Cá nhám voi
Cá nhám voi hay cá mập voi (danh pháp hai phần: Rhincodon typus) là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp Cá sụn (Chondrichthyes). Loài cá này nắm giữ nhiều kỷ lục về kích thước trong vương quốc loài vật, tiêu biểu nhất là danh hiệu động vật có xương sống không phải thú lớn nhất còn tồn tại. Ngoài ra đây cũng là thành viên duy nhất của chi Rhincodon và là thành viên cuối cùng còn sót lại của họ Rhincodontidae.
Cá nhám voi | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: [1] | |
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Chondrichthyes |
Phân lớp (subclass) | Elasmobranchii |
Bộ (ordo) | Orectolobiformes |
Họ (familia) | Rhincodontidae (Müller và Henle, 1839) |
Chi (genus) | Rhincodon Smith, 1829 |
Loài (species) | R. typus |
Danh pháp hai phần | |
Rhincodon typus (Smith, 1828) | |
Phân bố của cá nhám voi |
Cá nhám voi thường xuất hiện ở vùng nước mặt thoáng trên các đại dương nhiệt đới và hiếm khi bắt gặp ở những vùng nước có nhiệt độ dưới 21 °C (70 °F).[2] Qua các nghiên cứu kỹ lưỡng về cá nhám voi, người ta ước tính tuổi thọ của loài này là từ 80–130 năm.[3][4][5] Loài cá này sở hữu cái miệng rất rộng và có khả năng lọc thức ăn, tương tự như hai loài cá mập khác là cá mập miệng to và cá mập phơi nắng. Chúng hầu như chỉ ăn sinh vật phù du và cá nhỏ, đồng thời không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với con người.
Tên gọi
sửaLoài này được nhận dạng lần đầu tiên vào năm 1828, sau khi một mẫu vật dài 4,6 m (15 ft) bị bắt được ở Vịnh Table thuộc Nam Phi. Họ Rhincodontidae đã không được thông qua cho tới tận năm 1984.[6] Tên gọi "cá nhám voi" có lẽ bắt nguồn từ kích thước lớn hệt như cá voi,[7] đồng thời loài này còn có cơ chế lọc thức ăn tương tự như cá voi tấm sừng.
Cơ thể học và hình dạng
sửaMiệng cá nhám voi có thể chứa đến 300 hàng răng nhỏ và 20 tấm sừng màng lọc, được chúng sử dụng để lọc thức ăn. Không giống như nhiều thành viên trong cùng phân lớp khác, miệng của cá nhám voi nằm phía trước đầu chứ không phải ở phần dưới của đầu. Chiều dài của cá nhám voi áng chừng khoảng từ 9–11 m, nặng từ 10-15 tấn. Trong đó, một cá thể dài 12,1 m (39,7 ft) sở hữu cái miệng rộng đến 1,55 m (5,1 ft).[8] Là một phần trong quá trình ăn uống, loài có này có 5 cặp mang lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng, với phần da giống như "bàn cờ đam" vì chứa các đốm màu vàng nhạt cùng các sọc. Các đốm này là duy nhất cho từng cá thể. Lớp da của chúng có thể dày tới 15 cm, sờ vào rất cứng và thô ráp.[9] Ngoài ra, loài này còn có ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông, trải dài từ phần đỉnh đầu cho đến cuống đuôi.[10] Cơ thể cá nhám voi có cặp vây lưng cách nhau khá xa, đồng thời còn có hai vây ngực và một vây hậu môn nằm ở giữa. Đuôi của cá nhám voi non có vây trên lớn hơn vây dưới nhưng ở cá nhám voi trưởng thành thì đuôi có hình bán nguyệt hay hình trăng lưỡi liềm. Các lỗ thở của chúng nằm ngay sau mắt. Cá nhám voi không phải là những tay bơi lội cừ khôi; toàn thân của nó chuyển động khi bơi, kết quả là nó có vận tốc thấp rất bất thường khi so với các loại cá mập, trong đó vận tốc trung bình của loài này chỉ đạt khoảng 5 km/h.
