Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam

đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (Việt Nam), thành lập năm 2017

Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (viết tắt: Bộ Tư lệnh 86) là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin.

Bộ Tư lệnh
Tác chiến không gian mạng
Bộ Quốc phòng
Chỉ huy
từ năm 2023
Quốc gia Việt Nam
Thành lập15 tháng 8 năm 2017; 7 năm trước (2017-08-15)
Quân chủngTác chiến không gian mạng
Nhiệm vụGiúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin trong toàn quân.
Bộ phận của Bộ Quốc phòng
Bộ chỉ huySố 7, Nguyễn Tri Phương, Hà Nội
Tên khácBộ Tư lệnh 86
Chỉ huy
Tư lệnh
Vũ Hữu Hanh
Chính ủy

Lịch sử

sửa

Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp từ Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Lễ công bố Quyết định thành lập Bộ Tư lệnh 86 được tổ chức ngày 8 tháng 1 năm 2018, tại Hà Nội.[1][2][3]

Ngày 30 tháng 3 năm 2018, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được bàn giao nguyên trạng từ Bộ Tổng Tham mưu về trực thuộc Bộ Quốc phòng.[4]

Ngày 24 tháng 7 năm 2018, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc: Lữ đoàn 1, Lữ đoàn 2, Lữ đoàn 3, Trung tâm Kiểm định, Trung tâm Dữ liệu Bộ Quốc phòng, Viện 10.[5]

Chức năng, nhiệm vụ

sửa

Trong chiến tranh hiện đại, không gian mạng được coi là môi trường tác chiến thứ năm gắn kết chặt chẽ với tác chiến trên không, trên bộ, trên biển và trong không gian vũ trụ. Trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, nhận định nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.[6]

Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; là lực lượng quan trọng tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao và "diễn biến hòa bình" trên không gian mạng, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên không gian mạng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.[1]

Lãnh đạo hiện nay

sửa
  • Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Hữu Hanh – Phó Bí thư Đảng ủy (sinh năm 1971)
  • Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Minh Thắng – Bí thư Đảng ủy (sinh năm 1970)
  • Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Tiền Giang (sinh năm 1977)
  • Phó Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Tùng Hưng (sinh năm 1969)
  • Phó Tư lệnh: Đại tá Vũ Quốc Tiến
  • Phó Chính uỷ: Thiếu tướng Phạm Quốc Hóa (sinh năm 1966)

Tổ chức

sửa

Cơ quan Bộ Tư lệnh

sửa
  • Văn phòng Bộ Tư lệnh
  • Thanh tra Bộ Tư lệnh
  • Ủy ban Kiểm tra Bộ Tư lệnh
  • Bộ Tham mưu
    • Phòng Tác chiến
    • Phòng Quân huấn
    • Phòng Quân lực
    • Phòng Trinh sát
    • Ban Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
    • Ban Thông tin
    • Ban Hành chính
  • Cục Chính trị
    • Phòng Cán bộ
    • Phòng Tổ chức
    • Phòng Bảo vệ An ninh
    • Phòng Tuyên huấn
    • Ban Kế hoạch Tổng hợp
    • Ban Chính sách – Dân vận
  • Cục Hậu cần – Kỹ thuật
    • Phòng Tham mưu Kế hoạch
    • Phòng Doanh trại
    • Phòng Quân nhu
    • Phòng Xe – Máy
    • Phòng Xăng dầu
    • Phòng Quân khí
    • Phòng Quân y
  • Phòng Tài chính
  • Phòng An toàn thông tin
  • Phòng Phần mềm và Cơ sở dữ liệu

Các đơn vị cơ sở trực thuộc

sửa
  • Trung tâm Kiểm định
  • Trung tâm Dữ liệu
  • Trung tâm 186
  • Trung tâm 286
  • Trung tâm 386
  • Viện Nghiên cứu 486
  • Trung tâm 586

Nhận xét

sửa

Ngày 11 tháng 1 năm 2018, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS) cho biết, "Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết... có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hàng loạt các vụ tấn công mạng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hệ thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành."[3]

Mối quan hệ với Lực lượng 47

sửa

Trước đó vào đầu năm 2016, một lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam, gọi là Lực lượng 47, được thành lập có nhiệm vụ đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch với Đảng Cộng sản Việt Nam, hay những đối tượng cơ hội chính trị trong nội bộ quân đội.[7] Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có hơn 10.000 người.[8] Lực lượng này đang có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội.[8][9][10]

Tư lệnh qua các thời kỳ

sửa
  • 2017–2018, Trung tướng Ngô Văn Sơn.

Chính ủy qua các thời kỳ

sửa

Tham mưu trưởng qua các thời kỳ

sửa
  • 01/2018 – 01/2023, Phạm Việt Trung, Thiếu tướng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, nguyên Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
  • 01/2023 – 08/2023, Vũ Hữu Hanh, Đại tá, nguyên Phó Tư lệnh Binh chủng Thông tin Liên lạc.
  • 10/2023, Nguyễn Tiền Giang, Đại tá, nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh 86.

Phó Tư lệnh qua các thời kỳ

sửa

Phó Chính ủy qua các thời kỳ

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b TTXVN (8 tháng 1 năm 2018). “Việt Nam thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ Hoàng Thùy (8 tháng 1 năm 2018). “Thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng”. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ a b “Đại tá Viettel về Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng”. BBC tiếng Việt. 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ Lan Hạ (30 tháng 3 năm 2018). “Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng về trực thuộc Bộ Quốc phòng”. VnExpress.
  5. ^ “Công bố quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh 86”. Báo Chính phủ. 25 tháng 7 năm 2018.
  6. ^ “Thủ tướng giao nhiệm vụ cho lực lượng tác chiến không gian mạng”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ Lê Cầu (16 tháng 11 năm 2016). “Quân đoàn 4: Rút kinh nghiệm về đấu tranh chống diễn biến hòa bình năm 2016”. Báo Bình Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ a b Mai Hoa (25 tháng 12 năm 2017). “Hơn 10.000 người trong 'Lực lượng 47' đấu tranh trên mạng”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ Văn Minh (25 tháng 12 năm 2017). “Hơn 10.000 người tác chiến trên mạng, đấu tranh luận điệu sai trái”. Báo Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ Kiên Cường (8 tháng 7 năm 2017). “Làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa bình": Cảnh giác trước những luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch”. Báo điện tử Phòng không – Không quân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.