Bội Trân

Hoạ sĩ Việt Nam

Bội Trân (Sinh năm 1957) là hoạ sĩ tự học gốc Huế chuyên về tranh sơn dầu và sơn mài.[1] Bà là nữ hoạ sĩ Việt Nam thứ hai của nền Mỹ Thuật Hiện Đại Việt Nam,[2] sau hoạ sĩ Lê Thị Lựu (1911-1988)[3][4]. Tranh của bà có mặt trong nhiều cuộc triển lãm, nhà đấu giá quốc tế như Christie's, Sotheby's, Ravenel, Bonham's, Hindman,... và nằm trong nhiều bộ sưu tập trong nước và nước ngoài.[5][6]

Bội Trân
Thông tin cá nhân
Sinh1957
Giới tínhnữ
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpHọa sĩ
Lĩnh vựcHội hoạ
Sự nghiệp hội họa
Bút danhBội Trân
Website

Họa sĩ Bội Trân là nhà sưu tập nghệ thuật, chủ sở hữu một trong những phòng trưng bày nghệ thuật tư nhân tiên phong tại Huế từ những năm 1990 [7][8].

Ngày 23 tháng 3 năm 1998, bà khai trương phòng trưng bày nghệ thuật thứ hai tại Khách sạn Saigon Morin. Sự kiện có Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thông tin Nguyễn Khoa Điềm đến tham dự và cắt băng khánh thành trước sự góp mặt, chứng kiến của nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng từ các miền Bắc, Trung, Nam[7].

Với niềm đam mê phục dựng và gìn giữ văn hoá nhà rường Huế, Bội Trân cũng là nhà kiến tạo, kiến trúc sư cho hai khu vườn của bà ở đồi Thiên An và đồi Kim Sơn tại vùng đất cố đô này.[6][9][10][11][12]

Bội Trân còn là một đầu bếp, nhà văn hoá ẩm thực[13][14]. Năm 2014, Anthony Bourdain đã đến thăm Nhà vườn Bội Trân, phỏng vấn và làm phim về nghệ thuật, kiến trúc và văn hoá ẩm thực Bội Trân trong chương trình Anthony Bourdain: Parts Unknown công chiếu trên đài truyền hình CNN.[15]

Kiến trúc

sửa

Gần một thế kỷ rưỡi, Huế là kinh đô của nhà Nguyễn (1802-1945), triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trong suốt thời gian ấy, Huế là nơi hội tụ tinh hoa của cả nước. Nếp nhà vốn được người Việt coi trọng, ở Huế, nhà không thuần tuý là nơi để ở mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, là sự tiếp nối có truyền thống của nhiều thế hệ trong gia đình, dòng họ và cũng là sự tiếp nối mạch nguồn văn hoá trong kiến trúc, cảnh quan.[11]

Nói đến kiến trúc nhà Huế xưa, người ta thường nghĩ ngay đến nhà rường. Những ngôi nhà thường bao giờ cũng được đặt trong một không gian thoáng rộng, gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên. Bởi vậy nhà rường thường gắn liền với vườn tạo nên một loại hình kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc Huế đó là kiến trúc nhà vườn . Những ngôi nhà vườn Huế xưa đúng nghĩa nay còn lại không nhiều. Những năm 1980-1990, nạn chảy máu nhà rường ở Huế đã làm Huế mất đi nhiều nếp nhà rường trên trăm năm tuổi. Trong cơn thất thoát ấy, một số rời Huế ra đi, một số được nhiều người thu gom lại từng chút một để dựng lại những khu nhà vườn Huế xưa. Khu nhà vườn của nữ hoạ sĩ Bội Trân là một trong những khu nhà vườn Huế xưa như thế.[10]

Đến với khu nhà vườn của nữ hoạ sĩ Bội Trân, chúng ta tìm thấy được những gì trong đó, trước hết đó là màu xanh của cây lá trong vườn. Ngày nay, nhịp sống đô thị hoá đã làm cho những khu nhà vườn của Huế ngày càng bé lại, vườn cây xanh nhường chỗ cho những công trình nhà ở. Ở khu nhà vườn của nữ hoạ sĩ Bội Trân một màu xanh của hoa trái bao quanh khu nhà. Nhà vườn Huế xưa là một sự tổng hợp hài hoà giữa cây cảnh "cao sang" và cây vườn đúng nghĩa cho giá trị thực phẩm dùng hàng ngày như cây mít, cây tiêu, cây trầu, cây chè, cây vả... Sự phong phú của nhiều chúng loại cây trong vườn cho thấy một phần đời sống tâm hồn phong phú và bao dung của người Huế, luôn có chỗ dành cho mọi loài trong cuộc sống, không phân biệt, mọi cây xanh đều có giá trị đối với sự sống từ cây vươn lên cao cho đến cây mọc thấp dưới đất. Chính vì thế khi bước vào một khu nhà vườn của người dân Huế, người ta nhận thấy có một sự ấm áp, một sự gần gũi.[16]

