Bronisława Janowska

họa sĩ Ba Lan (1868-1953)

Bronisława Rychter-Janowska (tên khai sinh: Bronisława Janowska, sinh ngày 13 tháng 7 năm 1868 - mất ngày 29 tháng 9 năm 1953) là một họa sĩ người Ba Lan thuộc trường phái hiện thực và có liên hệ với phong trào Ba Lan trẻ. Các tác phẩm của nghệ sĩ được trưng bày trong nhiều bộ sưu tập tư nhân và nhà nước, bao gồm Bảo tàng Lịch sử Kraków, Bảo tàng Quốc gia Ba LanBảo tàng Vatican.[1][2][3][4]

Bronisława Rychter-Janowska
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Bronisława Janowska
Ngày sinh
13 tháng 7 năm 1868
Mất
Ngày mất
29 tháng 9 năm 1953(1953-09-29) (85 tuổi)
An nghỉNghĩa trang Rakowicki
Giới tínhnữ
Quốc tịchBa Lan
Nghề nghiệpHọa sĩ
Gia đình
Anh chị em
Stanisław Janowski
Hôn nhân
Tadeusz Rychter
Sự nghiệp nghệ thuật
Trào lưuchủ nghĩa hiện thực
Giải thưởngHuân chương Thập tự vàng‎

Cuộc đời

sửa

Bronisława xuất thân trong một gia đình quý tộc. Bà học hội họa ở Munich từ năm 1896 đến năm 1902.[4]

Năm 1900, Bronisława kết hôn với họa sĩ Tadeusz Rychter. Cuộc hôn nhân này không mang lại hạnh phúc và chỉ kéo dài trong tám năm. Ông Rychter ruồng bỏ bà để sống với tình nhân Anna May-Rychter, một họa sĩ người Đức cũng xuất thân từ một gia đình quý tộc.[1]

Sáng tác

sửa
 
Dames đứng trước một trang viên (tranh sơn dầu trên vải)

Sau cuộc hôn nhân tan vỡ với họa sĩ Tadeusz Rychter, Bronisława chuyển đến sống tại Stary Sącz vào năm 1908. Tại đây, bà đã mở một trường nghệ thuật, và gây ra tranh cãi với việc trưng bày các nghiên cứu khỏa thân, nên dẫn đến việc trường học bị đóng cửa chỉ một năm sau đó.[1] Bà đi đến Ý, Bắc PhiThổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, bà ở lại Roma, NapoliSicilia để vẽ tranh phong cảnh, cảnh đường phố và nghiên cứu tượng.[1]

Năm 1927, Bronisława tổ chức một buổi triển lãm với 140 bức tranh sơn dầu.[1][3] Các bức tranh của Bronisława cũng được triển lãm ở Warsaw, Praha, Vienna, Roma, VeniceFlorence.[5] Năm 1939, bà được trao tặng Huân chương Chữ thập vàng.[3]

Bronisława đã ngừng vẽ tranh trong Thế chiến thứ hai do gặp vấn đề về thị lực. Bà nhận nuôi một bé gái, Matylda Janowska.[3] Trong phần lớn cuộc đời, bà đã ghi chép lại nhật ký.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Stanisław Gieżyński (2015). “Bronisława Rychter-Janowska - rasowa artystka”. Najpiękniejsze polskie domy, rezydencje, ogrody i sztuka. Miesięcznik wnętrzarski. Weranda. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2015. Występowała w kabarecie, jeździła do Afryki, kochała się na zabój i łamała serca.
  2. ^ Agra Art (27 tháng 11 năm 2014). “Bronisława Rychter-Janowska (1868–1953, Polska)”. Baza artystów. Agra-Art SA Auction House. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ a b c d e iPSB (2014). “Bronisława Rychter-Janowska (1868–1953, malarka)”. Internetowy Polski Słownik Biograficzny. Narodowy Instytut Audiowizualny. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ a b ArtList (2015). “Rychter-Janowska Bronisława (1868-1953)”. Biogramy. ArtList.pl Auction House. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Watercolor "Figures in Jerusalem" Lưu trữ 2019-08-31 tại Wayback Machine by Rychter. "Hammersite" Fine Art Auctions. April 2011. See also: Jerusalem landscapes by Rychter. Arcadja Auctions database, 2002–2010.