Bẫy kẹp (thực vật)

loài thực vật
(Đổi hướng từ Bắt ruồi Venus)

Cây bẫy kẹp (danh pháp hai phần: Dionaea muscipula) là một loài thực vật ăn thịt, sống bản địa tại vùng đất ngập nước cận nhiệt đới miền Đông nước Mỹ ở bang North CarolinaSouth Carolina.[3] Loài cây này bắt con mồi của mình—chủ yếu là côn trùngnhện—bằng một cấu trúc dạng bẫy kẹp được tạo thành bởi phần ngọn của mỗi chiếc lá, được kích hoạt bằng những sợi lông nhỏ nằm ở mặt trong của bẫy.

Bẫy kẹp
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
Bộ: Caryophyllales
Họ: Droseraceae
Chi: Dionaea
Sol. ex J.Ellis 1768
Loài:
D. muscipula
Danh pháp hai phần
Dionaea muscipula
J.Ellis
Phạm vi phân bố
Các đồng nghĩa[2]
  • Dionea Raf., biến thể đánh vần
  • Dionaea corymbosa
    (Raf.) Steud. (1840)
  • Dionaea crinita
    Sol. (1990) như từ đồng nghĩa
  • Dionaea dentata
    D'Amato (1998) tên được công bố nhưng không có mô tả
  • Dionaea heterodoxa
    D'Amato (1998) nom.nud.
  • Dionaea muscicapa
    St.Hil. (1824) sphalm.typogr.
  • Dionaea sensitiva
    Salisb. (1796)
  • Dionaea sessiliflora
    (Raf.) Steud. (1840)
  • Dionaea uniflora
    (Raf.) Steud. (1840)
  • Drosera corymbosa
    Raf. (1833)
  • Drosera sessiliflora
    Raf. (1833)
  • Drosera uniflora
    Raf. (1833)

Khi côn trùng hoặc nhện bò vào trong bẫy và chạm vào sợi lông, bẫy sẽ sẵn sàng để đóng, và đóng lại chỉ khi con mồi chạm vào lông một lần nữa trong vòng xấp xỉ 20 giây từ lần tiếp xúc đầu tiên. Kể từ khi con mồi kích hoạt bẫy cho đến khi đóng lại chỉ mất một phần mười giây.[4] Những yếu tố thứ cấp trong cơ chế này đóng vai trò như một biện pháp chống lãng phí năng lượng khi bẫy các con mồi không đủ giá trị dinh dưỡng, và cây chỉ bắt đầu quá trình tiêu hóa sau khi có thêm ít nhất năm kích thích nữa để chắc chắn rằng đã bắt được một con mồi còn sống đáng để tiêu hóa.

Dionaea là một chi đơn hình và có quan hệ gần với rong ăn thịt (Aldrovanda vesiculosa) và gọng vó (Drosera), tất cả đều thuộc họ Gọng vó (Droseraceae).

Dù được trồng khá phổ biến cho mục đích thương mại, số lượng cây bẫy kẹp đang giảm nhanh chóng tại môi trường sinh sống bản địa của nó.

Tên gọi

sửa

Tên thường gọi của cây trong tiếng Anh có nguồn gốc từ Venus, nữ thần tình yêu của La Mã. Tên chi, Dionaea ("con gái của Dione"), ám chỉ nữ thần Hy Lạp Aphrodite, trong khi tên loài, muscipula trong tiếng Latin có nghĩa là "bẫy chuột" hoặc "bẫy ruồi".[5][6] Từ muscipula ("bẫy chuột") trong tiếng Latinh có nguồn gốc từ mus ("chuột") và decipula ("bẫy"), trong khi đó từ đồng âm muscipula ("bẫy ruồi") có nguồn gốc từ musca ("ruồi") và decipula ("bẫy").[6][7][8]

Trong lịch sử, loài cây này được biết đến với thuật ngữ lóng "tipitiwitchet" hoặc "twitchet tippity", có thể là một sự đối chiếu tương đồng giữa cây và cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới.[5][9] Nó giống với thuật ngữ tippet-de-witchet có nguồn gốc từ tippet và witchet (thuật ngữ cổ xưa của âm hộ).[10][11] Ngược lại, nhà thực vật học người Anh John Ellis, người đặt tên khoa học cho loài cây này vào năm 1768, viết rằng cái tên tippitywichit là một từ bản địa từ hoặc Cherokee hoặc Catawba.[6][12] Tên loài cây theo Handbook of American Indians có nguồn gốc từ một từ titipiwitshik ("chúng (lá cây) cuốn xung quanh") trong tiếng Renape .[13][14]

