. Cần phân biệt nội hàm của các giống dân nói thứ tiếng Semit cổ xưa với thuật ngữ "người Semit" (phát âm tiếng Việt như là người Xê-mít) là một thuật ngữ cho một nhóm dân tộc, văn hóa hoặc chủng tộc nói hoặc nói các ngôn ngữ Semit[1][2][3][4]. Có một số địa điểm được đề xuất là nơi có thể phát tích nguồn gốc của các dân tộc nói tiếng Semitic là vùng Lưỡng Hà, Levant, Đông Địa Trung Hải, EritreaEthiopia[5].

Người Do Thái là hậu nhân của người Xê-mít, họ là đối tượng của cái gọi là "Chống chủ nghĩa Xê-mít" hay là chủ nghĩa bài Do Thái

Đại cương

sửa
 
Họa phẩm về một phụ nữ Hassana Altamimiya ở vùng Bắc Phi
 
Một phụ nữ trẻ người Ả rập, cũng là hậu nhân của các giống dân nói thứ tiếng Xê-mít cổ xưa

Thứ tiếng của dân tộc nói tiếng Semit cổ đại thường được chia thành ba nhánh: ngôn ngữ Semit miền Đông, ngôn ngữ Semit miền Trungngôn ngữ Semiti miền Nam. Ngôn ngữ Semiti nguyên thủy có thể được sử dụng lần đầu tiên vào đầu thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên ở Tây Á, và các dạng ngôn ngữ Semiti cổ xưa nhất được chứng thực có niên đại từ đầu đến giữa thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên (Thời kỳ đồ đồng sớm). Những người nói tiếng Semit miền Đông bao gồm những cư dân của Đế quốc Akkad, Ebla, Assyria, Babylon, hai dân tộc sau cuối cùng đã chuyển sang Đông Aramaic và có lẽ là Dilmun. Tiếng Semit miền Trung sau này đã kết hợp ngôn ngữ Semit Tây Bắctiếng Ả Rập. Những người nói ngôn ngữ Semitic Tây Bắcngười Canaan (bao gồm người Phoenicia, người Punic, người Amorite (người A-mo-rít), Edomites, Moabitesngười Hebrew), người Arameans và cư dân Ugarit. Các dân tộc nói tiếng Semit miền Nam bao gồm những người nói ngôn ngữ Ả Rập Nam hiện đạiNhóm ngôn ngữ Semit Ethiopia.

Vùng Bán đảo Ả RậpBắc Phi cũng được xem là nơi phát tích những giống dân nói tiếng Xê-mít cổ xưa. Một quan điểm phổ biến cho rằng các ngôn ngữ Semiti có nguồn gốc từ Levant vào khoảng năm 3800 trước Công nguyên, và sau đó cũng được du nhập vào Sừng Châu Phi vào khoảng năm 800 trước Công nguyên từ phía nam bán đảo Ả Rập và đến Bắc Phi và miền nam Tây Ban Nha với sự hình thành thành bang Carthage cổ đại vào thế kỷ thứ chín trước Công nguyên và Cádiz vào thế kỷ thứ mười trước Công nguyên[6][7][8]. Vì hầu hết những bộ tộc du cư ở vùng Cận Đông cổ đại nói tiếng Semiti nhưng không hẳn tất cả các giống dân nói tiếng Semitic đều du cư, do đó trong quá trình nghiên cứu vẫn có nhiều ý kiến phân tích khác nhau.

Nhiều nỗ lực đã bỏ ra để tìm mối tương quan giữa một hoặc nhiều cuộc di cư sắc tộc lớn vào thời sơ sử với một cuộc xâm chiếm của người Semite, nhưng các ý kiến của các học giả về vấn đề này phân tán nhiều. Khu vực mà các dân tộc nói tiếng Semiti trong những thời đại lịch sử ban đầu bao gồm bán đảo Ả Rập và các vùng xáp nhập phía bắc: sa mạc Syria, Syria-Palestine và một phần của Lưỡng Hà. Theo học thuyết cổ điển, mọi người Semit xuất thân là những bộ tộc du cư sống trong phần trung tâm của khu vực này. Vào những khoảng thời gian khác nhau những nhóm người họ rời sa mạc Syria-Ả Rập để định cư trong những khu vực ngoại vi, hầu hết thuộc Lưỡng Hà và Syria-Palestine. Họ gồm những giống dân:

Chú thích

sửa
 
Một văn bản cổ xưa bằng ngôn ngữ Xê-mít cổ đại
  1. ^ Liverani1995, tr. 392: "A more critical look at this complex of problems should advise employing today the term and the concept "Semites" exclusively in its linguistic sense, and, on the other hand, tracing back every cultural fact to its concrete historical environment. The use of the term "Semitic" in culture, subject as it is to arbitrary simplifications, shows methodological risks which exceed by far the possibility of positive historical analysis. In any case the Semitic character of every cultural fact is a problem which in each situation must be ascenained in its limits and in its historical setting (both in time and in the social environment), and may not be assumed as obvious or traced back to a presumed "Proto-Semitic" culture, statically conceived."
  2. ^ Về việc sử dụng các thuật ngữ của người Hồi giáo (chống) Semitic và và (người chống đối) trong bài diễn văn Trung Đông hiện đại, Orientalia Suecana LXI SUP. (2012) bởi Lutz Eberhard Edzard Lưu trữ 2017-10-11 tại Wayback Machine: "Trong bối cảnh ngôn ngữ học, thuật ngữ" Semitic "nói chung không gây tranh cãi... Là một thuật ngữ dân tộc," Semitic "tốt nhất nên tránh trong những ngày này, mặc dù nghiên cứu di truyền đang diễn ra (mà nghiên cứu di truyền đang diễn ra (mà cũng được hỗ trợ bởi chính cộng đồng học giả Israel) cố gắng củng cố một cách khoa học một khái niệm như vậy. "
  3. ^ Đánh giá về "Người Ca-na-an" (1964) của Marvin Pope: "Thuật ngữ" Semitic ", do Schlozer đặt ra năm 1781, nên được giới hạn nghiêm ngặt đối với các vấn đề ngôn ngữ vì đây là lĩnh vực duy nhất có thể đạt được mức độ khách quan. ngôn ngữ bao gồm một gia đình ngôn ngữ khá khác biệt, một thực tế được đánh giá cao từ lâu trước khi mối quan hệ của các ngôn ngữ Ấn-Âu được công nhận. Dân tộc học và dân tộc học của các dân tộc nói hoặc vẫn nói ngôn ngữ Semitic hoặc là phương ngữ lẫn lộn và nhiều vấn đề lẫn lộn hơn và một trong đó chúng ta có ít sự kiểm soát khoa học"
  4. ^ Glöckner, Olaf; Fireberg, Haim (ngày 25 tháng 9 năm 2015). Being Jewish in 21st-Century Germany. De Gruyter. tr. 200. ISBN 978-ngày 3 tháng 11 năm 35015-9 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). ...there is no Semitic ethnicity, only Semitic languages
  5. ^ Early Semitic. A diachronical inquiry into the relationship of Ethiopic to the other so-called South-East Semitic languages
  6. ^ Kitchen, A.; Ehret, C.; Assefa, S.; Mulligan, C. J. (29 tháng 4 năm 2009). “Bayesian phylogenetic analysis of Semitic languages identified an Early Bronze Age origin of Semitic in the Near East”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 276 (1668): 2703–2710. doi:10.1098/rspb.2009.0408. PMC 2839953. PMID 19403539.
  7. ^ Sabatino Moscati (January 2001). The Phoenicians. I.B. Tauris. p. 654. ISBN 978-1-85043-533-4.
  8. ^ Kitchen, A.; Ehret, C.; Assefa, S.; Mulligan, C. J. (29 tháng 4 năm 2009). “Bayesian phylogenetic analysis of Semitic languages identifies an Early Bronze Age origin of Semitic in the Near East”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 276 (1668): 2703–2710. doi:10.1098/rspb.2009.0408. PMC 2839953. PMID 19403539.

Tham khảo

sửa

Xem thêm

sửa