Các bãi cạn Frigate Pháp

Các bãi cạn Frigate Pháp (tiếng Anh: French Frigate Shoals; tiếng Hawaii: Kānemilohaʻi) là rạn san hô vòng lớn nhất quần đảo Tây Bắc Hawaii. Nơi này nằm cách Honolulu 487 hải lý (902 km) về phía tây bắc. Tên gọi "Frigate Pháp" là để tưởng nhớ sự kiện hai tàu frigate dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm người Pháp Jean-François de La Pérouse "tìm ra" rạn vòng này vào năm 1786. Về mặt hành chính, khu vực này thuộc quận Honolulu, Hawaii.[1] Cục Hoang dã và Cá Hoa Kỳ quản lý nơi này như một field station nằm trong Khu bảo vệ hải dương quốc gia Papahānaumokuākea.

Các bãi cạn Frigate Pháp
Ảnh chụp rạn san hô vòng mang tên "Các bãi cạn Frigate Pháp" (nguồn: NASA)
Vị trí của các bãi cạn Frigate Pháp
Vị trí của các bãi cạn Frigate Pháp
Vị trí của các bãi cạn Frigate Pháp
Địa lý
Vị tríThái Bình Dương
Tọa độ23°46′B 166°11′T / 23,767°B 166,183°T / 23.767; -166.183 (Các bãi cạn Frigate Pháp)
Quần đảoTây Bắc Hawaii
Hành chính
Hoa Kỳ
Tiểu bangHawaii
QuậnHonolulu

Tên gọi

sửa

Ngày 6 tháng 11 năm 1786, hai tàu frigate của Pháp là AstrobaleBoussole dưới sự chỉ huy của bá tước La Pérouse đã suýt bị mắc cạn tại rạn san hô vòng này nhưng đã kịp thời tránh được tai nạn. Họ gọi nó là basse des Frégates Françaises, nghĩa là "bãi cạn Các Tàu Frigate Pháp".[2]

Địa lý

sửa
 
Đỉnh nhọn La Perouse

Các bãi cạn Frigate Pháp gồm một rạn san hô hình lưỡi liềm dài 20 dặm (32 km), mười hai đê cát (đảo) và một hòn đá nổi mang tên đỉnh nhọn La Perouse. Tổng diện tích đất của các đảo nhỏ chỉ là 248.914 m², trong khi tổng diện tích rạn san hô là hơn 938.870.690 m². Đảo Tern với diện tích 26.014 mẫu Anh (10.527 ha) có một đường băng và nơi định cư cho một số ít người.

Đỉnh nhọn La Perouse (tiếng Anh: La Perouse Pinnacle, đặt theo tên của bá tước La Pérouse) là một hòn đá nổi nằm giữa rạn san hô vòng. Đây là khối đá núi lửa cổ nhất và xa xôi nhất của chuỗi đảo Hawaii. La Perouse cao 122 foot (37 m)[2] và được bao quanh bởi những rạn san hô đẹp mắt. Khi nhìn từ xa, khối đá này thường bị nhầm lẫn với một con tàu do hình dáng riêng có của mình.

"Đảo" Whale-Skate (gồm hai "đảo" là Whale và Skate) là đối tượng địa lý chìm dưới biển. Các đảo này phải gánh chịu tình trạng xói mòn nghiêm trọng bắt đầu từ giữa thập niên 1960. Đến cuối thập kỉ 1990 thì đảo Whale-Skate chìm ngập hoàn toàn dưới nước.

Danh sách đảo thuộc rạn vòng Frigate Pháp[3]
Đảo Số hiệu lô đất Diện tích
(m²)
Toạ độ Bản đồ
Đảo Shark 1010 4.294 23°51′9,9″B 166°19′26,3″T / 23,85°B 166,31667°T / 23.85000; -166.31667
 
Đảo Tern 1009 105.276

23°52′10,7″B 166°17′4,6″T / 23,86667°B 166,28333°T / 23.86667; -166.28333

Đảo Trig 1008 23.298

23°52′17,8″B 166°14′35,9″T / 23,86667°B 166,23333°T / 23.86667; -166.23333

Đảo Skate 1) 1007 12.808

23°52′2,8″B 166°13′53,9″T / 23,86667°B 166,21667°T / 23.86667; -166.21667

Đảo Whale 1) 1007 19.212

23°52′2″B 166°13′51,1″T / 23,86722°B 166,21667°T / 23.86722; -166.21667

Đảo Round 2) 1006 3.078

23°49′36″B 166°13′46,1″T / 23,82667°B 166,21667°T / 23.82667; -166.21667

Đảo Mullet 2) 1006 2.462

23°49′29,3″B 166°13′29,5″T / 23,81667°B 166,21667°T / 23.81667; -166.21667

Đảo East 1005 35.853

23°47′12,5″B 166°12′32,8″T / 23,78333°B 166,2°T / 23.78333; -166.20000

Đảo Gin 1004 9.708

23°44′4,3″B 166°09′56,1″T / 23,73333°B 166,15°T / 23.73333; -166.15000

Đảo Little Gin 1003 19.448

23°43′43,6″B 166°09′50,5″T / 23,71667°B 166,15°T / 23.71667; -166.15000

Đảo Disappearing 1002 9.800

23°38′39,5″B 166°10′15,8″T / 23,63333°B 166,16667°T / 23.63333; -166.16667

Đỉnh nhọn La Perouse 1011 3.677

23°47′8″B 166°12′46″T / 23,78556°B 166,21278°T / 23.78556; -166.21278

Đảo Bare 3) - 400

23°47′33,25″B 166°12′5,75″T / 23,78333°B 166,2°T / 23.78333; -166.20000

Đảo Near 4) - 400 23°48′20″B 166°13′46″T / 23,80556°B 166,22944°T / 23.80556; -166.22944


1) Hải đảo Whale và Skate (đảo Whale-Skate) được liệt kê vào chung một lô với diện tích là 32.020 m² theo tài liệu thống kê đất đai. Tỉ lệ diện tích giữa hai đảo là 2:3.