Khám phá

sửa

Ngày 2 tháng 4 năm 1759, thống đốc thuộc địa North Carolina, Arthur Dobbs, viết bản mô tả đầu tiên của cây bắt mồi trong một bức thư gửi nhà thực vật học người Anh Peter Collinson.[15] Trong thư ông viết: "Chúng ta có một loài cây bắt ruồi nhạy cảm đóng chặt lại khi bất kỳ thứ gì chạm vào. Loài cây này mọc ở Vĩ độ 34 nhưng không có ở 35. Ta sẽ cố lưu lại hạt giống của nó ở đây."[12][16] Một năm sau, Dobbs mô tả chi tiết hơn trong một bức thư khác gửi Collinson ghi Brunswick, ngày 24 tháng 1 năm 1760.[17][18][19]

Một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của vương quốc rau cỏ chính là một loài cây nhạy cảm lạ kỳ chưa từng được biết đến. Nó là một loài cây thấp bé. Lá của nó giống như một lát cắt nhỏ của quả cầu, gồm hai phần, giống như phần miệng của một chiếc ví cầm tay, phần miệng hướng ra ngoài, chúng thu về chung một cạnh (như một chiếc bẫy cáo lò xo bằng sắt); bất kỳ thứ gì chạm vào những chiếc lá, hoặc rơi giữa chúng, chúng sẽ lập tức đóng lại như một chiếc bẫy lò xo, và giam giữ bất kỳ con côn trùng hay thứ gì rơi vào đó. Loài cây này ra hoa màu trắng. Ta đặt tên cho loài cây đáng kinh ngạc này là Fly trap Sensitive (bẫy ruồi nhạy cảm).

— Arthur Dobbs

Đây là bản lưu trữ chi tiết đầu tiên của người Châu Âu. Bản mô tả này có từ trước khi John Ellis gửi thư cho The London Magazine vào ngày 1 tháng 9 năm 1768,[6]Carl Linnaeus vào ngày 23 tháng 9 năm 1768,[20] trong thư ông mô tả loài cây và đề xuất tên tiếng Anh Venus's Flytrap và tên khoa học Dionaea muscipula.[21]

Ăn thịt

sửa
 
Một cái bẫy đang đóng lại

Chọn lọc con mồi

sửa
A time lapse showing Venus flytrap catching prey

Hầu hết các cây ăn thịt có chọn lọc con mồi cụ thể, dựa trên việc con mồi nào có sẵn và loại bẫy được sử dụng bởi loài đó. Với cây bẫy kẹp, con mồi giới hạn trong bọ cánh cứng, nhện và những động vật chân đốt bò khác. Chế độ ăn uống của Dionaea là 33% kiến, 30% nhện, 10% bọ cánh cứng, và 10% châu chấu, có ít hơn 5% các loài côn trùng bay.[22]

Từ việc Dionaea phát triển từ một hình thái tổ tiên của chi Gọng vó (Drosera) (loài cây ăn thịt có sử dụng bẫy dính thay vì dùng bẫy sập) lý do phân nhánh tiến hóa trở nên rõ ràng. Trong khi chi Gọng vó tiêu thụ côn trùng nhỏ biết bay, Dionaea tiêu thụ côn trùng lớn hơn bò trên mặt đất. Dionaea có thể trích xuất nhiều chất dinh dưỡng hơn từ những con bọ lớn hơn. Điều này cho phép Dionaea có lợi thế tiến hóa hơn hình thái bẫy dính tổ tiên của chúng.[23]

