Cá rễ cau dài

cá bống
(Đổi hướng từ Cá đèn cầy)

Cá rễ cau dài,[2][3] còn được gọi cá đèn cầy,[4][5] tên khoa họcTrypauchen vagina, là một loài cá bống thuộc chi Trypauchen trong họ Oxudercidae. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Cá rễ cau dài
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Gobiiformes
Họ: Oxudercidae
Chi: Trypauchen
Loài:
T. vagina
Danh pháp hai phần
Trypauchen vagina
(Bloch & Schneider, 1801)
Các đồng nghĩa
  • Gobius vagina Bloch & Schneider, 1801
  • Gobioides ruber Hamilton, 1822

Từ nguyên

sửa

Từ định danh vagina trong tiếng Latinh nghĩa là “âm đạo”, hàm ý đề cập đến lỗ (thực tế là một cấu trúc như túi) ở rìa trên nắp mang của loài cá này, mặc dù không rõ chức năng của nó.[6]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Cá rễ cau dài có phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ vịnh Ba Tư dọc theo bờ biển Nam Á về phía đông đến Philippines, từ Việt Nam ngược lên phía bắc đến bờ nam Trung Quốcđảo Đài Loan, xa về phía nam đến Nam Phi,[7] IndonesiaNouvelle-Calédonie.[1]

Cá rễ cau dài sinh sống tập trung trên nền đáy bùn cát ở vùng nước lợ đến nước mặn, gồm đầm phá, rừng ngập mặn, cửa sông, bãi bùn và cả những con sông.[1] Chúng cũng là loài lưỡng cư.[7]

Loài xâm lấn

sửa

Cá rễ cau dài lần đầu tiên được ghi nhận ở Địa Trung Hải, khi một cá thể được thu thập từ tàu đánh cá ở độ sâu đến 90 m ngoài khơi bờ biển Israel.[8] Chúng đã nhanh chóng mở rộng phạm vi đến vịnh İskenderun[9]Mersin (Thổ Nhĩ Kỳ),[10] cũng như bờ biển Bắc Phi của Ai Cập.[11] Đã có hơn 50 cá thể loài này vô tình bị đánh bắt ở Port Said (Ai Cập) vào năm 2021.[12] Các nhà ngư học cho rằng, cá rễ cau dài có thể đến được từ Biển Đỏ thông qua kênh đào Suez, cụ thể là quá trình xả nước dằn tàu, mặc dù không có ghi nhận nào từ vùng biển này. Sự lan rộng của chúng đến vùng biển sâu gây đe dọa đến hệ sinh thái mesophotic (vùng biển mà ánh mặt trời trở nên yếu dần khi xuyên qua) của Địa Trung Hải.[13]

Không những vậy, cá rễ cau dài còn được ghi nhận ở xa đến cả Đại Tây Dương, có khả năng cũng là do quá trình xả nước dằn tàu. Loài này đã được thu thập tại bờ biển bang Maranhão[14]bang São Paulo của Brasil. Tình trạng quần thể kết hợp với tính thích nghi cao là điều đáng báo động ở vùng biển Brasil.[15]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá rễ cau dài là 22 cm.[7] Loài này có màu đỏ hồng.

Số tia vây lưng: 50–58; Số tia vây hậu môn: 43–50; Số tia vây ngực: 15–20; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 4–5.[16]

Hai loài Trypauchen, loài còn lại là Trypauchen pelaeos, được phân biệt chủ yếu dựa vào sự chênh lệch số lượng các tia vây (số lượng trung bình các tia vây lưng và vây hậu môn của T. vagina nhiều hơn T. pelaeos) và chiều dài đầu (dài đầu của T. vagina ≤ 18% so với dài chuẩn của cả cơ thể, ở T. pelaeos thì tỉ lệ này cao hơn 18%).[16]

Sinh thái

sửa

Cá rễ cau dài luôn sống gần hang do chúng tự đào trên các bãi bùn. Đây là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loài giáp xác nhỏ.[16]

Thương mại

sửa

Cá rễ cau dài là một loài cá thương mại tiềm năng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.[17] Chúng đẻ trứng vào đầu mùa mưa (tháng 6tháng 8), với sức sinh sản đạt khoảng 4.000–12.750 trứng/con cái/lần đẻ.[18]

