Bill Hayton là một ký giả làm việc cho BBC News, và cũng là một nhà nghiên cứu tại Viện Chatham House [1], một think tank về chính trị quốc tế tại Luân Đôn.[2] Ông từng là phóng viên BBC tại Hà Nội vào năm 2006, 2007 [3]. Năm 2010 ông cho xuất bản cuốn sách về Việt Nam mang tên "Việt Nam: Con rồng đang lên" (Vietnam: Rising Dragon). Đến năm 2014 ông lại cho ra đời một cuốn sách khác với tựa "Biển Đông: Cuộc tranh đấu giành quyền lực ở Á châu" (The South China Sea: The Struggle for Power in Asia), một cuốn mà ra đúng vào thời Trung Quốc đang có xung đột nhiều ở Biển Đông với Việt Nam (Vụ giàn khoan Hải Dương 981) và Philippines.

Bill Hayton
Nghề nghiệpKý giả truyền thanh và truyền hình
nhà nghiên cứu về chính trị quốc tế
Nhà tuyển dụngBBC
Websitewww.billhayton.com

Tiểu sử

sửa

Bill Hayton tốt nghiệp tại đại học Cambridge năm 1990 [1]. Ông làm việc như là một ký giả truyền thanh và truyền hình từ năm 1995 và cho đài BBC từ năm 1998. Ông tập trung vào các đề tài Đông Nam Á, nhất là sau khi làm việc như là phóng viên đài BBC tại Việt Nam 2006-7. Ngoài ra ông cũng có viết nhiều bài cho The Times, Financial Times, Foreign Policy, National Interest and The Diplomat. Trước khi tới làm việc ở Việt Nam, ông đã từng tường thuật từ Âu Châu và Trung Đông bao gồm các nước Ba Tư, YemenBalkan.[4]

Ông từng được Học viện Ngoại giao Việt Nam mời vào dự hội thảo về Biển Đông tại Việt Nam nhưng không được Bộ Công an Việt Nam cấp visa, mặc dù Học viện Ngoại giao đã cố gắng tìm giải pháp và Đại sứ quán Anh ở Hà Nội cũng cố gắng giúp đỡ. Hayton cho là lý do duy nhất là vì nội dung cuốn sách 'Vietnam: rising dragon' (Việt Nam: con rồng trỗi dậy).[5]

Thư mục

sửa
  • Vietnam: Rising Dragon (Việt Nam: Con rồng đang lên) năm 2010. Ký giả Hayton xem xét những cái giá mà Việt Nam phải trả để thay đổi, về câu hỏi nước này có thực sự hướng về Tư bản chủ nghĩa và Dân chủ. Ông ta đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau của Việt Nam ngày nay, gồm có những thay đổi trong quan hệ quốc tế, sự phát triển của xã hội dân sự, những phát triển kinh tế và các thử thách, về phong trào dân chủ mới nảy nở cũng như một bộ phận an ninh khét tiếng. Ông ta phân tích về chính phủ công an trị, về đời sống nông thôn và thành thị, về truyền thống văn hóa, đạo giáo, truyền thông và nghệ thuật và xem xét nhũng vấn đề này sẽ đưa Việt Nam đi về đâu trong quá trình phát triển tới[6]. Nhà báo Bùi Văn Phú cho là "Rising Dragon lôi cuốn người đọc vào những sinh hoạt đời sống ở Việt Nam với chiều sâu và mặt trái của nó. Đây là cuốn sách mà những ai quan tâm đến một nước Việt Nam đương đại cần đọc."[7]
  • The South China Sea: The Struggle for Power in Asia (Biển Đông: Cuộc tranh đấu giành quyền lực ở Á châu) năm 2014: Cuốn sách phân tích chứng cứ lịch sử về chủ quyền ở Biển Đông, các yêu sách và chiến thuật mà các nước sử dụng để bảo vệ chủ quyền. Những nguy cơ xung đột mà dính líu đến cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ [8][9]. Một đoạn tóm tắt của David Brown: "Tấm thảm đắt giá mà Hayton dệt tự nó có sức hấp dẫn, nhưng tầm quan trọng đáng chú ý là sợi chỉ ông cẩn thận kéo ra: Đòi hỏi chủ quyền dựa trên chứng cứ lịch sử của Trung Quốc ở vùng biển phía nam Hồng Kông và đảo Hải Nam chủ yếu là rác vụn. Bằng chứng của Trung Quốc đơn giản là không đứng vững trước biên niên sử của các Chúa Nguyễn ở Việt Nam, vào khoảng năm 1750, đã phái những cuộc thám hiểm hàng năm đến cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người Việt Nam chủ yếu khai thác các tàu đắm, chắc chắn như thế, nhưng họ đã để lại những dấu vết và lưu giữ hồ sơ cẩn thận. Trớ trêu thay, người Việt Nam đã ngưng dựa vào những bằng chứng lịch sử của riêng mình. Thay vào đó, họ dựa vào các quy định phân chia vùng biển được hệ thống hóa trong Công ước Quốc tế về Luật biển, có hiệu lực từ năm 1994..."[9]
  • The Invention of China năm 2020.

Nhận xét

sửa
  • Trong cuốn "Việt Nam: Con rồng đang lên" Hayton phê bình về tình trạng chính trị ở Việt Nam:

Chú thích

sửa