Bago, Myanmar
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Thành phố Bago, tên trong quá khứ vinh quang là Pegu, Hanthawaddy, là thủ phủ của vùng Bago. Thành phố này cách Yangon khoảng 80 km về phía Bắc. Thành phố nằm ở hai bên bờ sông Ayeyarwady, bên bờ phía Đông là khu phố cổ và bên bờ phía Tây là khu phố mới. Thành phố có khoảng hơn 200.000 dân.
Bago ပဲခူးမြို့ | |
---|---|
— Thành phố — | |
Vị trí của Bago, Myanmar | |
Quốc gia | Myanmar |
Phân chia | Bản mẫu:Country data Bago Region |
Thị trấn | Bago Township |
Thành lập | 1152 |
Độ cao | 13 ft (4 m) |
Dân số (2014) | |
• Tổng cộng | 254,424 |
• Sắc tộc | Bamar, Mon, Shan, người Miến - Hoa, người Miến - Ấn, Kayin |
• Tôn giáo | Phật giáo |
Múi giờ | UTC+06:30 |
Lịch sử
sửaTheo truyền thuyết, hai hoàng tử người Mon từ Thaton đã tới Bago vào năm 573. Vào khoảng năm 850, nhà địa lý học người Ả Rập là Ibn Khordadbeh đã nhắc đến thành phố này. Từ năm 1056, người Miến từ Bagan tới cai trị thành phố. Sau khi Bagan bị quân Mông Cổ lật đổ vào năm 1287, nó lại trở về với người Mon.
Đã từng có một triều đại của người Mon ở Pegu. Thời vua Rajadhirat (1383–1421) Pegu có chiến tranh liên miên với Ava. Giữa thế kỷ 15, nữ vương Baña Thau (tiếng Myanma: Shin Saw Bu; 1453-72) đã truyền ngôi cho một nhà sư tên là Dhammazedi (1472-92) và vị sư này đã đưa Pegu trở thành một trung tâm thương mại và trung tâm của Phật giáo Theravada.
Thời kỳ 1369-1539, Hanthawaddy trở thành tên gọi của thành phố này khi ấy là kinh đô của vương quốc Mon Ramanadesa, mà phạm vi thống lĩnh của nó bao trùm toàn vùng Hạ Miến. Từ năm 1939, vua Tabinshweti người Miến của vương quốc Taungoo đã chiếm thành phố và biến nó thành kinh đô của vương quốc Taungoo cho tới tận năm 1599. Thời kỳ 1613-1634, thành phố lại tiếp tục được chọn làm kinh đô và làm căn cứ tổ chức các cuộc chinh phạt Xiêm. Vì là thành phố cảng, nên người châu Âu đã đến nơi này từ khá sớm và đã bị hấp dẫn. Năm 1740, người Mon lại vùng lên và kiểm soát thành phố này trong một thời gian cho đến khi vua Alaungpaya chiếm lại và phá hủy thành phố vào năm 1757.
Bago được tái thiết bởi vua Bodawpaya (1782-1819), nhưng thời gian đó, sông đổi hướng và thành phố không còn nối với biển được nữa, nên tầm quan trọng của nó cũng mất đi. Sau Chiến tranh Anh-Miến thứ hai, người Anh cai trị thành phố.
Các điểm tham quan chính:
Khí hậu
sửaBago có khí hậu nhiệt đới gió mùa (Köppen Am), tương tự như hầu hết các vùng duyên hải Myanmar, với mùa khô nóng từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 4 và một mùa mưa nóng, cực kỳ ẩm ướt và mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
Dữ liệu khí hậu của Bago, Myanmar (1981–2010) | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 31.6 (88.9) |
34.0 (93.2) |
36.2 (97.2) |
38.1 (100.6) |
34.3 (93.7) |
30.1 (86.2) |
29.7 (85.5) |
29.6 (85.3) |
30.8 (87.4) |
30.7 (87.3) |
32.2 (90.0) |
31.0 (87.8) |
32.4 (90.3) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | 15.8 (60.4) |
17.2 (63.0) |
20.2 (68.4) |
23.1 (73.6) |
23.4 (74.1) |
22.7 (72.9) |
22.7 (72.9) |
22.6 (72.7) |
22.8 (73.0) |
23.0 (73.4) |
20.9 (69.6) |
16.9 (62.4) |
20.9 (69.6) |
Lượng mưa trung bình mm (inches) | 1.3 (0.05) |
2.7 (0.11) |
13.5 (0.53) |
44.1 (1.74) |
333.9 (13.15) |
654.0 (25.75) |
716.9 (28.22) |
653.4 (25.72) |
436.3 (17.18) |
183.7 (7.23) |
48.7 (1.92) |
1.3 (0.05) |
3.089,8 (121.65) |
Nguồn: Viện Khí tượng Na Uy[1] |
Tham khảo
sửa- ^ “Myanmar Climate Report” (PDF). Norwegian Meteorological Institute. tr. 23–36. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.
Thư mục
sửa- Aung-Thwin, Michael A. (2005). The Mists of Rāmañña: The Legend that was Lower Burma . Honolulu: University of Hawai'i Press. ISBN 9780824828868.
- Aung-Thwin, Michael A. (2017). Myanmar in the Fifteenth Century. Honolulu: University of Hawai'i Press. ISBN 978-0-8248-6783-6.
- Nyein Maung biên tập (1972–1998). Shay-haung Myanma Kyauksa-mya [Ancient Burmese Stone Inscriptions] (bằng tiếng Miến Điện). 1–5. Yangon: Archaeological Department.
- Pan Hla, Nai (1968). Razadarit Ayedawbon (bằng tiếng Miến Điện) (ấn bản thứ 8). Yangon: Armanthit Sarpay.
- Phayre, Major-General Sir Arthur P. (1873). “The History of Pegu”. Journal of the Asiatic Society of Bengal. Calcutta. 42: 23–57, 120–159.
- Phayre, Lt. Gen. Sir Arthur P. (1883). History of Burma (ấn bản thứ 1967). London: Susil Gupta.
- Schmidt, P.W. (1906). “Slapat des Ragawan der Königsgeschichte”. Die äthiopischen Handschriften der K.K. Hofbibliothek zu Wien (bằng tiếng Đức). Vienna: Alfred Hölder. 151.