Bầu cử liên bang Úc 2016

Cuộc bầu cử liên bang Úc 2016 diễn ra vào Thứ Bảy ngày 2 tháng 7 năm 2016. Cử tri là công dân Úc từ đủ 18 tuổi đã đi bỏ phiếu để lựa chọn ra các nghị sĩ Thượng việnHạ viện nước này sau tám tuần lễ vận động tranh cử. Cuộc bầu cử diễn ra từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối tại các tiểu bang và vùng lãnh thổ của quốc gia châu lục này. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1987 Úc giải tán đồng thời lưỡng viện trong Quốc hội.

Bầu cử liên bang Úc 2016

← 2013 2 tháng 7 năm 2016 2019 →

Tất cả 150 ghế tại Hạ viện
76 ghế cần thiết cho đa số
Tất cả 76 ghế tại Thượng viện
Thăm dò
Đăng ký15,671,551
Số người đi bầu91.01%
  Đảng thứ nhất Đảng thứ hai Đảng thứ ba
  Malcolm Turnbull Bill Shorten Richard Di Natale
Lãnh đạo Malcolm Turnbull Bill Shorten Richard Di Natale
Đảng Liên minh Tự do/Quốc gia Lao động Xanh
Lãnh đạo từ 14 tháng 9 năm 2015 (2015-09-14) 13 tháng 10 năm 2013 (2013-10-13) 6 tháng 5 năm 2015 (2015-05-06)
Ghế lãnh đạo Wentworth (NSW) Maribyrnong (Vic.) Thượng nghị sĩ từ Victoria
Bầu cử trước 90 ghế, 53.49% 55 ghế, 46.51% 1 ghế, 8.65%
Số ghế giành được 76 ghế 69 ghế 1 ghế
Số ghế thay đổi Giảm14 Tăng14 Giữ nguyên
Phiếu phổ thông  5,693,605 4,702,296 1,385,651
Tỉ lệ 42.04% 34.73% 10.23%
Thay đổi Giảm3.51 Tăng1.35 Tăng1.58
TPP 50.36% 49.64%
TPP thay đổi Giảm3.13 Tăng3.13

  Đảng thứ tư Đảng thứ năm
  Nick Xenophon Bob Katter
Lãnh đạo Nick Xenophon Bob Katter
Đảng Xenophon Team Katter's Australian
Lãnh đạo từ 1 tháng 6 năm 2013 (2013-06-01) 3 tháng 6 năm 2011 (2011-06-03)
Ghế lãnh đạo Thượng nghị sĩ từ Nam Úc Kennedy (Qld.)
Bầu cử trước đảng mới 1 ghế, 1.04%
Số ghế giành được 1 ghế 1 ghế
Số ghế thay đổi Tăng1 Giữ nguyên
Phiếu phổ thông  250,333 72,879
Tỉ lệ 1.85% 0.54%
Thay đổi Tăng1.85 Giảm0.50


Thủ tướng trước bầu cử

Malcolm Turnbull
Liên minh Tự do/Quốc gia

Thủ tướng kế tiếp

Malcolm Turnbull
Liên minh Tự do/Quốc gia

Với 79% số phiếu được kiểm sau 8 ngày kể từ ngày bỏ phiếu, Liên đảng Tự do/Quốc gia đã giành được 74 ghế Hạ viện; đảng Lao động giành được 66 ghế; các đảng XanhNick Xenophon giành được mỗi đảng một ghế. Có hai ứng cử viên độc lập thắng cử là Andrew Wilkie và Cathy McGowan.[2] Với quá trình kiểm phiếu đang dần khép lại, phái Liên đảng đang đứng trước cơ hội giành được đủ 76 ghế để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Như vậy cũng đủ để Lao động thừa nhận thất bại. Chiều ngày 10 tháng 7, lãnh tụ phái Liên đảng Malcolm Turnbull tuyên bố thắng cử.[3]

Trong vòng hai ngày đầu tiên sau bầu cử, không có đảng nào giành đủ 76 ghế trong Hạ viện để thành lập chính phủ. Trong khi đó, Uỷ ban Bầu cử Úc (AEC) cho biết phải đợi ít nhất một tháng mới xác định được người trúng cử,[4] còn nhiều nguồn tin khác cho rằng kết quả sẽ đến sớm trong mùng 5,6 tháng 7.[5] Sau khi những số liệu ban đầu được công bố, lãnh đạo hai chính đảng lớn tham gia tranh cử, Malcolm Turnbull của khối Liên đảng và Bill Shorten của đảng Lao động, đều bày tỏ tin tưởng sẽ giành chiến thắng,[6][7] còn giới quan sát nhận định nước này đang đối mặt với một "Quốc hội treo".[8][9]

Cũng tương tự, kết quả bầu cử Thượng viện hiện tại vẫn chưa được công bố. Một phần của sự chậm trễ này là do nước Úc đang chuyển đổi từ thể chế bầu cử theo nhóm sang thể chế bầu cử đại diện tỷ lệ.[10] Bảng cập nhật của hãng tin ABC cho biết phe Liên đảng và đảng Lao động lần lượt đã nắm chắc ít nhất 29 và 27 ghế Thượng viện, còn các đảng nhỏ khác mỗi đảng có thể nắm ít nhất 1 ghế trống.

Kết quả

sửa

Hạ viện

sửa
Hạ viện – Đã đếm 79.6% – Không hợp lệ 5.0%[11]
Đảng Số phiếu % Thay đổi Ghế Thay đổi (ghế)
  Đảng Lao động Úc 4.702.296 34,73 +1,35 69 +14
  Đảng Xanh Úc 1.385.650 10,23 +1,58 1 ±0
  Nick Xenophon Team 250.333 1,85 +1,5 1 +1
  Đảng Katter's Australian 72.879 0,54 −0,50 1 ±0
  Đảng Palmer United 315 0,00 −5,49 0 −1
  Các ứng viên độc lập 380.712 2,81 +1,44 2 ±0
  Khác 1.055.311 7,79 +3,28 0 ±0
Tổng cộng 13.541.101 150
Tính phiếu tương nhượng hai đảng[note 1]
  Liên đảng Tự do/Quốc gia 50,37 −3,12 76 −14
  Đảng Lao động Úc 49,63 +3,12 69 +14

Các Ứng viên độc lập: Andrew Wilkie (đơn vị Denison), Cathy McGowan (đơn vị Indi)

Lưu ý

  1. ^ Kết quả tính phiếu tương nhượng chỉ xem xét trên 136 đơn vị bầu cử có hai phe Liên đảng và Lao động tham gia, không tính 14 đơn vị thiếu một trong hai đảng này.

Thay đổi ghế

sửa

Các đại biểu có tên in nghiêng không tham gia tranh cử Hạ viện lần này.

Ghế Nhiệm kỳ trước Tỷ lệ thay đổi Nhiệm kỳ mới
Đảng Nghị sĩ Sai số Sai số Nghị sĩ Đảng
Barton, NSW Tự do Nickolas Varvaris −4,39 −4,14 8,53 Linda Burney Lao động
Bass, TAS Tự do Andrew Nikolic 4,04 −10,83 6,79 Ross Hart Lao động
Braddon, TAS Tự do Brett Whiteley 2,56 −5,33 2,77 Justine Keay Lao động
Burt, WA Tự do Đơn vị bầu cử mới thành lập 6,09 −14,26 8,17 Matt Keogh Lao động
Capricornia, QLD Tự do Quốc gia Michelle Landry 0,77 −1,45 0,68 Leisa Neaton Lao động
Cowan, WA Tự do Luke Simpkins 4,51 −5,25 0,73 Anne Aly Lao động
Dobell, NSW Tự do Karen McNamara −0,18 −5,47 5,65 Emma McBride Lao động
Eden-Monaro, NSW Tự do Peter Hendy 2,91 −5,92 3,01 Mike Kelly Lao động
Fairfax, QLD Palmer United Clive Palmer 0,03 N/A 10,80 Ted O'Brien Tự do Quốc gia
Flynn, QLD Tự do Quốc gia Ken O'Dowd 6,53 −8,06 1,53 Zac Beers Lao động
Grey, SA Tự do Rowan Ramsey 13,54 N/A 6,11 Andrea Broadfoot Nick Xenophon
Herbert, QLD Tự do Quốc gia Ewen Jones 6,17 −6,91 0,74 Cathy O'Toole Lao động
Lindsay, NSW Tự do Fiona Scott 2,99 −3,63 0,64 Emma Husar Lao động
Longman, QLD   Tự do Quốc gia Wyatt Roy 6,92 −8,42 1,50 Susan Lamb Lao động  
Lyons, TAS Tự do Eric Hutchinson 1,22 −3,64 2,42 Brian Mitchell Lao động
Macarthur, NSW Tự do Russell Matheson 3,39 11,24 7,85 Mike Freelander Lao động
Macquarie, NSW   Tự do Louise Markus 4,48 −6,56 2,08 Susan Templeman Lao động  
Mayo, SA Tự do Jamie Briggs 12,51 N/A 6,00 Rebekha Sharkie Nick Xenophon
Murray, VIC Tự do Sharman Stone 20,87 N/A 5,70 Damian Drum Quốc gia
Paterson, NSW Tự do Bob Baldwin −0,27 −10,35 10,62 Meryl Swanson Lao động
Solomon, NT Tự do Thôn quê Natasha Griggs 1,40 −7,64 6,24 Luke Gosling Lao động

Thượng viện

sửa
Thượng viện – Đã đếm 56.48% – Không hợp lệ 6.09%[12][13]
Đảng Số phiếu % Thay đổi Ghế thắng Ghế có thể thắng Thay đổi ghế
  Đảng Lao động Úc 30,61 +0,98 23 2
  Đảng Xanh Úc 8,86 −0,37 3 3
  Một Dân tộc Pauline Hanson 4,10 +3,57 1 0
  Nick Xenophon Team 3,43 +1,49 2 1
  Đảng Dân chủ Tự do 1,87 −1,88 0 0
  Đảng Công lý Derryn Hinch 1,76 +1,76 0 0
  Đảng Family First 1,38 +0,26 0 0
  Đảng Lao động Dân chủ 0,69 −0,71 0 0
  Mạng lưới Jacqui Lambie 0,55 +0,55 1 0
  Đảng Australian Motoring Enthusiast 0,39 −0,11 0 0
  Đảng Palmer United 0,19 −5,42 0 0
  Khác 0 0
  Ghế chưa xác định 12
Tổng cộng 76
Các bang và lãnh thổ
Đảng NSW Vic Qld WA SA Tas ACT NT Tổng cộng
  Liên đảng 5 5 5 5–6 4 4 1 1 30–31
  Đảng Lao động Úc 4 4 4 4 4 5 1 1 27
  Đảng Xanh Úc 1 2 1 1–2 1 2 8–9
  Nick Xenophon Team 0–1 0–1 3 3–5
  Pauline Hanson's One Nation 1 1 1 3
  Derryn Hinch's Justice Party 1 1
  Jacqui Lambie Network 1 1
  Liberal Democratic Party 0–1 0–1 0–2
  Đảng Katter's Australian 0–1 0–1
  Family First Party 0–1 0–1
  Christian Democratic Party 0–1 0–1
  Shooters, Fishers and Farmers Party 0–1 0–1
  Glenn Lazarus Team 0–1 0–1
Ghế chưa xác định 1 1 1 3
Tổng cộng 12 12 12 12 12 12 2 2 76
|8.52}}
Popular vote
Labor
  
34.73%
Liberal
  
28.67%
Greens
  
10.23%
LNP (QLD)
  
0%
National
  
4.61%
NXT
  
1.85%
Katter's
  
0.54%
CLP (NT)
  