Gom góp từng chút một để về tạo dựng lại những ngôi nhà rường trong khu vườn của của mình, nữ hoạ sĩ Bội Trân đã góp phần giữ gìn những giá trị tinh hoa của cha ông xưa. Nhà rường Huế thường được chạm khắc rất công phu. Mỗi đòn tay, kèo, cột... trong nhà thật sự là một bức họa nổi. Tùy theo khuynh hướng và khiếu thẩm mỹ của chủ nhân, hoa văn được dùng trong trang trí rất đa dạng, bao gồm: tứ linh, bát bửu, hoa lá, cá, rồng.... Những chi tiết nhỏ nhất tận trong ngóc ngách không ai để ý cũng không bao giờ bị bỏ sót khi chạm trổ. Những người thợ xưa đã kỳ công đẽo gọt từng ngày để cho ra đời những cột, những kèo mang tính nghệ thuật cao. Tinh tế và chi tiết trong từng yếu tố nhỏ nhất, trong từng hạng mực nhỏ nhất chính vì thế mà nhà rường Huế mới có giá trị vượt qua thời gian và không gian. Cùng với một số khu nhà vườn Huế đuợc xây dựng lại trong thời đại mới ngày nay, khu nhà vườn của nữ hoạ sĩ Bội Trân là một trong những khu nhà vườn đẹp của Huế xưa mà vẫn mang hơi thở của cuộc sống ngày nay.[17]

Từ công năng dùng để ở, nhiều ngôi nhà rường Huế xưa được phục dựng lại và dùng vào trong nhiều mục đích khác như kinh doanh và tất cả đều cho thấy đạt hiệu quả tốt. Riêng với ngôi nhà rường của họa sĩ Bội Trân, bà đã thổi hồn vào ngôi nhà rường xưa cũ, vào những hoa văn hoạ tiết xưa cũ hơi thở của nghệ thuật. Những tác phẩm hội hoạ của chủ nhân cùng với bộ sưu tập tranh của các tác giả thời mỹ thuật Đông Dương được chủ nhân trưng bày ở đây đã đem đến cho ngôi nhà một sinh khí mới. Tại đây, người yêu mến nghệ thuật có dịp để chiêm ngưỡng những tác phẩm hội hoạ mà phần lớn các tác giả đã thành người thiên cổ. Bộ sưu tập tranh này là niềm đam mê suốt mấy mươi năm qua của nữ họa sĩ Bội Trân mà không dễ gì người yêu nghệ thuật có dịp để chiêm ngưỡng. Trong không gian của nhà rường Huế xưa, những tác phẩm hội họa hiện đại vẫn có một sự hài hoà, một sự trang trọng.[18]

Và không chỉ có tranh, trong không gian nhà rường này, chúng ta còn được ngắm nhìn những sưu tập về tượng, đồ gốm. Những sản phẩm vốn được làm từ đất, mang hơi thở của đất đai quê hương khi đứng trong nhà rường càng làm tăng thêm giá trị hồn quê. Những mảnh gốm của hoàng thành Thăng Long xưa mà bây giờ ta vẫn còn nhìn thấy nét chạm khắc sắc sảo những tượng người với nhiều màu sắc, kiểu dáng... đó là những cố gắng của chủ nhân để làm phong phú hơn công năng, làm mới không gian trong nhà rường Huế xưa.[5]

