Bộ Xây dựng (Việt Nam)
Bộ Xây dựng Việt Nam là cơ quan của Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Tiền thân của bộ là Bộ Thủy lợi và Bộ Kiến trúc được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ 5, ngày 20 tháng 9 năm 1955 thành lập. Bộ trưởng hiện nay là Nguyễn Thanh Nghị.[2]
Bộ Xây dựng | |
---|---|
Chính phủ Việt Nam | |
Bộ trưởng đương nhiệm | |
Nguyễn Thanh Nghị | |
từ 8 tháng 4 năm 2021 | |
Bổ nhiệm bởi | Chủ tịch nước Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 5 năm |
Thành lập | 29 tháng 4 năm 1958 |
Bộ trưởng đầu tiên | Bùi Quang Tạo (Bộ Kiến trúc) |
Ngân sách2024 | 1.021.030 triệu đồng[1] |
Nhân lực | - |
Thứ trưởng | Nguyễn Văn Sinh Nguyễn Tường Văn Bùi Xuân Dũng Phạm Minh Hà Nguyễn Việt Hùng |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Địa chỉ | Số 37 Phố Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội |
Điện thoại | 024. 39760271 024. 39760272 024. 39760278 |
Fax | 024. 39762153 |
Website | http://moc.gov.vn http://xaydung.gov.vn |
Lịch sử
sửa- Theo đề nghị của chủ tịch Hồ Chí Minh, được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 9 năm 1955, Bộ Thủy lợi và Kiến trúc được thành lập. Bộ trưởng là Trần Đăng Khoa.
- Ngày 29 tháng 4 năm 1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khóa I, Bộ Kiến trúc được thành lập - đây chính là tiền thân của Bộ Xây dựng. Bộ trưởng đầu tiên là Bùi Quang Tạo. Từ đó đến nay, ngày 29 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.
- Năm 1960, trong Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa II (1960-1964) có Bộ Kiến trúc và Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước.
- Tháng 6 năm 1973, thành lập Bộ Xây dựng trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước với Bộ Kiến trúc.
- Năm 1979, thành lập Ủy ban Xây dựng Cơ bản Nhà nước (tách một phần từ Bộ Xây dựng).
- Đến tháng 10 năm 1989, Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước được sáp nhập lại vào Bộ Xây dựng.
- Ngày 08 tháng 8 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2022/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.[3]
Lãnh đạo hiện nay
sửa- Bộ trưởng: Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng
- Các Thứ trưởng:
- Nguyễn Văn Sinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Xây dựng [4]
- Nguyễn Tường Văn, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
- Bùi Xuân Dũng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Xi măng Việt Nam [5]
- Nguyễn Việt Hùng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD)
- Phạm Minh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp phục vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước
sửa(Theo Điều 3, Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 8 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ[6])
Các đơn vị hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước
sửa- Văn phòng Bộ
- Thanh tra Bộ
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Pháp chế
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Vụ Hợp tác quốc tế
- Vụ Khoa học công nghệ và môi trường
- Vụ Quy hoạch - Kiến trúc
- Vụ Vật liệu xây dựng
- Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
- Cục Kinh tế xây dựng
- Cục Hạ tầng kỹ thuật
- Cục Phát triển đô thị
- Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản
- Cục Quản lý hoạt động xây dựng
Các đơn vị sự nghiệp
sửa- Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị
- Báo Xây dựng
- Tạp chí Xây dựng
- Trung tâm Thông tin
Khối cơ quan hành chính
sửa- Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng
- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo nhà nước về quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội
- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản
Khối Viện
sửa- Viện Vật liệu xây dựng (VIBM)
- Viện Kinh tế xây dựng
- Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST)
- Viện Kiến trúc quốc gia
- Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia
Khối Trường
sửa- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
- Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Khối Ban quản lí dự án
sửa- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành - Bộ Xây dựng
Khối Xuất bản
sửa- Nhà Xuất bản Xây dựng
Các doanh nghiệp thuộc Bộ
sửa- Tổng Công ty cơ khí xây dựng - CTCP
- Tổng Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (DIC)
- Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng
- Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
- Tổng Công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam - CTCP (VIWASEEN)
- Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị (HUD)
- Tổng Công ty IDICO (IDICO CORPORATION JSC)
- Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP
- Tổng công ty Sông Đà (SONGDACORP)
- Tổng Công ty tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC)
- Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO)
- Tổng Công ty Viglacera
- Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP
- Tổng Công ty xây dựng số 1 (CC1)
- Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI)
Vụ án 19 lần vỡ đường ống nước sông Đà
sửaNgày 17-7-2014, cử tri nêu bức xúc khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tiếp xúc cử tri tại Q.Hoàn Kiếm: "Trung bình cứ hai tháng đường ống nước Sông Đà lại vỡ một lần. Thậm chí những ngày gần đây, chỉ trong ba ngày mà đường ống nước này vỡ liên tiếp hai lần. (tổng cộng 9 lần)" Theo ông Thảo, nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống nước Sông Đà thì có nhiều, nhưng trọng tâm nhất vẫn là chất lượng đường ống do chính Vinaconex sản xuất. " [8][9]
Trước đó, sau nhiều lần vỡ đường ống, ngày 19/6/2014, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản cho biết nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến ống truyền tải nước sông Đà là do chất lượng ống không đồng đều, đường ống được làm bằng vật liệu composite, không chịu được lực uốn và biến dạng. Ngày 14/7/2015, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can 7 cán bộ thuộc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex, Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà, cùng một số đơn vị liên quan về hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".[10]
Ngày 15/7/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an có kết luận điều tra bổ sung đã xác định: Sau 18 lần vỡ đường ống nước Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex đã phải bỏ ra 13,4 tỷ đồng để khắc phục sửa chữa, 177.000 hộ dân không được cấp nước trong thời gian 343 giờ, lượng nước không được cấp là 1,5 triệu m3. Doanh nghiệp khai thác dự án phải đầu tư thêm số tiền hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng khẩn cấp thêm một đường ống mới. Thiệt hại là đặc biệt nghiêm trọng.[10]
Trong hồ sơ chuyển tới VKSND Tối cao, cơ quan này đề nghị truy tố 9 bị can gồm: Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc), Nguyễn Văn Khải (nguyên phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội- Ban Quản lý dự án); Trương Trần Hiển (nguyên trưởng phòng Vật tư thiết bị Ban Quản lý dự án); Trần Cao Bằng (nguyên giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex), Vũ Thanh Hải (nguyên phó giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex); Đỗ Đình Trì (nguyên trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty CP nước và môi trường VN - Viwase) cùng Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân, đều nguyên cán bộ của Viwase.
Theo kết quả điều tra bổ sung, từ năm 2004, HĐQT Vinaconex lúc đó gồm các ông: Phí Thái Bình (Chủ tịch), Nguyễn Văn Tuân (Tổng giám đốc), Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm (các ủy viên) không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình khi quyết định thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh chưa được thẩm định. Cơ quan tố tụng xác định các ông Bình, Tuân, Thành, Thương, Chầm đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 Bộ luật Hình sự, nhưng không có động cơ vụ lợi. Trong quá trình điều tra họ khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu. Việc ra các quyết định trái quy định là muốn công trình nhanh, giá thành rẻ, cho nên liên ngành tư pháp trung ương thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.[11]
Lãnh đạo VKSND Tối cao đã yêu cầu Vụ 3 kiểm tra, xem xét lại vụ việc "không khởi tố lãnh đạo Vinaconex", lo ngại việc không khởi tố cựu phó chủ tịch Hà Nội cùng 4 lãnh đạo chủ chốt của Vinaconex sẽ tạo tiền lệ xấu khi xử lý án tương tự.[12]
Theo Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco), tối 14-9-2016, nhân viên của công ty trong quá trình kiểm tra đường ống để duy tu bảo dưỡng định kỳ đã phát hiện ra điểm xung yếu, nước rò rỉ và phun lên mặt đất ở đoạn qua Km21 + 600, Đại lộ Thăng Long. Công ty phải tạm ngừng cấp nước cho hơn 70 nghìn hộ dân. Sự cố được khắc phục trong đêm và đã cấp nước trở lại cho người dân. Đây đã là lần thứ 19 đường ống này bục vỡ.[13]
Bộ trưởng Bộ Xây dựng qua các thời kỳ
sửaTham khảo
sửa- ^ “Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2024”. chinhphu.vn.
- ^ “Trang chủ”.
- ^ a b dulieuphapluat.vn. “Nghị định 52/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng”. dulieuphapluat. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.[liên kết hỏng]
- ^ “Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng”.
- ^ “Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lãnh đạo 3 cơ quan”.
- ^ “Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
- ^ baochinhphu.vn (25 tháng 8 năm 2023). “Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2023.
- ^ "Kỷ lục Guinness" về vỡ đường ống nước, tuoitre, 18-7-2014
- ^ Vỡ ống nước sông Đà xứng đáng nhận Kỷ lục Guinness thế giới , tienphong, 18-7-2014
- ^ a b Hà Nội: Nỗ lực khắc phục sự cố vỡ “kép” đường ống nước sông Đà, dantri, 13-8-2015
- ^ VKSND 5 lãnh đạo Vinaconex được miễn xử lý hình sự vì nhân thân tốt, vnexpress, 1.8.2016
- ^ VKSND Tối cao truy vấn vì sao 'không khởi tố lãnh đạo Vinaconex', vnexpress, 16.7.2016
- ^ Đường ống nước Sông Đà vỡ lần thứ... 19, cand, 15.9.2016