Bộ gen hoàn chỉnh kèm theo chú giải của loài cá nhám voi đã được công bố vào năm 2017.[11]
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá nhám voi có thể tự phục hồi sau những chấn thương lớn và có thể tái tạo lại những phần vây nhỏ của chúng.[12] Ngoài ra, các đốm của loài này cũng đã được chứng minh là có khả năng hồi phục so với vùng bị tổn thương trước đây.[13]
-
Bộ xương hàm
-
Mẫu răng của cá nhám voi
-
Mắt
-
Ảnh chụp cận cảnh phần nhãn cầu của cá, được bao phủ bởi nhiều chiếc răng giả da
-
Phần đỉnh đầu
Kích thước
sửaCá nhám voi là loài động vật không phải cá voi lớn nhất trên thế giới. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng sự dị hình giới tính của cá nhám voi được biểu lộ thông qua kích thước của từng cá thể, trong đó con đực không phát triển mạnh bằng con cái. Một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm quan sát sự phát triển của những cá thể cá nhám voi trong vòng 10 năm. Qua đó, các nhà khoa học kết luận rằng con đực trung bình đạt chiều dài từ 8 đến 9 mét (26 đến 30 ft), dù đây không phải là tiêu biểu cho kích thước tối đa mà loài đạt được. Một nghiên cứu tương tự dự đoán con cái đạt chiều dài trung bình khoảng 14,5 m (48 ft), dựa trên những dữ kiện hạn chế hơn.[14] Trong khi đó, những nghiên cứu trước đây đánh giá sự tăng trưởng và tuổi thọ của cá nhám voi đã đưa ra ước tính rằng chiều dài của cá nằm từ 14 đến 21,9 mét (46 đến 72 ft).[3][5][15][16]
Phân bố và môi trường sống
sửaCá nhám voi phân bố ở các đại dương thuộc vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới. Được coi là sống ngoài đại dương nhưng chúng cũng tụ tập lại theo mùa ở một vài khu vực ven bờ như dải đá ngầm Ningaloo ở khu vực miền tây Úc cũng như Pemba và Zanzibar ở khu vực ven bờ đại dương của Đông Phi. Khu vực phân bố của chúng giới hạn trong khoảng vĩ độ ±30 ° tính từ các khu vực này. Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn. Người ta tin rằng chúng sống di trú, nhưng các chuyên gia vẫn không rõ chúng có thể di cư xa bao nhiêu (có thể là di trú xuyên đại dương).
Tập tính tụ tập kiếm ăn theo mùa diễn ra tại một số địa điểm ven biển như Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman, rạn san hô Ningaloo ở Tây Úc, Đảo Darwin thuộc Galápagos, Quintana Roo ở Mexico, vùng Inhambane ở Mozambique, Philippines, Mahe ở Seychelles,[17] hai bờ biển Gujarat[17] và Kerala của Ấn Độ,[18][19] Đài Loan, Hoa Nam[17] và Qatar.[20]
Vào năm 2011, hơn 400 con cá nhám voi đã tụ tập ngoài khơi bờ biển Yucatán. Đây là một trong những cuộc tập trung lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài này.[21]
Chế độ ăn
sửaCá nhám voi là loài có cơ chế lọc thức ăn; kiểu ăn này chỉ tồn tại ở hai loài cá mập còn lại, đó là cá mập phơi nắng và cá mập miệng to. Loài cá này tiêu thụ những sinh vật phù du như giáp xác chân chèo, tôm he, trứng cá, ấu trùng cua đỏ đảo Giáng Sinh[22] cùng các sinh vật trôi nhỏ, chẳng hạn như mực hoặc cá nhỏ.
Các răng nhỏ li ti không giúp ích gì cho quá trình ăn uống của nó, thay vì thế nó hút nước chứa các sinh vật phù du vào qua miệng và đi qua mang lược (có chức năng giữ lại thức ăn) rồi sau đó bị tống ra khỏi bằng mang cung. Những gì mắc lại tại mang lược được nó nuốt hết. Cá nhám voi có thể luân chuyển nước với tốc độ tới 1,7 l/s (3,5 panh (pint) Hoa Kỳ/s). Tuy nhiên, cá nhám voi là loài tích cực săn mồi và chúng phát hiện các mục tiêu như các chỗ có nhiều sinh vật phù du hay cá nhờ các tín hiệu khứu giác chứ không phải luôn luôn chỉ là cơ chế 'hút bụi'.
