Nguyễn Thế Anh (cầu thủ bóng đá, sinh 1949)

(Đổi hướng từ Ba Đẻn)

Nguyễn Thế Anh (sinh ngày 22 tháng 7 năm 1949 tại Hà Nội), hay được biết đến nhiều với tên Ba Đẻn, là một quân nhân, cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Thời còn thi đấu, ông chơi ở vị trí tiền đạo cho đội Thể Công và đội tuyển Việt Nam.[1]

Nguyễn Thế Anh
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Nguyễn Thế Anh
Ngày sinh 22 tháng 7, 1949 (75 tuổi)
Nơi sinh Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
Chiều cao 1,65 m
Vị trí Tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1964–1965 Thanh niên Hà Nội
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1965–1984 Thể Công 412 (68)
Tổng cộng 412 (68)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1970 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1 (0)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
1998-1999 CLB Quân đội (trợ lý)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Thân thế và sự nghiệp

sửa

Nguyễn Thế Anh là con thứ ba của danh thủ bóng đá miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Văn Thìn (biệt danh là Thìn A, từng là tuyển thủ của đội tuyển Nội Châu, tuyển Bắc Kỳ rồi Công an Hà Nội và đội tuyển Quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Ông có ba người em gồm Nguyễn Cao Cường, Cao Vinh và Cao Hiển đều là những cầu thủ nổi tiếng tại Việt Nam, trong đó Nguyễn Cao Cường được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam.

Ban đầu ông tập luyện và thi đấu cho đội Thanh niên Hà Nội trong giai đoạn 1964–1965. Khi tham gia tuyển chọn vào đội bóng đá Thể Công, mặc dù gây ấn tượng vì những kỹ năng bóng đá nhưng ông bị loại vì nhỏ con và có chân vòng kiềng, và ông gia nhập Thể Công chỉ sau khi được cố danh thủ Ngô Xuân Quýnh (Chính trị viên Thể Công) bảo lãnh.[2]

 
Ông Nguyễn Văn Thìn A (giữa) cùng hai con trai Cao Cường (trái) và Ba Đẻn (phải)

Từ tháng 11 năm 1967 đến năm 1968, Ba Đẻn cùng 25 cầu thủ trẻ khác của Thể Công (trong đó có Nguyễn Trọng Giáp, Phan Văn Mỵ, Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Duy Phú, Nguyễn Văn Nhật, Vương Tiến Dũng, Hoàng Gia, Vũ Đình Bội, Bùi Xuân Thêu, Nguyễn Viết Cầu (Cầu "điên"), Bùi Ngọc Chi, Trần Quốc Nghị, Lê Quang Minh, Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Đức Minh...) sang Triều Tiên tập luyện.[3] Năm 1970, ông chơi trận đấu chính thức đầu tiên cho Thể Công khi đấu giao hữu với đội tuyển Quốc gia Cuba.[4][5] Sau đó, ông khoác áo đội tuyển Quốc gia thi đấu với đội tuyển Cuba. Tuy nhiên, đây cũng là lần duy nhất ông được khoác áo đội tuyển Quốc gia trong suốt cả sự nghiệp vì sau trận đấu với Cuba, đội tuyển Việt Nam đã không còn được tập trung thêm lần nào nữa cho đến lúc ông treo giày.[6]

 
Danh thủ Ba Đẻn vinh dự bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ông từ giã sân cỏ vào năm 1984.[7] Sau khi giải nghệ, ông làm huấn luyện viên tại Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội. Năm 1998, ông làm trợ lý HLV tại CLB Quân đội cho HLV Vương Tiến Dũng và cùng đoạt chức vô địch Quốc gia năm 1998 và Siêu Cúp Quốc gia năm 1999.[8] Năm 2005, Ba Đẻn làm huấn luyện viên trưởng đội U-18 Thể Công tham dự giải bóng đá U-18 quốc gia. Năm 2008, ông rời Thể Công về hưu.[9]

Các danh hiệu

sửa
  • Kiện tướng thể thao
  • Vô địch miền Bắc các năm 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977, 1978, 1979.
  • Vô địch Việt Nam năm 1982–1983.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Giới thiệu ứng cử viên cho danh hiệu "Cầu thủ vàng" - Danh thủ Nguyễn Thế Anh”. Báo Lao động. 12 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2014. Truy cập 12 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)
  2. ^ “Anh em cựu danh thủ Thế Anh - Cao Cường - "Lửa đam mê" vẫn đượm trong tim”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ “Cựu danh thủ Thể Công và kỷ niệm khó quên với bóng đá Triều Tiên”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ “Thể Công còn hơn cả tên một đội bóng”. Báo điện tử Zing News. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “Ký ức về trận cầu lịch sử trong ngày Đại lễ”. Báo Nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ "Ba đẻn" Nguyễn Thế Anh với đôi chân vòng kiềng quái dị”. Thể Thao 247. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “Đi tìm cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam: Hồng Sơn thua xa Ba Đẻn? (Kỳ 1)”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “Thế Anh và đôi chân ma thuật”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ “Một giờ với Ba Đẻn”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.