Ba Chúc là một thị trấn thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Ba Chúc
Thị trấn
Thị trấn Ba Chúc
Cây dầu 300 năm tuổi ở núi Tượng, thị trấn Ba Chúc, một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của thị trấn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhAn Giang
HuyệnTri Tôn
Trụ sở UBNDđường Ngô Tự Lợi, khóm An Hòa A
Thành lập2003[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°29′00″B 104°53′53″Đ / 10,48326°B 104,898104°Đ / 10.483260; 104.898104
MapBản đồ thị trấn Ba Chúc
Ba Chúc trên bản đồ Việt Nam
Ba Chúc
Ba Chúc
Vị trí thị trấn Ba Chúc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích19,46 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng13.762 người[2]
Mật độ707 người/km²
Khác
Mã hành chính30547[3]

Địa lý

sửa

Thị trấn Ba Chúc nằm ở phía tây bắc huyện Tri Tôn, có vị trí địa lý:

Thị trấn có diện tích 19,46 km², dân số năm 2019 là 13.762 người[2], mật độ dân số đạt 707 người/km².

Lịch sử

sửa

Trước đây, Ba Chúc là một xã thuộc huyện Tri Tôn.

Năm 1978, quân Khmer Đỏ tấn công ồ ạt vào địa bàn, Ba Chúc chịu nhiều thiệt hại nặng nề.[cần dẫn nguồn]

Ngày 17 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2003/NĐ-CP[1]. Theo đó:

  • Thành lập thị trấn Ba Chúc trên cơ sở 2.056 ha diện tích tự nhiên và 13.122 người của xã Ba Chúc
  • Đổi tên xã Ba Chúc thành xã Vĩnh Phước.

Hành chính

sửa

Thị trấn Ba Chúc được chia thành 7 khóm gồm: An Bình, An Hòa A, An Hòa B, Thanh Lương, Núi Nước, An Định A, An Định B.[4]

Kinh tế - xã hội

sửa

Kinh tế

sửa

Kinh tế của thị trấn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Sản xuất lúa chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là làm rẫy ở núi Cấm, núi Dài. Diện tích trồng hoa màu ở chân ruộng ít, nhỏ lẻ.

Giáo dục

sửa

Các cơ sở giáo dục gồm có: trường THPT Ba Chúc, THCS thị trấn Ba Chúc, các trường tiểu học A và B thị trấn Ba Chúc và trường Mầm non thị trấn Ba Chúc.

Y tế

sửa

Trên địa bàn thị trấn có một phòng khám khu vực Ba Chúc, đáp ứng được một phần việc khám chữa bệnh cho người dân.

Văn hóa

sửa

Ba Chúc có 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Hoa, Khmer. Người dân Ba Chúc chủ yếu là người Kinh, theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Hàng năm, người dân tổ chức lễ vía của Đức Bổn Sư (tức Ngô Lợi, người sáng lập đạo Hiếu Nghĩa) vào ngày 13 tháng 10 âm lịch rất quy mô và nhộn nhịp, thu hút rất nhiều khách thập phương trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, vào các dịp rằm lớn như rằm tháng 1, 7, 10, mùng 5 tháng 5, người dân địa phương thường tổ chức cúng tế. Cứ khoảng 3 - 4 năm, vào dịp 15 tháng 7 âm lịch, các tín đồ trong đạo Hiếu Nghĩa tổ chức lễ hội Trai Đàn cầu siêu với quy mô lớn.

Du lịch

sửa

Hình ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Nghị định 119/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên và Phú Tân, tỉnh An Giang”.
  2. ^ a b “Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019”. Cục Thống kê tỉnh An Giang.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Niên giám thống kê huyện Tri Tôn”. Cổng thông tin điện tử huyện Tri Tôn.