Ngày nay, nhà rường ở Huế còn lại không nhiều và mỗi ngôi nhà thật sự là một công trình nghệ thuật độc đáo. Nhà rường Huế là tài sản không những của chủ nhân ngôi nhà, của Huế mà là của cả dân tộc. Nó không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn có giá trị rất lớn về mặt tinh thần, là một phần tinh hoa cần phải gìn giữ, bảo tồn để ngoài sông Hương, núi Ngự, còn có nét gì nhớ về Huế xưa. Và thật cảm ơn những người đã có tâm huyết với vốn quý của cha ông, đã thật sự yêu thương kính trọng tài hoa cuả những tiền nhân, sưu tầm, phục dựng lại bằng tình yêu của mình và rồi họ đã truyền lại tình yêu ấy cho nhiều thế hệ mai sau mỗi khi ai đó đặt chân đến thưởng lãm những khu nhà vườn như thế này, rằng Huế vẫn không mất đi những giá trị nhà vườn của mình mà nó đang được giữ gìn ở quanh ta, được giữ gìn bằng những con người tâm huyết.[6]

Phim điện ảnh

sửa

Trong bộ phim Gái Già Lắm Chiêu 3 do Nam CitoBảo Nhân làm đạo diễn, được quay năm 2019 và công chiếu vào tháng 1 năm 2020 trên các rạp tại Việt Nam. Theo đạo diễn Bảo Nhân thì nhân vật Thái Tuyết Mai được lấy cảm hứng trên cuộc đời và câu chuyện của nữ họa sĩ Bội Trân.[19]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Martin Schacht, Olaf Tamm. “The Kitchen of Smiles”. Brigitte (woman). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ Xuân An (12 tháng 11 năm 2017). “Người vẽ yêu thương”. Báo Thừa Thiên Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ Tuyết Khoa, Tuyết Khoa (Ngày 16 tháng 08 năm 2013). “Complete transcendence”. Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ Guides, Fodor's Travel (6 tháng 11 năm 2018). Fodor's Essential Vietnam (bằng tiếng Anh). Fodor's Travel. ISBN 978-1-64097-104-2.
  5. ^ a b Phạm Minh Hải (11 tháng 6 năm 2018). “Bội Trân Gallery một không gian văn hóa - nghệ thuật của Huế”. Tạp chí Cục Mỹ Thuật, Nhiếp Ảnh và Triển Lãm; Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ a b c Hạnh Thủy, Nguyễn Huân (15 tháng 10 năm 2017). “Vẻ đẹp Huế của nhà vườn Bội Trân”. Đài Truyền hình Việt Nam VTV. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ a b Nguyễn Trọng Tạo (9 tháng 2 năm 2005). “Bội Trân, thiếu nữ và hoa”. Tạp chí Sông Hương. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  8. ^ Tạp Chí Văn Nghệ (9 tháng 4 năm 2013). “Về thăm Gallery Bội Trân”. VOV Ban Đối ngoại Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ Phạm Ngọc Anh (13 tháng 5 năm 2022). “Nhà Vườn Bội Trân, một không gian nghệ thuật rất Huế”. Harper's Bazaar Vietnam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ a b Đăng Nam, Thái Lộc, 15/01/2008 (15 tháng 1 năm 2008). “Lên đồi Thiên An lập phủ”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ a b Nguyễn Khoa Diệu Hà (27 tháng 12 năm 2012). “Nét xưa trong nhà vườn Huế”. TRT. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  12. ^ Hoàng Phủ Ngọc Tường (2 tháng 1 năm 2017). “Phủ Bội Tiên”. Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  13. ^ Stauch, Cameron (13 tháng 3 năm 2018). Vegetarian Viet Nam (bằng tiếng Anh). W. W. Norton & Company. ISBN 978-0-393-24934-7.
  14. ^ Krich, John (15 tháng 4 năm 2012). A Fork in Asia's Road: Adventures of an Occidental Glutton (bằng tiếng Anh). Marshall Cavendish International Asia Pte Ltd. ISBN 978-981-4382-93-9.
  15. ^ Samantha Shankman, Samantha Shankman (Ngày 16 tháng 11 năm 2014). “Anthony Bourdain's 'Parts Unknown' Episode 4: Vivacious in Vietnam”. Skift. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ Hàn Thuỷ Giang (27 tháng 5 năm 2020). “Ngôi nhà của những đam mê”. Kiến trúc & Đời sống. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  17. ^ Hồ Sĩ Bình (13 tháng 7 năm 2015). “Trong vườn Bội Trân”. Home Decor Plus. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  18. ^ TRT (22 tháng 10 năm 2015). “Bội Trân - Một vẻ đẹp Huế”. Đài Phát thanh & Truyền hình TTHuế. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  19. ^ P.C.Tùng (14 tháng 1 năm 2020). “NSND Lê Khanh phải 'đi học' để vào vai 'mẹ chồng kiểu mẫu' xứ Huế”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa