Biện nhi thoa
Biện nhi thoa (tiếng Trung: 弁而釵; bính âm: Biàn ér chāi) là tuyển tập truyện ngắn đồng tính luyến ái của một tác giả vô danh được xuất bản vào cuối thời Minh.
Biện nhi thoa | |
---|---|
弁而釵 | |
Thông tin sách | |
Tác giả | Túy Tây Hồ Tâm Nguyệt chủ nhân (醉西湖心月主人) |
Quốc gia | Trung Quốc (thời Minh) |
Ngôn ngữ | Văn ngôn |
Ngày phát hành | k. 1628 – 1644 |
Kiểu sách | In |
Nội dung
sửaBiện nhi thoa bao gồm bốn truyện ngắn xoay quanh các mối quan hệ đồng giới; mỗi truyện dài năm chương.[2] "Tình trinh kỷ" (情贞纪) hay "Câu chuyện về tình yêu trong sáng"[3] kể về một thành viên thuộc Hàn lâm viện đóng giả làm môn sinh hòng quyến rũ một chàng trai nọ;[2] trong "Tình hiệp kỷ" (情侠纪) hay "Câu chuyện về tình yêu hào hiệp",[3] kể về anh lính kỳ cựu bị một nam nhân dụ dỗ;[4] "Tình liệt kỷ" (情烈纪) hay "Câu chuyện về tình yêu hy sinh"[3] khám phá đời sống tình cảm của một nam ca sĩ kinh kịch trẻ tuổi;[5] và trong "Tình kỳ kỷ" (情奇纪) hay "Câu chuyện về tình yêu phi thường",[3] một anh chàng đồng giới trẻ tuổi được người tình lớn tuổi cứu thoát khỏi nhà thổ để rồi gặp thêm nhiều khổ nạn hơn nữa.[5]
Lịch sử xuất bản
sửaBiện nhi thoa do một văn nhân ẩn danh sử dụng bút danh Túy Tây Hồ Tâm Nguyệt chủ nhân (醉西湖心月主人) viết theo thể văn ngôn,[6][7] tác giả này cũng từng viết một tuyển tập truyện ngắn đồng tính luyến ái khác có tựa đề Nghi xuân hương chất (宜春香質)[7] cũng như lời tựa cho cuốn Thố hồ lô (醋葫蘆), chuyện kể về người vợ đanh đá.[2] Các ấn bản còn sót lại của Biện nhi thoa cũng chứa lời bình luận xen kẽ của Nại Hà Thiên A A đạo nhân (奈何天呵呵道人).[8] Cuốn này được nhà xuất bản ít người biết đến "Bút Canh Sơn Phòng" (筆耕山房)[8] ấn hành lần đầu dưới thời Sùng Trinh (1628 – 1644)[9] rồi về sau bị triều đình nhà Thanh cấm.[10] Hai ấn bản Biện nhi thoa hiện vẫn còn tồn tại đến nay: một bản được đem cất tại Thư viện Thành phố Bắc Kinh và Thư viện Trung tâm Tenri ở Nhật Bản, trong khi bản còn lại được lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia ở Đài Bắc.[8]
Tham khảo
sửaTrích dẫn
sửa- ^ Stevenson & Wu 2012, tr. 173.
- ^ a b c McMahon 1987, tr. 229.
- ^ a b c d Huang 2020, tr. 176.
- ^ McMahon 1987, tr. 231.
- ^ a b McMahon 1987, tr. 233.
- ^ Volpp 2002, tr. 951.
- ^ a b Huang 2020, tr. 176–177.
- ^ a b c Volpp 2020, tr. 252.
- ^ Huang 2020, tr. 177.
- ^ Duberman, Vicinus & Chauncey 1990, tr. 84.
Thư mục
sửa- Duberman, Martin B.; Vicinus, Martha; Chauncey, George (1990). Hidden from History: Reclaiming the Gay and Lesbian Past (ấn bản thứ 4). Meridian. ISBN 9780452010673.
- Huang, Martin W. (2020). “Qing and Homoerotic Desire in Bian er chai and Lin Lan Xiang”. Desire and Fictional Narrative in Late Imperial China. Brill. tr. 176–205. doi:10.1163/9781684173570_009. ISBN 9781684173570.
- McMahon, Keith (1987). “Eroticism in Late Ming, Early Qing Fiction: The Beauteous Realm and the Sexual Battlefield”. T'oung Pao. Brill. 73 (4): 217–264. doi:10.1163/156853287x00032. JSTOR 4528390. PMID 11618220.
- Stevenson, Mark; Wu, Cuncun (2012). Homoeroticism in Imperial China (ấn bản thứ 1). Routledge. doi:10.4324/9780203077443. ISBN 9780203077443.
- Volpp, Sophie (tháng 8 năm 2002). “The Literary Circulation of Actors in Seventeenth-Century China”. The Journal of Asian Studies. 61 (3): 949–984. doi:10.2307/3096352. JSTOR 3096352.
- Volpp, Sophie (2020). Worldly Stage: Theatricality in Seventeenth-Century China. Brill. doi:10.1163/9781684174355. ISBN 9781684174355.