Theo lời của những thủy thủ thì cá nhám voi tập trung tại các bãi đá ngầm ngoài khơi bờ biển Belize (vùng Caribbean), là nơi có thể bổ sung thêm cho thức ăn thông thường của chúng các loại trứng cá chỉ vàng, được các loài cá này đẻ vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm trong khoảng thời gian 6-7 ngày kể từ ngày trăng tròn trong các tháng này.
Thep ước tính thì mỗi ngày một con cá nhám voi con xơi đến 21 kg (46 pound) sinh vật phù du.[23][24]
Quan hệ đối với con người
sửaHành vi đối với các thợ lặn
sửaDù có kích thước to lớn nhưng cá nhám voi lại không gây nguy hại gì đối với con người. Đây là loài cá rất thân thiện và đôi khi còn cho phép những người bơi lội cưỡi lên chúng,[25][26][27] mặc dù cách làm này không được các nhà khoa học và bảo tồn cá mập khuyến khích vì nó sẽ làm phiền cá nhám voi.[28] Trong khi đó, những cá thể có tuổi đời trẻ hơn rất hiền lành và có thể chơi đùa với các thợ lặn. Một số nhiếp ảnh gia dưới nước, chẳng hạn như Fiona Ayerst, đã chụp những bức ảnh khi chúng bơi gần con người mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.[29]
Cá nhám voi thường được các thợ lặn bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Islas de la Bahía ở Honduras, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Maldives, Hồng Hải, Tây Úc (Rạn san hô Ningaloo, Đảo Giáng Sinh), Đài Loan, Panama (Coiba), Belize, Bãi biển Tofo ở Mozambique, Vịnh Sodwana (Công viên ngập nước iSimangaliso) ở Nam Phi,[29] Quần đảo Galápagos, Saint Helena, Isla Mujeres (Biển Caribbean), La Paz, Baja California Sur và Bahía de los Ángeles ở Mexico, Seychelles, Tây Malaysia, các đảo ngoài khơi phía đông Malaysia bán đảo, Ấn Độ, Sri Lanka, Oman, Fujairah, Puerto Rico, cũng như các vùng thuộc Caribbean.[25] Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy cá nhám voi con ở cận bờ Vịnh Tadjoura, gần quốc gia Djibouti trong khu vực Sừng châu Phi.[30]
Tình trạng bảo tồn
sửaHiện không có ước tính chính xác về quần thể cá nhám voi trên toàn cầu. Loài này được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phân vào diện nguy cấp do tác động của nghề cá, thiệt hại do đánh bắt không chủ ý và va chạm với tàu thuyền, cộng với việc loài này có tuổi thọ dài và tốc độ trưởng thành muộn (30 tuổi).[2][31] Vào tháng 6 năm 2018, Cục Bảo tồn New Zealand đã phân loại cá mập voi vào loại "Di trú"[a] kèm theo định tính "An toàn hải ngoại" theo Hệ thống phân loại đe dọa của New Zealand.[32]
Cá nhám voi, cùng với sáu loài cá mập khác, được đưa vào Bản ghi về Bảo tồn Các loài Cá mập Di cư của CMS.[33] Năm 1998, Philippines đã cấm mọi hoạt động đánh bắt, buôn bán, nhập khẩu và xuất khẩu cá nhám voi vì mục đích thương mại,[34] sau đó các quốc gia Ấn Độ, Đài Loan cũng lần lượt áp dụng điều lệnh này vào tháng 5 năm 2001[35] và tháng 5 năm 2007.[36]
Năm 2010, vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico xảy ra, dẫn đến việc 4.900.000 thùng dầu (780.000 m3) tràn vào một khu vực phía nam của vùng Châu thổ sông Mississippi. Tại nơi đấy, một phần ba số vụ bắt gặp cá nhám voi ở phần phía bắc của vịnh liên tiếp diễn ra trong vài năm gần đây. Các nhân chứng đã xác nhận rằng cá nhám voi không thể nào tránh khỏi vết dầu loang trên mặt biển, nơi mà chúng kiếm ăn trong vài giờ đồng hồ. Tuy vậy, người ta lại không tìm thấy bất kỳ xác chết của một con cá nhám voi nào.
