Banpeiyu

trái cây Nhật Bản

Banpeiyu (晩白柚 (ばんぺいゆ) (vãn bạch dữu)?) hay Citrus maxima 'Banpeiyu', là một giống bưởi. Đây là một loại trái cây cam quýt cho quả rất lớn và là một trong nhiều loại trái cây cam quýt hầu như chỉ tìm được ở Nhật Bản.

Banpeiyu
ChiCitrus
LoàiCitrus maxima (Burm.) Merr.
Nhóm giống cây trồngBưởi
Giống cây trồngCitrus maxima 'Banpeiyu'
Tên thương mạiBanpeiyu hoặc Pai You
Nguồn gốc xuất xứNhật Bản
Banpeiyu tại một khu chợ ở Kagoshima.

Nguồn gốc và tên gọi

sửa
 
Banpeiyu và các loại cam quýt khác ngâm trong bồn tắm tại Yatsushiro, Kumamoto, Nhật Bản.

Giống bưởi này có nguồn gốc từ Malaysia, nhập khẩu vào Đài Loan vào năm 1920. Tên gọi banpeiyu được đặt vào năm 1925 và được đưa đến Nhật Bản ngay sau đó. Được trồng rộng rãi ở phương Đông; đây là giống bưởi hàng đầu của Nhật Bản, chỉ đạt được chất lượng cao ở những nơi ấm áp nhất tại miền nam đất nước. Tại Đài Loan, giống bưởi xếp thứ nhì và có tên gọi là Pai You (Yau)[1][2] tức "bạch dữu" hay "bưởi trắng".

Mô tả

sửa

Cây lớn và sinh trưởng khỏe mạnh. Tán rộng và lớn; lá to, phiến lá rộng; cành, chồi mới mọc, cuống lá và mặt dưới của lá có lông tơ. Quả rất lớn, trung bình nặng hơn 2 kg[3] và gần như là hình cầu. Lớp vỏ dày, có màu vàng nhạt, nhẵn mịn, kết dính chặt. Thịt quả vàng nhạt, chia thành 15-18 múi với các lớp vách màng mỏng nhưng dai, kết dính chặt chẽ nhưng mềm và mọng nước. Hương vị cân bằng tuyệt vời giữa ngọt và chua. Quả được thu hoạch vào khoảng giữa đến cuối mùa và có thể bảo quản tốt trong vài tháng.[1][2]

Kỷ lục

sửa

Ngày 27 tháng 1 năm 2023, một quả banpeiyu nặng 5.528 g (12 lb 2,9 oz) được công nhận Kỷ lục Guinness là quả bưởi nặng nhất thế giới. Quả bưởi này có đường kính 26 cm, dài 28 cm; do ông Kazuki Maeda trồng ở Yatsushiro, Kumamoto, Nhật Bản.[4]

Tinh dầu

sửa

Banpeiyu có tỷ lệ limonene thấp hơn (48,7 đến 55,4%) trong khi tỷ lệ myrcene vượt quá 35,1% so với trái cây cam quýt khác.[3] Banpeyiu cùng với hassaku và hiryu ghép nhau tạo nên nguồn giống ‘Aura star’ (‘H·FD-1’), cho quả giàu auraptene, được nghiên cứu với mục tiêu chuyển hóa nhóm geranyloxy, dùng làm thực phẩm bổ sung.[5] Một nghiên cứu năm 1990 cho biết tinh dầu banpeiyu chứa hàm lượng myrcene cục kỳ dồi dào, khoảng 40%, mức độ cao hiếm có trong các loại tinh dầu cam quýt; đồng thời còn chứa các aldehyde như n-octanal, n-nonanal, citronellal và n-decanal.[6]