Cơ chế bắt mồi

sửa
 
Ảnh chụp cận của một chiếc lông kích hoạt

Cây bẫy mồi là một trong những loài cây có khả năng chuyển động nhanh, như xấu hổ, thóc lép động, gọng vónhĩ cán.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Schnell, D.; Catling, P.; Folkerts, G.; Frost, C.; Gardner, R. (2000). Dionaea muscipula. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2000: e.T39636A10253384. doi:10.2305/IUCN.UK.2000.RLTS.T39636A10253384.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Schlauer, J. (N.d.) Dionaea muscipula Lưu trữ 2020-07-24 tại Wayback Machine. Carnivorous Plant Database.
  3. ^ “Kew World Checklist of Selected Plant Families”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ Sumner, Thomas (20 tháng 11 năm 2012). “Investigating the Venus Flytrap”. insidescience.com. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ a b “Background Information on Venus Fly Traps – Venus Fly Trap naming and history”. FlyTrapCare.com. 4 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ a b c d Ellis, John (1768). The London Magazine, Or, Gentleman's Monthly Intelligencer (bằng tiếng Anh). October 1768. R. Baldwin. tr. 523.
  7. ^ Donaldson, John William (1852). Varronianus: A Critical and Historical Introduction to the Ethnography of Ancient Italy and to the Philological Study of the Latin Language (bằng tiếng Anh). J. W. Parker & Son. tr. 431. cipula.
  8. ^ Wase, Christopher (1662). Dictionarium Minus: A Compendious Dictionary English-Latin and Latin-English (bằng tiếng Anh). Maxwell.
  9. ^ Rice, Barry (tháng 1 năm 2007). “How did the Venus flytrap get its name?”. The Carnivorous Plant FAQ.
  10. ^ “tippet-de-witchet, n. – Green's Dictionary of Slang”. greensdictofslang.com. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ Williams, Gordon (2001). “wicket”. A Dictionary of Sexual Language and Imagery in Shakespearean and Stuart Literature: Three Volume Set Volume I A–F Volume II G–P Volume III Q–Z (bằng tiếng Anh). A&C Black. tr. 1533. ISBN 978-0-485-11393-8.
  12. ^ a b Mabey, Richard (2016). “The Challenge of Carnivorous Plants: The Tipitiwitchet (Chapter 16)”. The Cabaret of Plants: Forty Thousand Years of Plant Life and the Human Imagination (bằng tiếng Anh). W. W. Norton & Company. ISBN 978-0-393-24877-7.
  13. ^ Mabey, Richard (2016). The Cabaret of Plants: Forty Thousand Years of Plant Life and the Human Imagination (bằng tiếng Anh). W. W. Norton & Company. ISBN 978-0-393-24877-7.
  14. ^ Hodge, Frederick Webb (1912). Handbook of American Indians North of Mexico: N–Z (bằng tiếng Anh). U.S. Government Printing Office. tr. 759. titipiwitshik
  15. ^ Irmscher, Christoph (1999). The Poetics of Natural History: From John Bartram to William James (bằng tiếng Anh). Rutgers University Press. tr. 31. ISBN 978-0-8135-2615-7.
  16. ^ Bartram, John (1942). Diary of a journey through the Carolinas, Georgia and Florida : From July 1, 1765 to April 10, 1766. American Philosophical Society. tr. 104. hdl:2027/uc1.32106020417272.
  17. ^ Lewis Weston Dillwyn; Peter Collinson (1843). Hortus Collinsonianus. An account of the plants cultivated by the late Peter Collinson. W. C. Murray & D. Rees. tr. 18.
  18. ^ Gardeners Chronicle & New Horticulturist. 3–4. Haymarket Publishing. 1875. tr. 306.
  19. ^ The Nature Conservancy Lưu trữ 29 tháng 8 2017 tại Wayback Machine – Venus Flytrap
  20. ^ Ellis, John (23 tháng 9 năm 1768). Letter 23 September 1768, London to Carl Linnaeus.
  21. ^ Directions for Bringing over Seeds and Plants, from the East Indies and Other Distant Countries, in a State of Vegetation: Together with a Catalogue of Such Foreign Plants as Are Worthy of Being Encouraged in Our American Colonies, for the Purposes of Medicine, Agriculture, and Commerce. To Which is Added, the Figure and Botanical Description of a New Sensitive Plant, Called Dionæa muscipula: or, Venus's Fly-trap – (London, printed and sold by L. Davis, 1770).
  22. ^ Ellison, DM; Gotelli, NJ (2009). “Energetics and the evolution of carnivorous plants – Darwin's 'Most Wonderful plants in the world'. Journal of Experimental Botany. 60 (1): 19–42. doi:10.1093/jxb/ern179. PMID 19213724.
  23. ^ Gibson, TC; Waller, DM (2009). “Evolving Darwin's 'most wonderful' plant: ecological steps to a snap-trap”. New Phytologist. 183 (1): 575–587. doi:10.1111/j.1469-8137.2009.02935.x. PMID 19573135.

Tham khảo

sửa