Bệnh Rosacea

Bệnh da người lâu dài đặc trưng bởi da đỏ hồng hào

Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt) là một bệnh lý da kéo dài mà thường gây ảnh hưởng đến khuôn mặt.[3][2] Nó gây đỏ da, mụn nhọt, sưng tấy, và gây giãn các mạch máu nhỏ và nông.[3] Vị trí xuất hiện thường gặp nhất là ở các vùng như mũi, hai bên má, trán và cằm.[2] Trong các trường hợp nặng và nghiêm trọng thì mũi có thể sưng to và đỏ, còn gọi là phì đại mũi.[2]

Rosacea
Rosacea trên mũi và má[1]
Phát âm
Khoa/NgànhDa liễu
Biến chứngBệnh mũi sư tử trứng cá đỏ sùi mũi[2]
Nguyên nhânKhông rõ[3]
Yếu tố nguy cơDi truyền[2]
Chẩn đoán phân biệtMụn trứng cá, viêm da quanh da, viêm da tiết bã nhờn, viêm da cơ địa, lupus[3]
Dịch tễ~5%[3]

Nguyên nhân của chứng đỏ mặt vẫn chưa rõ ràng.[3] Những yếu tố nguy cơ được biết bao gồm tiền sử gia đình có tình trạng bệnh tương tự.[2] Yếu tố có thể có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng như nhiệt độ cao, các hoạt động thể lực, ánh sáng mặt trời, thời tiết lạnh, thức ăn cay nóng, rượu, mãn kinh, tâm lý căng thẳng hoặc các loại kem bôi mặt chứa steroid.[2] Chẩn đoán chủ yếu dựa trên chứng.[3]

Chứng đỏ mặt ảnh hưởng đến một vài vị trí và trong khoảng một đến mười phần trăm người.[3] Những người hay bị ảnh hưởng nhất thường trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi và thường gặp ở nữ.[3] Và gặp nhiều hơn ở người da trắng.[3] Tình trạng này đã được mô tả trong cuốn The Canterbury Tales ở những năm 1300, và có thể sớm nhất là vào những năm 200 trước công nguyên bởi Theocritus.[4][5]

Triệu chứng lâm sàng

sửa
 
Hình ảnh chứng đỏ mũi trên mặt

Dấu hiệu bao gồm mặt đỏ, giãn các mạch máu nhỏ và nông trên da mặt, nốt sần, mụn mủsưng nề.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Sand, M; Sand, D; Thrandorf, C; Paech, V; Altmeyer, P; Bechara, FG (ngày 4 tháng 6 năm 2010). “Cutaneous lesions of the nose”. Head & face medicine. 6: 7. doi:10.1186/1746-160X-6-7. PMID 20525327.
  2. ^ a b c d e f g h i “Questions and Answers about Rosacea”. www.niams.nih.gov (bằng tiếng Anh). tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Tüzün Y, Wolf R, Kutlubay Z, Karakuş O, Engin B (tháng 2 năm 2014). “Rosacea and rhinophyma”. Clinics in Dermatology. 32 (1): 35–46. doi:10.1016/j.clindermatol.2013.05.024. PMID 24314376.
  4. ^ Zouboulis, Christos C.; Katsambas, Andreas D.; Kligman, Albert M. (2014). Pathogenesis and Treatment of Acne and Rosacea (bằng tiếng Anh). Springer. tr. XXV. ISBN 978-3-540-69375-8. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ Schachner, Lawrence A.; Hansen, Ronald C. (2011). Pediatric Dermatology E-Book (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 827. ISBN 0-7234-3665-7. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.

Liên kết ngoài

sửa