0.24%
Independents
  
2.81%
Other
  
7.79%
Two-party-preferred vote
Coalition
  
50.37%
Labor
  
49.63%
 
According to the 1−100 Gallagher Index, the disproportionality in the lower house is comparatively high at about 12.7 in 2016 − compared to 9.7 in 2013, 11.3 in 2010 and 10.3 in 2007.
Seats
Coalition
  
50.67%
Labor
  
46.00%
Greens
  
0.67%
NXT
  
0.67%
Katter's
  
0.67%
Independents
  
1.33%

Notes

Quy chế bầu cử

sửa

Các cuộc bầu cử liên bang tại Úc áp dụng quy tắc bầu cử thay thế trong hệ thống đầu phiếu đa số tương đối để chọn ra 150 đại biểu Hạ viện và thể thức đại diện tỷ lệ để chọn ra 76 nghị sĩ Thượng viện. Tương tự các nước theo chế độ nghị viện Westminster, ở Úc, tất cả mọi người đã đăng ký cử tri đều bắt buộc phải đi bầu trong ngày bầu cử. Trước khi tiến hành bầu cử, Thủ tướng sẽ quyết định hình thức bỏ phiếu và chọn ngày bầu cử đệ trình lên Toàn quyền Úc. Sau đó vị toàn quyền mới ra quyết định giải tán quốc hội và ban hành Sắc lệnh Bầu cử (writs of elections).

Ngày bầu cử

sửa

Điều 13 Hiến pháp Úc quy định trong các cuộc bầu cử nửa Thượng viện (half Senate election), việc bỏ phiếu bầu thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang phải tiến hành trong vòng một năm trước khi nhiệm kỳ kết thúc. Bởi vì một nửa số nghị sĩ Thượng viện sẽ mãn nhiệm ngày 30 tháng 6 năm 2017 nên sắc lệnh bầu cử nửa Thượng viện không thể ban hành sớm hơn ngày 1 tháng 7 năm trước đó (tức năm 2016), và do đó, ngày sớm nhất có thể tổ chức bầu cử đồng thời Hạ viện và nửa Thượng viện là ngày 5 tháng 8 năm 2016.[14] Mặc dù Hiến pháp không quy định phải tổ chức bầu cử đồng thời cả hai viện quốc hội, và trong quá khứ đã diễn ra nhiều cuộc bầu cử riêng rẽ, nhìn chung các chính phủ và cử tri Úc vẫn mong muốn tổ chức tổng tuyển cử lưỡng viện cùng lúc cho nhất cử lưỡng tiện.

Khác với Thượng viện, Viện Dân biểu có thể tổ chức bầu cử vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt nhiệm kỳ. Dù tiến hành riêng rẽ hay cùng dịp với Thượng viện, việc bầu cử Hạ viện phải được thực hiện trong hoặc sớm hơn ngày 14 tháng 1 năm 2017 theo Luật Bầu cử Liên bang 1918.[15] Điều 28 Hiến pháp Úc quy định nhiệm kỳ của Hạ viện chấm dứt trong vòng 3 năm sau lần nhóm họp đầu tiên của khoá đó, trừ trường hợp bị giải tán sớm. Cuộc tổng tuyển cử trước diễn ra ngày 7 tháng 9 năm 2013. Quốc hội nhiệm kỳ 44 khai mạc ngày 12 tháng 11 năm 2013 và mãn nhiệm vào ngày 11 tháng 11 năm 2016. Theo quy định tại Luật bầu cử, sắc lệnh bầu cử có thể ban hành tối đa 10 ngày sau ngày giải tán hay mãn nhiệm kỳ Hạ viện. Sau đó, các chính trị gia và đảng phái có 27 ngày để đăng ký tranh cử, và 31 ngày sau khi việc đăng ký kết thúc, cuộc bầu cử sẽ diễn ra. Theo cách tính toán này, hạn chót để tổ chức bầu cử Hạ viện là ngày 14 tháng 1 năm 2017.

Một cuộc giải tán kép lưỡng viện không thể diễn ra trong vòng 6 tháng trước khi Hạ viện hết nhiệm kỳ. Như vậy có nghĩa là lệnh giải tán đồng thời hai viện phải được ban hành trong hoặc trước ngày 11 tháng 5 năm 2016. Do đó để tổ chức bầu cử đồng thời cả hai viện này, hạn chót để tổ chức bỏ phiếu rơi vào 16 tháng 7 năm 2016.

