Cá nóc chấm cam

loài cá

Cá nóc chấm cam (tên khoa học: Torquigener gloerfelti) là một loài cá biển thuộc chi Torquigener trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1984.

Cá nóc chấm cam
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Torquigener
Loài (species)T. gloerfelti
Danh pháp hai phần
Torquigener gloerfelti
Hardy, 1984

Từ nguyên

sửa

Từ định danh gloerfelti được đặt theo tên của chuyên viên ngư nghiệp Thomas Gloerfelt-Tarp, người đã biên soạn một tài liệu hoàn chỉnh và đầy đủ về các loài cá ở Indonesia, cùng với việc cung cấp cho tác giả G. Hardy nhiều mẫu vật cá nóc (bao gồm cả loài cá này).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

Ban đầu, cá nóc chấm cam T. gloerfelti chỉ được biết đến ở vùng biển giữa đảo JavaSumba (Indonesia),[3] sau đó được ghi nhận thêm tại bờ biển Nam Trung Bộ (Việt Nam) và ngoài khơi vịnh Thái Lan (thuộc bờ biển Thái Lan).[1]

Việt Nam, cá nóc chấm cam bị nhầm lẫn với loài Torquigener pallimaculatus[4] (có phân bố ở Úc, Papua New GuineaNouvelle-Calédonie). Cá nóc chấm cam đã được ghi nhận tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa)[5]Phan Thiết (Bình Thuận).[6]

Cá nóc chấm cam được thu thập ở độ sâu khoảng 50–60 m.[1]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc chấm cam là 15,4 cm.[3] Loài này có màu trắng/vàng nhạt, nhiều chấm màu nâu cam trên cơ thể, trừ vùng bụng.

Số tia vây ở vây lưng: 8–9; Số tia vây ở vây hậu môn: 6–7; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số tia vây ở vây đuôi: 11.[3]

Cá độc

sửa

Cá nóc chấm cam là loài có độc tính rất mạnh.[7] Ở Việt Nam, đa phần những vụ ngộ độc cá nóc là do ăn phải cá nóc chấm cam T. gloerfelti, cá nóc vằn (Takifugu oblongus) và cá nóc đầu thỏ chấm tròn (Lagocephalus sceleratus).[8]

Làm nước mắm

sửa

Cá nóc chấm cam có thể được chế biến làm nước mắm. Sau 12 tháng thí nghiệm nhằm theo dõi biến động của độc tính tetrodotoxin trong nước mắm này, kết quả cho thấy tetrodotoxin có chiều hướng giảm dần theo thời gian (giảm khoảng 86–93% so với tổng độc lực ban đầu) do sự tăng nồng độ pH trong quá trình lên men kỵ khí gây ra sự phân hủy một phần cấu trúc hóa học của tetrodotoxin.[4]

Tuy nhiên, sản phẩm nước mắm được bán ra trên thị trường chỉ sau 3–4 tháng kể từ thời điểm bắt đầu chế biến, mà theo tính toán trong thí nghiệm trên là lúc độc tính còn tồn tại khoảng 37–49% so với ban đầu. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc tử vong cho người tiêu dùng.[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Shao, K.; Liu, M.; Jing, L.; Hardy, G.; Leis, J. L. & Matsuura, K. (2014). Torquigener gloerfelti. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T193660A2255753. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T193660A2255753.en. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ a b c Hardy, Graham S. (1984). “Redescription of the Pufferfish Torquigener brevipinnis (Regan) (Tetraodontiformes: Tetraodontidae), with Description of a New Species of Torquigener from Indonesia”. Pacific Science. 38 (2): 127–133. ISSN 0030-8870.
  4. ^ a b c Đào Việt Hà; Shigeru Sato (2013). “Độc tính tetrodotoxin trong sản phẩm nước mắm chế biến từ cá nóc độc chấm cam Torquigener gloerfelti. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (3): 263–267. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2014). “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 20: 70–88.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Tống Xuân Tám; Nguyễn Thị Kiều; Đỗ Khánh Vân (2016). “Thành phần loài cá biển thu ở cảng cá tại thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM. 9 (87): 93–112. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Dao, Viet Ha; Nguyen, Tien Dung; Nguyen, Thu Hong; Takata, Yoshinobu; Sato, Shigeru; Kodama, Masaaki; Fukuyo, Yasuwo (2012). “High individual variation in the toxicity of three species of marine puffer in Vietnam” (PDF). Coastal Marine Science. 35 (1): 1–6.