Bộ luật Hình sự (Việt Nam)

Một lĩnh vực pháp luật Việt Nam
(Đổi hướng từ Bộ luật Hình sự Việt Nam)

Bộ luật Hình sự là luật đấu tranh "phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức."[1]

Bộ luật Hình sự
Nhà nước Việt Nam • Quốc hội Việt Nam
Mã số100/2015/QH13
Ban hànhQuốc hội Việt Nam khóa XIII
Hiệu lực01 tháng 7 năm 2016
Toàn văn phiên bản hiện hành
WikisoureBộ luật Hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Quá trình lập pháp
  • Ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015
Sửa đổi bổ sung
Phiên bản hết hiệu lực

Bộ luật Hình sự này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1985,[2] cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự

sửa

Trong Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015[3] có nêu nhiệm vụ của Bộ luật là: Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Cấu trúc

sửa

Bộ luật gồm 426 điều, được chia làm ba phần, với 26 chương:

  • Phần thứ nhất: Những quy định chung. Gồm 12 chương với 107 điều.
  • Phần thứ hai: Các loại tội phạm. Gồm 14 chương với 318 điều.
  • Phần thứ ba: Điều khoản thi hành. Chỉ có 1 điều luật.

Hiệu lực thi hành

sửa

Bộ luật Hình sự số: 100/2015/QH13 (hay còn gọi là Bộ luật hình sự 2015) và Luật số: 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số: 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2018.[4]

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12[5] sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự hết hiệu lực thi hành.[6]

Văn bản hướng dẫn

sửa
  • Nghị quyết 41/2017/QH14 thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 do Quốc hội ban hành[7]
  • Công văn 04/TANDTC-PC năm 2018 về áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành[8]
  • Công văn 148/TANDTC-PC năm 2017 triển khai, thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành[9]
  • Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành[10]
  • Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành[11]
  • Nghị định 19/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015[12]
  • Nghị định 37/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự[13]
  • Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành[14]
  • Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành[15]
  • Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành[16]
  • Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành[17]
  • Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành[18]
  • Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành[19]

Văn bản đính chính

sửa
  • Công văn 3613/UBPL13 năm 2016 đính chính Luật số 100/2015/QH13 do Ủy ban Pháp luật Quốc hội khóa XIII ban hành[20]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Quốc hội Việt Nam. “[[s:|]]”. Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 – qua Wikisource.
  2. ^ >“Toàn văn bộ Luật Hình sự 1999”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “Toàn văn bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2017”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ “Luật số 37/2009/QH12”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ Điều 426 Bộ luật Hình sự 2015
  7. ^ VinasDoc. “Nghị quyết 41/2017/QH14 thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 do Quốc hội ban hành”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ VinasDoc. “Công văn 04/TANDTC-PC năm 2018 về áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ VinasDoc. “Công văn 148/TANDTC-PC năm 2017 triển khai, thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ VinasDoc. “Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ VinasDoc. “Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính. “Nghị định số 19/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ Luật Hình sự năm 2015”. vanban.chinhphu.vn. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính. “Nghị định số 37/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự”. vanban.chinhphu.vn. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ “Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141,142,143,144,145,146,147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi”. CỔNG TTĐT TANDTC. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ “Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự”. congbao.chinhphu.vn. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ thuvienphapluat.vn. “Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ thuvienphapluat.vn. “Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm tham nhũng”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ thuvienphapluat.vn. “Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ “Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự”. CỔNG TTĐT TANDTC. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ VinasDoc. “Công văn 3613/UBPL13 năm 2016 đính chính Luật số 100/2015/QH13 do Ủy ban Pháp luật Quốc hội khóa XIII ban hành”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa