Cá hồng dải đen
Cá hồng dải đen[2][3][4] (danh pháp: Lutjanus vitta) là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1824.
Cá hồng dải đen | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Lutjaniformes |
Họ (familia) | Lutjanidae |
Chi (genus) | Lutjanus |
Loài (species) | L. vitta |
Danh pháp hai phần | |
Lutjanus vitta (Quoy & Gaimard, 1824) | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Từ nguyên
sửaTừ định danh vitta trong tiếng Latinh có nghĩa là "dải sọc", hàm ý đề cập đến sọc nâu đen kéo dài từ mõm đến nửa trên của cuống đuôi ở loài cá này.[5]
Phân bố và môi trường sống
sửaCá hồng dải đen có phân bố rộng rãi trên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ đảo Socotra[1] và Seychelles trải dài về phía đông đến quần đảo Marshall và quần đảo Gilbert, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu, giới hạn phía nam đến Úc và Nouvelle-Calédonie.[6] Loài này có mặt tại vùng biển Việt Nam,[7] như cù lao Chàm,[8] quần đảo An Thới,[9] bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.[10]
Cá hồng dải đen sống gần các rạn san hô, hoặc những vùng đáy phẳng và đôi khi có các cụm san hô thấp, hải miên và san hô mềm, độ sâu trong khoảng 10–72 m.[11]
Mô tả
sửaChiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá hồng dải đen là 40 cm.[11] Lưng và thân trên màu nâu, thân dưới và bụng màu trắng hồng. Hai bên thân có các sọc ngang màu nâu, mỗi sọc nằm trên một hàng vảy cá; các vạch mỏng hơn cùng màu ở phía trên đường bên nhưng nằm xiên về phía gốc vây lưng. Một sọc nâu đen sẫm giữa thân, dày hơn hẳn những sọc kia, kéo dài từ mõm, băng qua mắt đến nửa trên của cuống đuôi. Các vây màu vàng, ngoại trừ vây bụng màu trắng. Cá con và cá chưa trưởng thành có sọc giữa rất đậm màu.
Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 12–13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số vảy đường bên: 49–52.[12]
So sánh
sửaTrước đây, Lutjanus ophuysenii chỉ được xem là một đồng nghĩa của cá hồng dải đen L. vitta, nhưng sau đó đã được công nhận là loài hợp lệ. L. ophuysenii có phân bố giới hạn ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
Về hình thái, khác biệt rõ ràng nhất là L. vitta không có đốm đen nằm trên sọc giữa thân như L. ophuysenii. Ngoài ra, sọc này trở nên hẹp dần ở L. vitta khi chúng dài khoảng 15 cm (SL: chiều dài tiêu chuẩn) và có thể biến mất khi hơn 20 cm (SL); còn sọc này không thay đổi đáng kể ở L. ophuysenii.[13]
L. vitta và L. ophuysenii cùng nằm trong nhóm phức hợp cá hồng sọc vàng với 5 loài khác, là Lutjanus adetii, Lutjanus lutjanus, Lutjanus mizenkoi, Lutjanus xanthopinnis và Lutjanus madras.[14] Phân tích DNA ty thể cũng cho thấy L. vitta là loài chị em gần nhất với L. ophuysenii.[15]
Sinh thái
sửaThức ăn của cá hồng dải đen là cá nhỏ hơn và một số loài thủy sinh không xương sống khác.[11] Số tuổi cao nhất được ghi nhận ở loài này là 12 năm, thuộc về một cá thể ở rạn san hô Great Barrier.[16]
Cá hồng dải đen sinh sản quanh năm, đạt cao điểm vào tháng 4 và tháng 10 ở biển Sulu (Philippines).[17] Ở bờ tây bắc Úc, cá hồng dải đen sinh sản chủ yếu vào từ tháng 9 đến tháng 4, còn ở Nouvelle-Calédonie thì từ tháng 10 đến tháng 2.[18]
Giá trị
sửaCá hồng dải đen được nhắm mục tiêu ở nhiều nơi trong phạm vi phân bố của chúng.[1]
Tham khảo
sửa- ^ a b c Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E. & Myers, R. (2016). “Lutjanus vitta”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194374A2325107. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T194374A2325107.en. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ “Danh sách các loài thủy sản cấu thành nên sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu (ban hành kèm theo công văn số 3997/TS-KHCN ngày 31/12/2001)” (PDF).
- ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
- ^ Hoàng Đình Trung; Võ Văn Quý; Nguyễn Duy Thuận; Nguyễn Hữu Nhật; Nguyễn Thị Hà Giang (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững” (PDF). Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 149–157. doi:10.15625/vap.2020.00018.
- ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
- ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Serranus vitta”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
- ^ Lê Thị Thu Thảo (2011). “Danh sách các loài thuộc họ cá Hồng Lutjanidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
- ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
- ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus vitta trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ William D. Anderson & Gerald R. Allen (2001). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 5. Bony fishes part 3. Roma: FAO. tr. 2896. ISBN 92-5-104302-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Iwatsuki, Yukio; Akazaki, Masato; Yoshino, Tetsuo (1993). “Validity of a lutjanid fish, Lutjanus ophuysenii (Bleeker) with a related species, L. vitta (Quoy & Gaimard)”. Japanese Journal of Ichthyology. 40 (1): 47–59. doi:10.11369/jji1950.40.47.
- ^ Iwatsuki, Yukio; Tanaka, Fumiya; Allen, Gerald R. (2015). “Lutjanus xanthopinnis, a new species of snapper (Pisces: Lutjanidae) from the Indo-west Pacific, with a redescription of Lutjanus madras (Valenciennes 1831)” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 17: 22–42. doi:10.5281/zenodo.1051774.
- ^ Sun, Peng; Jiang, Yazhou; Yuan, Xingwei; Zhang, Hui (2021). “The complete mitochondrial genome of Lutjanus ophuysenii and phylogenetic analysis”. Mitochondrial DNA Part B. 6 (8): 2396–2397. doi:10.1080/23802359.2021.1951140. ISSN 2380-2359. PMC 8284153. PMID 34345706.
- ^ Newman, Stephen J; Cappo, Michael; Williams, David McB (2000). “Age, growth and mortality of the stripey, Lutjanus carponotatus (Richardson) and the brown-stripe snapper, L. vitta (Quoy and Gaimard) from the central Great Barrier Reef, Australia”. Fisheries Research. 48 (3): 263–275. doi:10.1016/S0165-7836(00)00184-3. ISSN 0165-7836.
- ^ Palla, Herminie P.; Sotto, Filipina B. (2021). “Reproductive biology of brownstripe snapper Lutjanus vitta (Quoy and Gaimard, 1824) from West Sulu Sea, Philippines”. The Egyptian Journal of Aquatic Research. 47 (1): 67–73. doi:10.1016/j.ejar.2021.01.001. ISSN 1687-4285.
- ^ Davis, T. L. O.; West, G. J. (1993). “Maturation, reproductive seasonality, fecundity, and spawning frequency in Lutjanus vittus (Quoy and Gaimard) from the north west shelf of Australia” (PDF). Fishery Bulletin. 91 (2): 224–236. ISSN 0090-0656.