Cá mào gà vện

loài cá

Cá mào gà vện (danh pháp: Salarias fasciatus) là một loài cá biển thuộc chi Salarias trong họ Cá mào gà. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1786.

Cá mào gà vện
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Blenniiformes
Họ (familia)Blenniidae
Chi (genus)Salarias
Loài (species)S. fasciatus
Danh pháp hai phần
Salarias fasciatus
(Bloch, 1786)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Blennius fasciatus Bloch, 1786
    • Salarias quadripennis Cuvier, 1816
    • Salarias priamensis Bleeker, 1853
    • Salarias semilineatus Kner, 1867
    • Blennius pardalis Castelnau, 1875
    • Salarias lineolatus Alleyne & Macleay, 1877
    • Salarias punctillatus Klunzinger, 1879
    • Salarias brasiliensis Sauvage, 1880
    • Salarias pauper De Vis, 1884}
    • Salarias sublineatus De Vis, 1884
    • Salarias ornatus Hilgendorf, 1899
    • Salarias nitidus P. Fourmanoir, 1955
    • Salarias fourmanoiri Whitley, 1970

Từ nguyên

sửa

Tính từ định danh fasciatus trong tiếng Latinh có nghĩa là “có sọc”, hàm ý đề cập đến các dải sọc màu sẫm trên thân và vây lưng của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Cá mào gà vện có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Samoaquần đảo Marshall, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu, phía nam đến Úc.[1]

Việt Nam, cá mào gà vện được ghi nhận tại hòn Mê (Thanh Hóa),[3] phá Tam Giangđầm Cầu Hai,[4] cù lao Chàm,[5] vịnh Nha Trang,[6] bờ biển Ninh Hải (Ninh Thuận),[7] cù lao Câu (Bình Thuận),[8] cùng quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[9]

Cá mào gà vện xuất hiện ở đới mặt bằng rạn, trong đầm phá nông và trên các rạn san hô ngoài khơi đến độ sâu ít nhất là 8 m, nhưng cũng có thể tìm thấy chúng ở khu vực cửa sông giàu tảo.[1]

Mô tả

sửa

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở cá mào gà vện là 14 cm.[10] Loài này có nhiều biến dị kiểu hình, nhưng thường thấy nhất là màu vàng lục đến nâu vàng với các vạch đen dọc hai bên lườn cùng nhiều vệt đốm trắng (nhiều đốm thân dưới lớm hơn mắt). Nhiều chấm xanh óng ở phía sau của thân trên.

Gai hậu môn của con đực thon dài hơn con cái, nhưng không thấy biểu hiện dị hình giới tính rõ ràng nào khác, cho thấy S. fasciatus biểu hiện mức độ dị hình giới tính thấp.[11]

Số gai vây lưng: 12; Số tia vây lưng: 18–20; Số gai vây hậu môn: 2; Số tia vây hậu môn: 19–21; Số tia vây ngực: 14; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 3.[12]

Sinh thái

sửa

Thức ăn của cá mào gà vện là tảo. Trứng của chúng có chất kết dính, được gắn vào chất nền thông qua một tấm đế dính dạng sợi. Cá bột là dạng phiêu sinh vật, thường được tìm thấy ở vùng nước nông ven bờ.[10]

đảo Okinawa, mùa sinh sản của cá mào gà vện kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, đạt đỉnh điểm là từ tháng 4 đến tháng 6.[11]

Thương mại

sửa

Cá mào gà vện cũng được bán như cá cảnh.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Williams, J. T. (2014). Salarias fasciatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T48342111A48387671. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T48342111A48387671.en. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Blenniiformes: Family Blenniidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Trung Hiếu (2022). “Hiện trạng cá rạn san hô vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ” (PDF). Hội nghị Biển Đông 2022: 181–196.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Nguyễn Văn Hoàng; Nguyễn Hữu Dực (2012). “Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế” (PDF). Tạp chí Sinh học. 34 (1): 20–30. ISSN 0866-7160.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  5. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  6. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long (2017). “Thành phần loài và phân bố của họ Cá mào gà (Blennidae) trong vịnh Nha Trang”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 17 (4A): 87–97. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Nguyễn Thành Huy; Nguyễn Văn Long (2013). “Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trên vùng triều Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”: 46–57.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  10. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Salarias fasciatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  11. ^ a b Awata, Satoshi; Miura, Saori; Seki, Satoko; Sagawa, Teppei; Sato, Noriyosi; Sakai, Kazuhiko (2010). “Seasonal changes in reproductive and physical condition, sexual dimorphism, and male mating tactics in the jewelled blenny Salarias fasciatus (PDF). Ichthyological Research. 57 (2): 161–168. doi:10.1007/s10228-009-0142-x. ISSN 1616-3915.
  12. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1997). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 387. ISBN 978-0824818951.