Bi-curious (curious: tò mò, hiếu kì) là một hiện tượng trong đó những người có quan hệ tình dục khác giới/ đồng giới, tỏ ra tò mò hiếu kỳ hay cởi mở về hoạt động tình dục với giới tính khác so với đối tượng tình dục thông thường của người đó.[1][2][3] Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để mô tả những suy nghĩ băn khoăn về việc mình có phải người song tính hay không.[4] Những phổ này bao gồm: Chủ yếu dị tính luyến ái hoặc chủ yếu là đồng giới, nhưng lại không cần tự xác định bản thân có phải song tính.[5] Các thuật ngữ heteroflexible (linh hoạt thiên dị tính) và homoflexible (linh hoạt thiên đồng tính) cũng được áp dụng cho bi-curious, mặc dù một số tác giả phân biệt linh hoạt thiên dị tính hay đồng tính như là thiếu "mong muốn thử nghiệm tình dục" (ám chỉ là bi-curious).[6]

Từ nguyên

sửa

Theo Merriam-Webster, thuật ngữ này bắt đầu trở nên phổ biến sau năm 1984, nhưng Từ điển Partridge Mới về Từ Lóng và Tiếng Anh Không Thông Dụng (The New Partridge Dictionary of Slang and Unconventional English) và trang web Lexico của Từ điển Oxford (Oxford Dictionaries’ Lexico) khẳng định rằng thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1990.[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ https://www.merriam-webster.com/dictionary/bi-curious www.merriam-webster.com Retrieved 2019-09-21. Đặc trưng bởi sự cởi mở hoặc tò mò về việc quan hệ tình dục với một người có giới tính khác với giới tính của bạn tình thông thường: tò mò muốn khám phá hoặc thử nghiệm tình dục song tính.
  2. ^ Peter, Owner. “Wilson G, Rahman Q (2008)”. tr. 15. ISBN 178450663X. Thuật ngữ "tò mò về song tính" đề cập thực tế rằng có nhiều người thẳng nhưng có thể coi trải nghiệm đồng tính luyến ái không thường xuyên để mở rộng hiểu biết của mình.
  3. ^ Jessica. “Holleb ML (2019). The A-Z of Gender and Sexuality: From Ace to Ze”. tr. 43. ISBN 178450663X. Những người tự nhận bản thân là dị tính luyến ái nhưng có tò mò về tình dục hoặc tình cảm với người đồng giới.
  4. ^ Frank, Katherine (2008). “'Not Gay, but Not Homophobic': Male Sexuality and Homophobia in the 'Lifestyle'”. Sexualities. 11 (4): 435–454. doi:10.1177/1363460708091743.
  5. ^ Savin-Williams, Ritch C.; Joyner, Kara; Rieger, Gerulf (2012). “Prevalence and Stability of Self-Reported Sexual Orientation Identity During Young Adulthood”. Archives of Sexual Behavior. 41 (1): 103–110. doi:10.1007/s10508-012-9913-y.
  6. ^ Smorag, Pascale (ngày 14 tháng 5 năm 2008). “From Closet Talk to PC Terminology: Gay Speech and the Politics of Visibility”. Transatlantica. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.
  7. ^ "What Does It Mean To Be "Bi-Curious"?".