Mumbai (Ấn Độ), cá rễ cau dài được phơi làm khô cá, cũng dùng làm mồi câu cua, và còn được cho là có giá trị y học đối với bệnh nhân co giật.[19]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Larson, H. (2019). Trypauchen vagina. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T166935A1154326. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Nguyễn Nhật Thi (1978). “Bộ phụ Cá bống (Gobioidei) vịnh Bắc Bộ” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 1 (1): 239–247.
  3. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  4. ^ Nguyễn Văn Hoàng; Nguyễn Hữu Dực (2012). “Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế” (PDF). Tạp chí Sinh học. 34 (1): 20–30. ISSN 0866-7160.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  5. ^ Lê Minh Hải; Trương Thị Thành Vinh; Hoàng Thị Mai; Trần Anh Tuấn (2022). “Một số dẫn liệu về cá biển và động vật thân mềm ở vùng biển xung quanh đảo Ngư và đảo Mắt Nghệ An” (PDF). Tạp Chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: 142–152. ISSN 1859-4581.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Gobiiformes: Family Oxudercidae (p-z)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Trypauchen vagina trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Salameh, P.; Sonin, O.; Golani, D. (2010). “First record of the burrowing goby, Trypauchen vagina (Actinopterygii: Gobiidae: Amblyopinae), in the Mediterranean”. Acta Ichthyologica et Piscatoria. 40: 109–111. doi:10.3750/AIP2010.40.2.03. ISSN 1734-1515.
  9. ^ Akamca, Erhan; Mavruk, Sinan; Ozyurt, Caner; Kiyaga, Volkan (2011). “First record of the Indo-Pacific burrowing goby Trypauchen vagina (Bloch and Schneider, 1801) in the North-Eastern Mediterranean Sea” (PDF). Aquatic Invasions. 6 (Supplement 1): S19–S21. doi:10.3391/ai.2011.6.S1.004.
  10. ^ Çi̇ftçi̇, Nuray; Ayas, Deniz (2018). “Additional record of Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) from Mersin Bay, Turkey”. Marine Science and Technology Bulletin. 7 (2): 74–77. doi:10.33714/masteb.472384. ISSN 2147-9666.
  11. ^ Nour, Ola Mohamed; Al Mabruk, Sara; Zava, Bruno; Deidun, Alan; Corsini-Foka, Maria (2021). “Records of new and rare alien fish in North African waters: the burrowing goby Trypauchen vagina (Bloch and Schneider, 1801) and the bartail flathead Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758) in Egypt and the cobia Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) in Libya” (PDF). BioInvasions Records. 10 (4): 914–923. doi:10.3391/bir.2021.10.4.16.
  12. ^ Kassem, Mohamed E. A.; Dosoky, Muhammad Y. A.; Ismail, Mohamed; Madkour, Fedekar F.; Sabrah, Manal M. (2023). “Additional Record of the Indo-Pacific Burrowing Goby Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) in the South of the Mediterranean Sea off Port Said Coast, Egypt” (PDF). Egyptian Journal of Aquatic Biology and Fisheries. 27 (1): 471–480. doi:10.21608/ejabf.2023.288215. ISSN 1110-6131.
  13. ^ Galil, B. S.; Danovaro, R.; Rothman, S. B. S.; Gevili, R.; Goren, M. (2019). “Invasive biota in the deep-sea Mediterranean: an emerging issue in marine conservation and management”. Biological Invasions. 21 (2): 281–288. doi:10.1007/s10530-018-1826-9. ISSN 1573-1464.
  14. ^ Trevisan, João Pedro; Caires, Rodrigo Antunes; Carvalho, Vinícius Estrella Silva; Rotundo, Matheus Marcos; dos Santos, João Alberto Paschoa (2022). “The first record of burrowing goby Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) (Gobiiformes: Gobiidae: Amblyopinae) from the Atlantic Ocean” (PDF). Journal of Fish Biology. 101 (5): 1353–1357. doi:10.1111/jfb.15176. ISSN 0022-1112. PMID 35880707.
  15. ^ Trevisan, João Pedro; Caires, Rodrigo Antunes; Rodrigues, Bruna Delfin Ferreira; Rotundo, Matheus Marcos; Alves, Douglas Fernandes Rodrigues; da Silva, Alexandre Ribeiro (2023). “Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) a new established species in the Southwestern Atlantic”. Austral Ecology. 48 (8): 2126–2143. doi:10.1111/aec.13452. ISSN 1442-9985.
  16. ^ a b c Murdy, Edward O. (2006). “A revision of the gobiid fish genus Trypauchen (Gobiidae: Amblyopinae)” (PDF). Zootaxa. 1343 (1): 55–68. doi:10.11646/zootaxa.1343.1.3. ISSN 1175-5334.
  17. ^ Dinh, Q. M. (2016). “Growth pattern and body condition of Trypauchen vagina in the Mekong Delta, Vietnam” (PDF). Journal of Animal and Plant Sciences. 26 (2): 523–531.
  18. ^ Dinh, Q. M. (2018). “Aspects of reproductive biology of the red goby Trypauchen vagina (Gobiidae) from the Mekong Delta” (PDF). Journal of Applied Ichthyology. 34 (1): 103–110. doi:10.1111/jai.13521.
  19. ^ Acharya, P.; Dwivedi, S. N. (1984). “Some aspects of the biology of Trypauchen vagina Bloch & Schneider of Bombay coast” (PDF). Journal of the Indian Fisheries Association. 14–15: 1–15.