2) Các đảo Round và Mullet được tài liệu thống kê đất đai xếp chung vào một lô có số hiệu là 1006 với tổng diện tích đạt 5540 m². Theo báo cáo năm 1971 thì mỗi đảo có diện tích lần lượt là 0,4 and 0,5 mẫu Anh (khoảng 1619 m² và 2023 m²).

3) Có thể thấy đảo Bare trên ảnh vệ tinh nhưng đảo lại không được liệt kê trong dãy điều tra (census tract) đất đai quận Honolulu, Hawaii.[4] Amerson Jr (1971) cho rằng đảo có diện tích là 0,1 mẫu Anh (khoảng 400 m²).[5]

4) Theo báo cáo năm 1971 thì "đảo" Near thực chất chìm dưới biển.

Sinh thái

sửa
 
Rạn vòng này là nơi trú ngụ quan trọng của hải cẩu thầy tu Hawaii và hải âu Laysan
 
Cốc biển đen và chim điên chân đỏ tại đảo Tern

Hệ thống rạn san hô ở các bãi cạn Frigate Pháp bao gồm 41 loài san hô cứng, bao gồm vài loài không thể tìm thấy ở các đảo chính trong quần đảo Hawaii. Ngoài ra còn có hơn 600 loài động vật không xương sống biển - trong đó có nhiều loài đặc hữu - sinh sống tại đây.

Hơn 150 loài tảo sống giữa các rạn san hô, và khu vực sát cạnh đỉnh nhọn La Perouse có những khu hệ tảo biển đặc biệt đa dạng. Điều này dẫn người ta đến một suy đoán rằng dòng chảy vào mang theo chất dinh dưỡng bổ sung - dưới dạng phân chim - là nhân tố góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học và năng suất sinh học của tảo trong môi trường này. Vùng nước tại các rạn san hô là ngôi nhà cho rất nhiều loài . Loài cá đặc hữu của Hawaii là Genicanthus personatus cũng tương đối phổ biến tại đây. Phần lớn đồi mồi dứa của Hawaii tìm đến đây làm tổ. Các hòn đảo nhỏ trong các bãi cạn Frigate Pháp là nơi trú ẩn cho cộng đồng hải cẩu thầy tu Hawaii lớn nhất còn sống sót.

Các đảo tại đây cũng là các sân chim quan trọng của chim biển. 18 loài chim biển - trong đó có Phoebastria nigripes, Phoebastria immutabilis, Pterodroma hypoleuca, Bulweria bulwerii, Puffinus pacificus, Puffinus nativitatis, Oceanodroma tristrami, Onychoprion lunatus, Procelsterna cerulea, Anous stolidus, Anous minutus, Phaethon rubricauda, Sula dactylatra, Sula sula, Sula leucogaster, Fregata minor, Onychoprion fuscatusGygis alba - làm tổ tại nơi đây, hầu hết (16) là trên đảo Tern. Hai loài còn lại là Procelsterna ceruleaAnous minutus chỉ làm tổ trên đỉnh nhọn La Perouse. Hòn đảo cũng là nơi trú đông của vài loài chim lội.

Trong chuyến nghiên cứu vào tháng 10 năm 2006 của Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), các nhà khoa học đã xác định thêm 100 loài chưa bao giờ thấy ở vùng này, trong đó có nhiều loài hoàn toàn mới.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “About the City” (bằng tiếng Anh). City and County of Honolulu, Hawaii. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013.
  2. ^ a b Rauzon, Mark J. (2001). Isles of Refuge: Wildlife and History of the Northwestern Hawaiian Islands. University of Hawaii Press. tr. 54. ISBN 978-0824823306.
  3. ^ “Detailed Tables - American FactFinder” (bằng tiếng Anh). American FactFinder. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ “Honolulu County (003), Census 2000 Block Map” (PDF) (bằng tiếng Anh). statecountymaps.com. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ Amerson Jr., A. Binion (1971). “The Natural History of French Frigate Shoals, Northwestern Hawaiian Islands”. Atoll Research Bulletin (150).. Trích dẫn trang 28: Đảo Bare... bị ngập sóng khi thủy triều lên. Đảo thường có chiều dài là 100 ft, chiều rộng là 10 ft và cao 4 ft. Diện tích của đảo là 0,1 mẫu Anh. Wetmore (1923) mô tả đảo "dài 60 yd, rộng 10 ft, đơn thuần là một gờ cát cao 5 ft so với mực nước biển và rõ ràng là bị sóng biển tràn ngập.}}
  6. ^ “Census of Marine Life, Census of Coral Reefs Expedition to French Frigate Shoals (Returned ngày 28 tháng 10 năm 2006)”. hawaiiatolls.org. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013.

Liên kết ngoài

sửa