Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa III (1960-1976) gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết.

Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam
Khóa III 1960 - 1976
10/9/1960 – 20/12/1976
16 năm, 101 ngày
Cơ cấu tổ chức
Chủ tịchHồ Chí Minh
(1960-1969)
Bí thư thứ nhấtLê Duẩn
Bộ Chính trịchính thức: 11
dự khuyết: 2
Ban Bí thư7 ủy viên
Số Ủy viên Trung ươngchính thức: 47
dự khuyết: 31
Tổng quan cơ cấu

Ủy viên Bộ Chính trị

sửa

- Ủy viên chính thức: 11

  1. Hồ Chí Minh (Chủ tịch Đảng đến khi mất năm 1969)
  2. Lê Duẩn (Bí thư thứ nhất)
  3. Trường Chinh (Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
  4. Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Chính phủ)
  5. Phạm Hùng (Bí thư Trung ương Cục Miền Nam)
  6. Lê Đức Thọ (Trưởng ban Tổ chức Trung ương)
  7. Võ Nguyên Giáp (Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
  8. Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam, Bí thư Trung ương Cục Miền Nam, mất năm 1967)
  9. Nguyễn Duy Trinh (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)
  10. Lê Thanh Nghị (Phó Thủ tướng Chính phủ)
  11. Hoàng Văn Hoan
  12. Văn Tiến Dũng (bổ sung từ tháng 3-1972)
  13. Trần Quốc Hoàn (bổ sung từ tháng 6-1972)

- Ủy viên dự khuyết: 2

  1. Trần Quốc Hoàn (đến tháng 6-1972)
  2. Văn Tiến Dũng (đến tháng 3-1972)

Ban Bí thư

sửa
  1. Lê Duẩn
  2. Phạm Hùng
  3. Lê Đức Thọ
  4. Nguyễn Chí Thanh
  5. Hoàng Anh
  6. Tố Hữu
  7. Lê Văn Lương
  8. Nguyễn Văn Trân (bổ sung từ tháng 1 năm 1961)
  9. Nguyễn Côn (bổ sung từ tháng 1 năm 1968)

Các Hội nghị

sửa
Hội nghị TW
lần thứ
Bắt đầu-
Kết thúc
Thời gian Nội dung chính
1 10/9/1960 1 ngày Ban Chấp hành Trung ương họp bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất. Bầu Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
2 tháng 11/1960 - Hội nghị thảo luận một số vấn đề quốc tế, chuẩn bị cho đoàn đại biểu Đảng đi dự Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và Công nhân Thế giới họp ở Matxcơva vào đầu tháng 12/1960.
3 30/12/1960-5/1/1961 6 ngày Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch nhà nước 3 năm (1958-1960) và quyết định nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước năm 1961.
4 tháng 4/1961 - Hội nghị quyết định phương hướng và biện pháp tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng.
5 tháng 7/1961 - Hội nghị đề ra nghị quyết về phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
6 30/11-2/12/1961 3 ngày Hội nghị nghe báo cáo của đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam dự Đại hội lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô.
7 tháng 6/1962 - Hội nghị quyết định nhiệm vụ, phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp.
8 tháng 4/1963 - Hội nghị bàn về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
9 tháng 12/1963 - Ban Chấp hành Trung ương thảo luận tình hình quốc tế, ra nghị quyết về nhiệm vụ quốc tế của Đảng và phương hướng, nhiệm vụ cách mạng miền Nam, nhằm đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.
10 tháng 12/1964 - Hội nghị thảo luận công tác thương nghiệp và giá cả.
11 25-27/3/1965 3 ngày Hội nghị (đặc biệt) thảo luận về một số nhiệm vụ cấp bách nhằm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
12 27/12/1965 1 ngày Hội nghị bàn về tình hình và nhiệm vụ mới, động viên cả nước kiên quyết đấu tranh đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
13 23-26/1/1967 4 ngày Hội nghị bàn về công tác đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
14 tháng 1/1968 - Hội nghị đánh giá thắng lợi to lớn của ta đã đánh bại một bước rất cơ bản chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, quyết định tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam.
15 28-31/8/1968 4 ngày Ban Chấp hành Trung ương đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, quyết định tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích tiến lên giành thắng lợi quan trọng hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
16 8/5/1969 1 ngày Hội nghị bàn về tình hình và nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
17 tháng 9/1969 - Hội nghị họp khẩn cấp sau khi Hồ Chí Minh qua đời, ra lời kêu gọi gửi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài.
18 18/1/1970 1 ngày Hội nghị bàn về tình hình và nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, nhiệm vụ đối với miền Nam và nghĩa vụ quốc tế chi viện cho cách mạng Lào.
19 28/2/1971 Hội nghị thảo luận và quyết định nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
20 4/4/1972 Hội nghị bàn và quyết định nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước và nhiệm vụ xây dựng kinh tế ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa năm 1972.
21 tháng 7/1973 - Hội nghị vạch ra đường lối hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam.
22 tháng 12/1973 - Hội nghị đề ra nhiệm vụ và phương châm chiến lược cho toàn chiến trường miền Nam.
23 25/12/1974 1 ngày Hội nghị bàn về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng.
24 tháng 9/1975 - Hội nghị ra nghị quyết về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới hoàn thành thống nhất tổ quốc và đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
25 24/9-24/10/1976 31 ngày Hội nghị thảo luận dự thảo các văn kiện và tổ chức nhân sự chuẩn bị đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.