Ngoài ra, loài này cũng được bổ sung vào Phụ lục II của Công ước về Thương mại Quốc tế Các loài Động, Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES) năm 2003 để quy định lại việc buôn bán quốc tế các mẫu vật sống cũng như bộ phận của chúng.[37]
Có đến hàng trăm con cá mập voi bị giết hại mỗi năm ở Trung Quốc để lấy vây, da và dầu.[38]
Sinh sản
sửaGiống như phần lớn các loại cá mập khác, tập tính sinh sản của cá nhám voi vẫn chưa được rõ ràng. Dựa trên nghiên cứu một quả trứng đơn lẻ tìm thấy ngoài khơi México vào năm 1956, người ta cho rằng chúng là loài đẻ trứng, nhưng con cá nhám voi cái có chửa bị bắt vào tháng 7 năm 1996 chứa tới 300 cá nhám voi con lại chỉ ra rằng chúng là loài đẻ con với sự phát triển của cơ chế noãn thai sinh.[4][39][40] Các trứng phát triển thành cá con trong cơ thể con mẹ bằng các nguồn dưỡng chất ngay trong trứng và con mẹ sẽ đẻ các con non dài 40 – 60 cm. Người ta tin rằng cá nhám voi đạt tới độ tuổi trưởng thành vào khoảng 30 năm và chúng có tuổi thọ ước tính khoảng 60 - 150 năm.[31]
Xem thêm
sửaGhi chú
sửa- ^ Những loài "ghé thăm" New Zealand như một phần trong vòng đời của chúng.
Chú thích
sửa- ^ Jurassic Shark (2000) documentary by Jacinth O'Donnell; broadcast on Discovery Channel, ngày 5 tháng 8 năm 2006
- ^ a b c Norman, Brad (2000). Rhincodon typus. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập 11 tháng 5 năm 2006. Mục của CSDL có kèm lý giải tại sao loài này sắp nguy cấp.
- ^ a b Hsu, Hua Hsun; Joung, Shoou Jeng; Hueter, Robert E.; Liu, Kwang Ming (2014). “Age and growth of the whale shark (Rhincodon typus) in the north-western Pacific”. Marine and Freshwater Research (bằng tiếng Anh). 65 (12): 1145. doi:10.1071/MF13330. ISSN 1323-1650.
- ^ a b Colman, J. G. Froese, Ranier; Pauly, Daniel (biên tập). “Rhincodon typus”. FishBase. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2006.
- ^ a b Perry, Cameron T.; Figueiredo, Joana; Vaudo, Jeremy J.; Hancock, James; Rees, Richard; Shivji, Mahmood (2018). “Comparing length-measurement methods and estimating growth parameters of free-swimming whale sharks (Rhincodon typus) near the South Ari Atoll, Maldives”. Marine and Freshwater Research (bằng tiếng Anh). 69 (10): 1487. doi:10.1071/MF17393. ISSN 1323-1650.
- ^ Martin, R. Aidan. “Rhincodon or Rhiniodon? A Whale Shark by Any Other Name”. ReefQuest Centre for Shark Research.
- ^ Brunnschweiler, J. M.; Baensch, H.; Pierce, S. J.; Sims, D. W. (ngày 3 tháng 2 năm 2009). “Deep-diving behaviour of a whale shark Rhincodon typus during long-distance movement in the western Indian Ocean”. Journal of Fish Biology. 74 (3): 706–14. doi:10.1111/j.1095-8649.2008.02155.x. PMID 20735591.
- ^ Kaikini, A. S.; Ramamohana Rao, V.; Dhulkhed, M. H. (1959). “A note on the whale shark Rhincodon typus Smith, stranded off Mangalore”. Central Marine Fisheries Research Unit, Mangalore.
- ^ Norman, Brad. (2002). CITES identification manual. Environment Australia. ISBN 0-642-54900-1. OCLC 54364165.
- ^ Norman, Brad. (2002). CITES identification manual. Environment Australia. ISBN 0-642-54900-1. OCLC 54364165.
- ^ Read, Timothy D.; Petit, Robert A.; Joseph, Sandeep J.; Alam, Md. Tauqeer; Weil, M. Ryan; Ahmad, Maida; Bhimani, Ravila; Vuong, Jocelyn S.; Haase, Chad P. (tháng 12 năm 2017). “Draft sequencing and assembly of the genome of the world's largest fish, the whale shark: Rhincodon typus Smith 1828”. BMC Genomics. 18 (1): 532. doi:10.1186/s12864-017-3926-9. ISSN 1471-2164. PMC 5513125. PMID 28709399.
- ^ Phương, Hà (9 tháng 3 năm 2021). “Phát hiện mới về khả năng phục hồi sau chấn thương của cá nhám voi”. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Truy cập 15 tháng 7 năm 2021.
- ^ Womersley, Freya; Hancock, James; Perry, Cameron T.; Rowat, David (tháng 2 năm 2021). “Wound-healing capabilities of whale sharks (Rhincodon typus) and implications for conservation management”. Conservation Physiology. 9 (1): coaa120. doi:10.1093/conphys/coaa120. PMC 7859907. PMID 33569175.
- ^ Meekan, Mark G.; Taylor, Brett M.; Lester, Emily; Ferreira, Luciana C.; Sequeira, Ana M. M.; Dove, Alistair D. M.; Birt, Matthew J.; Aspinall, Alex; Brooks, Kim; Thums, Michele (2020). “Asymptotic Growth of Whale Sharks Suggests Sex-Specific Life-History Strategies”. Frontiers in Marine Science (bằng tiếng Anh). 7. doi:10.3389/fmars.2020.575683. ISSN 2296-7745. S2CID 221712078.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:8
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênong
- ^ a b c Pierce, S.J.; Norman, B. (2016). “Rhincodon typus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T19488A2365291. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T19488A2365291.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Drive to conserve whale shark”. The Hindu. ngày 30 tháng 8 năm 2017 – qua www.thehindu.com.
- ^ Kaushik, Himanshu (ngày 30 tháng 8 năm 2014). “Whale sharks found off Gujarat coast no expats, they are Indian”. The Times of India. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
- ^ Dekker, Stefanie (ngày 17 tháng 7 năm 2020). “'What a privilege': Swimming with endangered whale sharks in Qatar”. Aljazeera. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020.
- ^ de la Parra Venegas, Rafael; Hueter, Robert; Cano, Jaime González; Tyminski, John; Remolina, José Gregorio; Maslanka, Mike; Ormos, Andrea; Weigt, Lee; Carlson, Bruce; Dove, Alistair (ngày 29 tháng 4 năm 2011). “An Unprecedented Aggregation of Whale Sharks, Rhincodon typus, in Mexican Coastal Waters of the Caribbean Sea”. PLOS ONE. 4. 6 (4): e18994. Bibcode:2011PLoSO...618994D. doi:10.1371/journal.pone.0018994. PMC 3084747. PMID 21559508.
- ^ Morelle, Rebecca (ngày 17 tháng 11 năm 2008). “Shark-cam captures ocean motion”. BBC News. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.
- ^ Motta, Philip J; Maslanka, Michael; Hueter, Robert E; Davis, Ray L; de la Parra, Rafael; Mulvany, Samantha L; Habegger, Maria Laura; Strother, James A; Mara, Kyle R; Gardiner, Jayne M; Tyminski, John P; Zeigler, Leslie D (tháng 8 năm 2010). “Feeding anatomy, filter-feeding rate, and diet of whale sharks Rhincodon typus during surface ram filter feeding off the Yucatan Peninsula, Mexico”. Zoology (Jena). 113 (4): 199–212. doi:10.1016/j.zool.2009.12.001.
- ^ Schmidt, Jennifer V. (ngày 4 tháng 12 năm 2010). “Whale Sharks are BIG eaters!”. The Shark Research Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2016.
- ^ a b Compagno, Leonard J. V. (ngày 26 tháng 4 năm 2002). Sharks of the World: An Annotated and Illustrated Catalogue of Shark Species Known to Date: Bullhead, Mackerel and Carpet Sharks. 2. Food & Agriculture Organization of the United Nations (FAO). ISBN 978-92-5-104543-5.
- ^ “Favorite Wins of 2013”. Break.com. tr. 1:24. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.
- ^ Robbins J. (ngày 18 tháng 7 năm 2017). Watch Iranian fisherman 'surf' on top of a whale shark across the Persian Gulf. International Business Times. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017
- ^ Whitehead, Darren Andrew (2014) Establishing a quantifiable model of whale shark avoidance behaviours to anthropogenic impacts in tourism encounters to inform management actions, University of Hertfordshire.
- ^ a b Pictures of the Day: Tuesday, Aug. 04, 2009. Time magazine, "A 40-foot whale shark and a brave snorkeler swim off the South African coast."
- ^ Hawes, Craig (ngày 2 tháng 4 năm 2013) Snorkelling with whale sharks in Djibouti. gulfnews.com
- ^ a b Trung, Phạm (17 tháng 9 năm 2020). “Cá mập voi - loài cá lớn nhất đại dương?”. Báo Quốc Tế. Truy cập 15 tháng 7 năm 2021.
- ^ Duffy, Clinton A. J.; Francis, Malcolm; Dunn, M. R.; Finucci, Brit; Ford, Richard; Hitchmough, Rod; Rolfe, Jeremy (2018). Conservation status of New Zealand chondrichthyans (chimaeras, sharks and rays), 2016 (PDF). Wellington, New Zealand: Department of Conservation. tr. 11. ISBN 9781988514628. OCLC 1042901090.
- ^ “Memorandum of understanding on the conservation of migratory sharks” (PDF). Convention on migratory species. tr. 10. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012.
- ^ Whale Sharks Receive Protection in the Philippines Lưu trữ 2020-02-16 tại Wayback Machine. hayop.0catch.com. 27 March 1998
- ^ National Regulations on Whale Shark fishing. Department of Sustainability, Environment, Water, Population and Communities.
- ^ COA bans fishing for whale sharks. Taipei Times, 27 May 2007, p. 4.
- ^ Whale shark. cites.org
- ^ “Hundreds of sharks killed in China”. ngày 5 tháng 2 năm 2014.
- ^ Joung, Shoou-Jeng; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 1996). “The whale shark, Rhincodon typus, is a livebearer: 300 embryos found in one 'megamamma' supreme”. Environ. Biol. Fish. 46 (3): 219–223. doi:10.1007/BF00004997. S2CID 22250254.
- ^ Clark, Eugenie. “Frequently Asked Questions”. Sharklady. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
Đọc thêm
sửa- Colman, J.G. (tháng 12 năm 1997). “A review of the biology and ecology of the whale shark”. J. Fish Biol. 51 (6): 1219–34. doi:10.1111/j.1095-8649.1997.tb01138.x. PMID 29991171.
- FAO web page on Whale shark
- “Whale Sharks, Whale Shark Pictures, Whale Shark Facts”. Animals, Animal Pictures, Wild Animal Facts. ngày 10 tháng 9 năm 2010.
Liên kết ngoài
sửa- Whale shark (fish) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Rhincodon typus. FishBase. Ed. Ranier Froese và Daniel Pauly. Phiên bản tháng 11 năm 2004. N.p.: FishBase, 2004.
- Rhincodon typus (TSN 159857)[liên kết hỏng]. ITIS. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2005.
- marinebio: Cá nhám voi (Rhincodon typus)
- ECOCEAN Thư viện ảnh nhận dạng cá nhám voi Lưu trữ 2018-01-02 tại Wayback Machine
- WhalesharkProject.org
- Dữ liệu và hình ảnh về cá nhám voi
- Cá nhám voi
- TimeAsia.com: Tốt nhất của châu Á, động vật tốt nhất có thể gặp được Lưu trữ 2004-11-20 tại Wayback Machine
- Theo đường di trú của cá nhám voi Lưu trữ 2006-06-18 tại Wayback Machine
- Cá nhám voi ngoài khơi Utila, quần đảo Vịnh, Honduras
- Sơ lược về cá nhám voi Lưu trữ 2006-06-02 tại Wayback Machine và cá nhám voi tại Belize Lưu trữ 2006-06-02 tại Wayback Machine từ Nature Conservancy
- NingalooReefTeach.com Lưu trữ 2014-01-18 tại Wayback Machine
- Hình ảnh video về cá nhám voi Lưu trữ 2011-06-09 tại Wayback Machine
- Facts About Whale Sharks