Tiêu thụ

sửa

Banpeiyu rất được ưa chuộng ở Nhật Bản, thường được ăn tươi, được đánh giá cao do hương vị kết hợp hài hòa giữa chua và ngọt.[7] Quả cũng có khi được ăn kèm với đường.[8] Một nghiên cứu của Nhật Bản (2021) mô tả các quần thể cây có múi (trong đó có banpeiyu) ở Nhật Bản (tương ứng ở Trung Quốc) dựa trên đặc điểm di truyền tự không tương thích của các loại quả này.[9] Sắc vàng tươi của quả biểu thị sự giàu có và sang trọng, thường được tặng theo cặp như một món quà tốt lành.[10]

Năm 2010, vụ mùa thu hoạch banpeiyu ở Nhật Bản đạt 971 tấn, 97% trong số đó được sản xuất ở tỉnh Kumamoto.[11]

Văn hóa

sửa

Theo truyền thống, người Nhật đặt banpeiyu và các loại cam quýt khác vào nước tắm để tạo mùi thơm và cũng như một phương pháp chống cảm lạnh.[8][12][13][14] Có một nhà tắmYatsushiro, Kumamoto, Nhật Bản, được đặt tên là "Banpeiyu" theo tên gọi của quả.[15]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Banpeiyu pummelo”. citrusvariety.ucr.edu (bằng tiếng Anh). Đại học California tại Riverside. 1967. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b Morton, Julia F. (1987). “Pummelo: Citrus maxima. Fruits of Warm Climates. Box 890, Winterville, N.C. 28590: Creative Resource Systems, Inc. tr. 147–151. ISBN 0-9610184-1-0.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  3. ^ a b Sawamura, Masayoshi (14 tháng 9 năm 2011). Citrus Essential Oils: Flavor and Fragrance (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. ISBN 978-1-118-07438-1.
  4. ^ “Heaviest pummelo/pomelo”. Guinness World Records. Sách Kỷ lục Guinness. 27 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Omura, Mitsuo; Shimada, Takehiko (2016). “Citrus breeding, genetics and genomics in Japan”. Breeding Science. 66 (1): 3–17. doi:10.1270/jsbbs.66.3.
  6. ^ Sawamura, Masayoshi; Kuwahara, Shigeru; Shichiri, Ken-ichi; Aoki, Toshikazu (1990). “Volatile Constituents of Several Varieties of Pummelos and a Comparison aof the Nootkatone Levels in Pummelos and Other Citrus Fruits”. Agricultural and Biological Chemistry. 54 (3): 803–805. doi:10.1271/bbb1961.54.803.
  7. ^ “Banpeiyu Kumamoto Nagomi Tourism Site”. Kumamoto Nagomi Tourism Site. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2019.
  8. ^ a b Shimizu, Kaho (1 tháng 3 năm 2003). “Kumamoto citrus in Ginza air”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Honsho, Chitose; Ushijima, Koichiro; Anraku, Misa; Ishimura, Shuji (2021). “Association of T2/S-RNase With Self-Incompatibility of Japanese Citrus Accessions Examined by Transcriptomic, Phylogenetic, and Genetic Approaches”. Frontiers in Plant Science (bằng tiếng English). 0. doi:10.3389/fpls.2021.638321. ISSN 1664-462X. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  10. ^ “SINGAPORE'S FIRST LUXURY JAPANESE SEASONAL FRESH FRUIT BOUTIQUE "KYOHO-YA". www.kyoho.com.sg. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ “特産果樹生産動態等調査 確報 平成22年産特産果樹生産動態等調査 年次 2010年 | ファイル | 統計データを探す”. 政府統計の総合窓口 (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ “日奈久温泉「晩白柚風呂」、始まりました!”. 八代市 (bằng tiếng Nhật). 16 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ “晩白柚(ばんぺいゆ)風呂”. 八代市観光ポータルサイト きなっせやつしろ (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ 八代情報-無料情報誌NAINAI-ナイナイ (28 tháng 12 năm 2021). “冬の風物詩「晩白柚風呂」 2022年1月31日(月)まで | 八代情報-無料情報誌NAINAI-ナイナイ”. nainai.co.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ “日奈久温泉 晩白柚風呂”. 八代市 (bằng tiếng Nhật). 15 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa