Họ Hồng hoàng

(Đổi hướng từ Bucerotidae)

Họ Hồng hoàng hay họ Mỏ sừng[1] (danh pháp khoa học Bucerotidae), là một họ chim, theo truyền thống xếp trong bộ Coraciiformes[2]. Tuy nhiên, gần đây người ta xếp nó cùng các họ Upupidae, Phoeniculidae, Bucorvidae trong bộ Bucerotiformes, do việc xếp các họ này trong bộ Coraciiformes làm cho nó trở thành cận ngành với bộ Piciformes[3][4].

Họ Hồng hoàng
Hồng hoàng hay phượng hoàng đất (danh pháp hai phần: Buceros bicornis) là thành viên lớn nhất trong họ Hồng hoàng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Bucerotiformes
Họ (familia)Bucerotidae
Rafinesque, 1815
Chi
14, xem trong bài

Phân loại học

sửa
 
Hồng hoàng mũ cát với sừng hồng hoàng
 
Ocyceros griseus
 
Tê điểu cái
 
Mỏ sừng nâu đỏ
 
Bycanistes subcylindricus
  • Aceros Hodgson, 1844: 1 loài (Aceros nipalensis – niệc cổ hung)
  • Anorrhinus Reichenbach, 1849: 3 loài niệc nâu
  • Anthracoceros Reichenbach, 1849: 5 loài cao cát
  • Berenicornis Bonaparte, 1850: 1 loài (Berenicornis comatus – niệc đầu trắng)
  • Buceros Linnaeus, 1758: 3 loài hồng hoàng, phượng hoàng đất
  • Bycanistes Cabanis & Heine, 1860: 6 loài
  • Ceratogymna Bonaparte, 1854: 2 loài
  • Horizocerus: Oberholser, 1899: 1 loài (Horizocerus hartlaubi)
  • Lophoceros Ehrenberg, 1833: 7 loài
  • Ocyceros Hume, 1873 : 3 loài
  • Penelopides Reichenbach, 1849: 5 loài
  • Rhabdotorrhinus Meyer và Wiglesworth, 1898: 4 loài
  • Rhinoplax Gloger, 1841: 1 loài (Rhinoplax vigil)
  • Rhyticeros Reichenbach, 1849: 6 loài niệc mỏ vằn
  • Tockus Lesson, 1830: 10 loài
  • Tropicranus W.L. Sclater, 1922: 1 loài (Tropicranus albocristatus)

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài của họ Hồng hoàng vẽ dưới đây lấy theo Gonzalez et al. (2013a)[5]. Họ đã phân tích tất cả các loài hồng hoàng với việc sử dụng DNA của cả hạt nhân lẫn ti thể. Ở cấp độ chi, các kết quả của họ khớp với kết quả của Viseshakul et al. (2011)[6], một phân tích chỉ sử dụng gen cytochrome-b. Viseshakul et al. phát hiện ra rằng phần lớn sự đa dạng của họ Hồng hoàng thực sự là cổ xưa[6]. Các chi dường như đã tồn tại như là các dòng dõi riêng biệt trong trên 30 triệu năm. Điều này gây ra một số vấn đề đối với các tác giả này trong việc dung giải cây phát sinh chủng loài của họ Hồng hoàng. Gonzalez et al. lại tìm thấy kiểu phân bố hơi khác với độ hỗ trợ tốt hơn[5]. Rất có thể là việc xem xét các gen bổ sung sẽ dẫn tới một vài điều chỉnh tiếp theo. Cụ thể, người ta nghi ngờ rằng Berenicornis (niệc đầu trắng) vẫn chưa được đặt đúng chỗ.

Hübner et al. (2003)[7] và Gonzalez et al. (2013a) [5] tách chi Tockus ra thành hai nhánh là LophocerosTockus (sensu stricto). Bên cạnh các khác biệt về thanh âm, sự chia tách giữa các nhánh này là rất sâu. Viseshakul et al. (2011) ước tính sự chia tách này khoảng 45 triệu năm trước[6]. Lưu ý rằng tên gọi Lophoceros (Ehrenberg, 1833) có ưu thế hơn so với tên gọi Rhynchaceros (Gloger, 1842) như gợi ý của Hübner et al. (2003) và Gonzalez et al. (2013a) [5][7]. (Sau đó họ đã điều chỉnh điều này trong Gonzalez et al. 2013b.)[8]

Có hai điều ngạc nhiên ở cấp độ loài trong Gonzalez et al. (2013)[5]. Mỏ sừng lùn đen (Tockus hartlaubi) lại không thuộc về chi Tockus. Tại đây nó được xếp như là chị-em với Tropicranus trong chi đơn loài Horizocerus Oberholser, 1899. Mỏ sừng Sulawesi (Penelopides exarhatus) cũng không thuộc về Penelopides. Thay vì thế, nó gia nhập cùng nhóm với niệc nhăn (Aceros corrugatus), niệc Walden (Aceros waldeni) và niệc nhăn Minadao (Aceros leucocephalus). Viseshakul et al. (2011) trước đó đã chỉ ra rằng chúng không thuộc về chi Aceros[6], và có lúc người ta tách chúng ra để xếp vào chi Cranobrontes Riley, 1921, với loài điển hình là C. leucocephalus. Nhưng do Penelopides exarhatus gia nhập nhóm này nên chi chứa chúng phải có tên khoa học là Rhabdotorrhinus Meyer và Wiglesworth, 1898, với loài điển hình là R. exarhatus, do tên gọi này có độ ưu tiên cao hơn Cranobrontes.

Ngoài việc mất 3 loài cho chi Rhabdotorrhinus, một loài trước đây xếp trong chi Aceros là niệc bướu (Aceros cassidix) cũng đã được chuyển sang chi Rhyticeros với danh pháp Rhyticeros cassidix. Tuy nhiên, dường như là nó chỉ có quan hệ họ hàng xa với 5 loài niệc còn lại của Rhyticeros và có thể là hợp lý khi xếp nó riêng trong chi chỉ chứa chính nó là Cranorrhinus Cabanis và Heine, 1860. Như thế, chi Aceros chỉ còn lại 1 loài là niệc cổ hung (Aceros nipalensis).

Phức hợp niệc mỏ đỏ (Tockus spp.) được chia tách theo các phân tích của Kemp và Delport (2002)[9] và Delport et al. (2004)[10]. Một số nhánh trong niệc mỏ đỏ được gộp lại trong Viseshakul et al. (2011) cũng hỗ trợ kiểu xử lý này.

Bucerotidae

Tockus

Lophoceros

Berenicornis

Horizocerus

Tropicranus

Ceratogymna

Bycanistes

Rhinoplax

Buceros

Anorrhinus

Ocyceros

Anthracoceros

Aceros

Rhyticeros

Rhabdotorrhinus

Penelopides

Hiện trạng và bảo tồn

sửa

Không có loài chim mỏ sừng châu Phi nào bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng nhiều loài chim mỏ sừng châu Á bị đe dọa do săn bắn và mất môi trường sống, vì chúng có xu hướng yêu cầu rừng nguyên sinh. Trong số các loài bị đe dọa này, chỉ có loài niệc túi phẳng (Rhyticeros subruficollis) và niệc cổ hung (Aceros nipalensis) được tìm thấy trên lục địa châu Á; tất cả những loài khác là biển đảo trong phân bố của chúng. Chỉ riêng ở Philippines, cao cát Palawan (Anthracoceros marchei) là sắp nguy cấp và hai loài gồm niệc Mindoro (Penelopides mindorensis) và niệc Visaya (Penelopides panini) là nguy cấp. Các loài chim mỏ sừng cực kỳ nguy cấp gồm có niệc Walden (Rhabdotorrhinus waldeni) và cao cát Sulu (Anthracoceros montani), cũng chỉ giới hạn ở Philippines. Cao cát Sulu cũng là một trong những loài chim hiếm nhất thế giới, chỉ với 20 cặp sinh sản hoặc 40 cá thể trưởng thành và phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng sắp xảy ra. Niệc Ticao, một phân loài của niệc Visaya, có lẽ đã bị tuyệt chủng.[11]

Chú thích

sửa
  1. ^ Dịch từ tiếng Anh hornbill.
  2. ^ Clements J. F., T. S. Schulenberg, M. J. Iliff, B.L. Sullivan, C. L. Wood, D. Roberson (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Per G. P. Ericson et al., 2006: Diversification of Neoaves: integration of molecular sequence data and fossils Lưu trữ 2018-05-14 tại Wayback Machine, Biol. Lett., doi:10.1098/rsbl.2006.0523
  4. ^ Hackett et al. A Phylogenomic Study of Birds Reveals Their Evolutionary History Lưu trữ 2013-08-19 tại Wayback Machine, Science, ngày 27 tháng 6 năm 2008, Vol. 320. No. 5884, tr. 1763 – 1768, doi:10.1126/science.1157704
  5. ^ a b c d e Gonzalez J. C. T., B. C. Sheldon, N. J. Collar, J. A. Tobias (2013), A comprehensive molecular phylogeny for the hornbills (Aves: Bucerotidae), Mol. Phylogenet. Evol. 67, 468-483.
  6. ^ a b c d Viseshakul N., W. Charoennitikul, S. Kitamura, A. Kemp, S. Thong-Aree, Y. Surapunpitak, P. Poonswad, M. Ponglikitmongkol (2011), A phylogeny of frugivorous hornbills linked to the evolution of Indian plants within Asian rainforests, J. Evol. Biol. 24, 1533-1545.
  7. ^ a b Hübner V. S. M., Prinzinger R., Wink M. (2003), Neue Erkenntnisse zur Taxonomie der Hornvöogel (Aves: Bucerotiformes) und ihre Bedeutung für die Zucht in Menschenobhut, Zool. Garten 73, 396-401.
  8. ^ Gonzalez J. C. T., B. C. Sheldon, N. J. Collar, J. A. Tobias (2013b), Corrigendum to "A comprehensive molecular phylogeny for the hornbills (Aves: Bucerotidae)", Mol. Phylogenet. Evol. 67, 715.
  9. ^ Kemp A. C., W. Delport (2002), Comments on the status of subspecies in the red-billed hornbill (Tockus erythrorhynchus) complex (Aves: Bucerotidae), with the description of a new taxon endemic to Tanzania, Ann. Transvaal Museum 39, 1-8.
  10. ^ Delport W., A. C. Kemp, J. W. H. Ferguson JWH (2004), The structure of an African Redbilled Hornbill hybrid zone as revealed by morphological, behavioral and breeding biology data, Auk 121, 565-586.
  11. ^ Kemp, A C (2001). “Family Bucocerotidae (Hornbills)”. Trong Josep, del Hoyo; Andrew, Elliott; Sargatal, Jordi (biên tập). Handbook of the Birds of the World. Volume 6, Mousebirds to Hornbills. Barcelona: Lynx Edicions. tr. 436–487. ISBN 84-87334-30-X.