Ngày 2 tháng 11 năm 2015, Thủ tướng Malcolm Turnbull tuyên bố: "Nếu quý vị hỏi cuộc bầu cử sắp tới diễn ra lúc nào, tôi sẽ trả lời khoảng tháng 9-10 [năm 2016]".[16] Tuy vậy, đến tháng 12 năm đó, hãng tin ABC tường thuật rằng có "một vài dân biểu Tự do" muốn tổ chức bầu cử sớm vào tháng 3 năm 2016.[17] Nếu điều này trở thành sự thật, sẽ phải có thêm một cuộc bầu cử nửa Thượng viện riêng rẽ vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017 (trừ khi có giải thể kép đồng thời hai viện).

Ngày 21 tháng 3 năm 2016, Thủ tướng Turnbull ra thông báo triệu tập phiên họp lưỡng viện vào ngày 18 tháng 4 sắp tới để thảo luận dự luật khôi phục lại Uỷ ban Công trình và Xây dựng Úc (ABCC). Ông cũng nói nếu Thượng viện vẫn nhất quyết không thông qua luật này, ông sẽ yêu cầu giải tán cả hai viện và tiến hành bầu cử vào ngày 2 tháng 7. Dự trù ngân sách liên bang 2016 cũng được trình lên Quốc hội ngày 3 tháng 5.[18] Ngày 18 tháng 4, một lần nữa Quốc hội phủ quyết đề xuất tái khôi phục ABCC. Như đã hứa, ngày 8 tháng 5, Malcolm Turnbull đến Phủ Toàn quyền Canberra diện kiến Toàn quyền Peter Cosgrove, trình công văn yêu cầu ra sắc lệnh giải thể lưỡng viện vào ngày 9 tháng 5. Sắc lệnh quy định tổng tuyển cử liên bang sẽ diễn ra trong ngày 2 tháng 7.

Lịch trình bầu cử

sửa

Ngày 8 tháng 5 năm 2016, Văn phòng Toàn quyền ra văn kiện chuẩn y tờ trình của Thủ tướng về việc tổ chức cuộc bầu cử liên bang 2016. Theo đó, ngài toàn quyền đã đồng ý với kế hoạch tổ chức bầu cử như sau theo tiến trình như sau:

  • 9 tháng 5 – Giải thể lưỡng viện Quốc hội liên bang
  • 16 tháng 5 – Ban bố sắc lệnh bầu cử
  • 23 tháng 5 – Hạn chót ghi danh cử tri
  • 9 tháng 6 – Hạn chót ghi danh tranh cử
  • 2 tháng 7 – Ngày bầu cử
  • 8 tháng 7 – Sắc lệnh bầu cử hết hiệu lực[19]

Bối cảnh

sửa

Liên đảng Tự do/Quốc gia giành thắng lợi lớn trong cuộc Bầu cử liên bang năm 2013 với 90/150 ghế Hạ viện. Trong khi đó đảng Lao động đương quyền chỉ giành được 55 ghế, và các đảng nhỏ hơn nắm 5 ghế còn lại. Ngày 18 tháng 9 năm 2013, Tony Abbott tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Úc.[20] Sau thất bại nặng nề để mất chính quyền về tay phe đối lập, Kevin Rudd tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Lao động. Chính trị gia trẻ, dân biểu hạt McMahon Chris Bowen được cử làm lãnh tụ lâm thời cho đến khi bầu ra người đại diện mới của đảng. Hai ứng viên kỳ cựu Anthony AlbaneseBill Shorten cùng ra tranh cử. Tại hội nghị đảng ngày 10 tháng 10 năm 2013, Bill Shorten giành đa số phiếu, chính thức làm lãnh tụ đảng Lao động và lãnh tụ đối lập trong quốc hội Úc.

Ngày 14 tháng 9, 2015, đương kim Thủ tướng Tony Abbott bị Bộ trưởng Truyền thông Malcolm Turnbull thách thức vai trò lãnh đạo đảng và bị hạ bệ chóng vánh trong cuộc bỏ phiếu của đảng Tự do.[21] Ngày 11 tháng 2 năm 2016, Phó thủ tướng Warren Truss tuyên bố rút khỏi chính trường trong cuộc bầu cử sắp tới, đồng thời rút khỏi vị trí Lãnh tụ đảng Quốc gia. Phó lãnh tụ đảng lúc bấy giờ là Barnaby Joyce được bầu làm lãnh đạo của đảng này, cũng như tiếp quản chức Phó thủ tướng liên bang thay ông Truss.[22]

Ứng viên

sửa

Trước khi thời hạn đăng ký ứng cử Quốc hội kết thúc, ngày 9 tháng 6, có tổng cộng 1.625 ứng viên đã ghi danh tranh cử, trong đó bao gồm 994 ứng viên tranh cử Hạ viện và 631 ứng viên tranh cử Thượng viện liên bang. Ở kỳ tổng tuyển cử lần này, có một thông tin đáng lưu ý là số ứng cử viên tranh cử Thượng nghị sĩ nhiều nhất từ trước đến nay, với 631 người so với 529 ứng viên của năm 2013.[23]

Ghi chú

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “House of Representatives - Two party preferred results 1949 - present”.
  2. ^ “Federal Election 2016”. ABC News. ngày 3 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Ross, Monica (ngày 10 tháng 7 năm 2016). “Election 2016: Malcolm Turnbull claims victory after Bill Shorten concedes defeat”. ABC News. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ “Election 2016: Ballot count could take a month to finalise, AEC says”.
  5. ^ “Australian federal election 2016: No results until at least... Tuesday”.
  6. ^ “Liberals 'cautiously optimistic' on majority”. ngày 4 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ “Australian federal election 2016: Bill Shorten says Malcolm Turnbull 'should quit'.
  8. ^ Phạm Hà (ngày 3 tháng 7 năm 2016). “Bầu cử Australia: Đất nước đối mặt với nguy cơ "Quốc hội treo". VOV. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ “Kết quả Bầu cử Úc: Sẽ có "Quốc hội treo"?”. Báo Úc. ngày 4 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2016.
  10. ^ “Election 2016 results: Senate count throws up a wild mix as One Nation, Fred Nile, Liberal Democrats vie for seats”. Sydney Morning Herald. ngày 3 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ “First preferences by party”. Virtual Tally Room: 2016 election. Australian Electoral Commission (AEC). ngày 2 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ “First preferences by party”. Australian Electoral Commission (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ “Senate Results - Australia Votes | Federal Election 2016 (Australian Broadcasting Corporation)”. ABC News. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ Green, Antony (ngày 12 tháng 11 năm 2013). “http://blogs.abc.net.au/antonygreen/2013/11/timetable-for-next-federal-election.html”. ABC News. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2016. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  15. ^ Green, Antony (ngày 12 tháng 11 năm 2013). “Timetable for the Next Federal Election”. ABC News. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  16. ^ “Malcolm Turnbull's year of living courageously”. The Age. ngày 3 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  17. ^ “What are the implications for Briggs, Brough and Turnbull?”. ABC News. ngày 30 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  18. ^ “Malcolm Turnbull recalls Parliament for April 18 sitting ahead of early election”. Sydney Morning Herald. ngày 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  19. ^ “Các văn kiện liên quan đến cuộc bầu cử Úc 2016” (PDF). Governor-General of the Commonwealth of Australia. ngày 8 tháng 5 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  20. ^ “Abbott's team to be sworn in next week”. The Age. ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  21. ^ “Ông Tony Abbott mất chức thủ tướng Úc”. BBC. ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  22. ^ “Barnaby Joyce wins Nationals leadership, Fiona Nash named deputy – politics live”. ngày 11 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  23. ^ “Summary of Candidates and Parties for the 2016 Federal election”. ABC News. ngày 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.