Ủy viên chính thức

sửa
STT Họ và tên
1 Hoàng Anh
2 Lê Quảng Ba
3 Nguyễn Lương Bằng
4 Trần Tử Bình
5 Trường Chinh
6 Nguyễn Côn
7 Võ Chí Công
8 Lê Duẩn
9 Văn Tiến Dũng
10 Trần Hữu Dực
11 Phan Văn Đáng
12 Trần Độ (từ 1972)
13 Võ Thúc Đồng
14 Phạm Văn Đồng
15 Hà Huy Giáp
16 Võ Nguyên Giáp
 
STT Họ và tên
17 Song Hào
18 Hoàng Văn Hoan
19 Trần Quốc Hoàn
20 Phạm Hùng
21 Tố Hữu
22 Nguyễn Khang
23 Ung Văn Khiêm
24 Võ Văn Kiệt (từ 1972)
25 Nguyễn Văn Kỉnh
26 Nguyễn Lam
27 Nguyễn Văn Linh
28 Lê Văn Lương
29 Lê Hiến Mai
30 Chu Huy Mân
31 Hồ Chí Minh
32 Đỗ Mười
33 Lê Thanh Nghị
 
STT Họ và tên
34 Hà Thị Quế
35 Bùi Quang Tạo
36 Chu Văn Tấn
37 Hoàng Văn Thái
38 Nguyễn Chí Thanh
39 Tôn Đức Thắng
40 Lê Quốc Thân
41 Nguyễn Thị Thập
42 Lê Đức Thọ
43 Xuân Thủy
44 Nguyễn Văn Trân
45 Nguyễn Duy Trinh
46 Trần Nam Trung
47 Phan Trọng Tuệ
48 Hoàng Quốc Việt
49 Phạm Văn Xô
 

Ủy viên dự khuyết

sửa
STT Họ và tên
1 Lý Ban
2 Nguyễn Thanh Bình
3 Phạm Thái Bường
4 Đinh Thị Cẩn
5 Nguyễn Thọ Chân
6 Trương Chí Cương (từ 1961)
7 Lê Quang Đạo
8 Trần Độ (đến 1972)
9 Nguyễn Đôn
10 Trần Quý Hai
11 Lê Hoàng
 
STT Họ và tên
12 Trần Quang Huy
13 Nguyễn Khai
14 Nguyễn Hữu Khiếu
15 Võ Văn Kiệt (đến 1972)
16 Hoàng Văn Kiểu
17 Lê Liêm
18 Ngô Minh Loan
19 Nguyễn Văn Lộc
20 Nguyễn Hữu Mai
21 Trần Văn Quang (từ 1961)
22 Hà Kế Tấn
 
STT Họ và tên
23 Lê Thành
24 Đinh Đức Thiện
25 Ngô Thuyền
26 Lê Toàn Thư
27 Nguyễn Khánh Toàn
28 Trần Văn Trà
29 Bùi Công Trừng
30 Hoàng Tùng
31 Trần Danh Tuyên
32 Nguyễn Trọng Vĩnh
33 Nguyễn Văn Vịnh
 

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa