Bầu cử địa phương Indonesia 2005–2014

Bầu cử địa phương trực tiếp (tiếng Indonesia: Pemilihan Kepala Daerah) được tổ chức liên tục và không đồng thời trên khắp Indonesia để bầu ra các thống đốc, thị trưởng và nhiếp chính từ năm 2005 đến năm 2014. Tổng cộng gần 1.000 cuộc bầu cử đã được tổ chức trong vòng 9 năm. Trước năm 2005, các cơ quan điều hành địa phương được bầu thông qua phiếu bầu của các nghị viên Hội đồng Đại diện Nhân dân Khu vực ở địa phương.

Tổng quan

sửa

Suốt nhiệm kỳ tổng thống của Suharto, các quan chức điều hành bao gồm Tổng thống Indonesia và các lãnh đạo khu vực do các nghị viên lập pháp bầu ra.[1] Đối với các nhà lãnh đạo khu vực, điều này mở ra một cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Đại diện Nhân dân Khu vực (DPRD). Trên thực tế, dưới sự thống trị của đảng cầm quyền Golkar, các lãnh đạo khu vực thực chất là những người do trung ương bổ nhiệm. Sau khi Suharto từ chức năm 1998, Hội đồng Đại diện Nhân dân đã thông qua một đạo luật vào năm 2004 về quy định bầu cử trực tiếp lãnh đạo địa phương.[2] Luật cũng quy định ngày bầu cử lãnh đạo khu vực sẽ do các vùng tự ấn định, với nhiệm kỳ của các lãnh đạo kết thúc vào tháng 12 năm 2004 – tháng 4 năm 2005 sẽ được kéo dài tiếp đến tháng 5 năm 2005.[3]

Năm 2009, để các cuộc bầu cử địa phương không ảnh hưởng đến cuộc bầu cử lập pháp toàn quốc, không có cuộc bầu cử địa phương nào được tổ chức trong năm này.[4] Năm 2014, cuộc bầu cử thống đốc tỉnh Lampung được tổ chức đồng thời với cuộc bầu cử lập pháp toàn quốc.[5] Các cuộc bầu cử riêng biệt bị chỉ trích vì chi phí cao: vào năm 2010, một cuộc bầu cử cấp huyện/thành phố thường ngốn 10 tỷ Rp của chính phủ, trong khi một cuộc bầu cử cấp tỉnh tốn khoảng 70 tỷ Rp. Tổng chi phí cho các cuộc bầu cử trong năm 2010 trên toàn quốc tương đương với tổng kinh phí hiện có của Bộ Xã hội.[6] Chi phí cao cho các ứng cử viên cũng được cho là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng tham nhũng, với hơn 170 lãnh đạo địa phương bị bắt hoặc bị điều tra vì tham nhũng từ năm 2004 đến năm 2012.[6]

Gần 1.000 cuộc bầu cử địa phương đã được tổ chức từ năm 2005 đến năm 2013, tức trung bình cứ ba ngày lại có một cuộc bầu cử.[6] Mãi đến ngày 26 tháng 9 năm 2014, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân thông qua luật bãi bỏ hình thức bầu cử trực tiếp lãnh đạo địa phương.[7] Sau đó, vào các năm 2015, 2017, 20182020, tất cả các cuộc bầu cử địa phương trong cùng năm đều được tổ chức đồng thời cùng một ngày trên toàn quốc,[8] và từ năm 2024, tất cả các cuộc bầu cử các cấp địa phương trên toàn quốc đều hoàn toàn được tổ chức đồng thời.[9] Trước đó, một số tỉnh đã đồng bộ hóa các cuộc bầu cử các cấp vào chung một ngày, chẳng hạn như Aceh vào năm 2012.[10]

Thống kê

sửa
Năm Cấp tỉnh Cấp huyện/thành phố Tổng cộng
2005[3] 7 189 196
2006[3] 4 68 72
2007[11] 4 37 41
2008[12] 13 140 153
2009 Không có bầu cử địa phương được tổ chức trong năm 2009[4]
2010[13] 7 167 174
2011[14] 5 110 115
2012[14] 5 72 77
2013[14] 14 135 149
2014[5] 1 0 1
Tổng cộng 60 918 978

Chú thích

sửa
  1. ^ “INDONESIA: Local Elections”. Council on Foreign Relations (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Erb, Maribeth; Sulistiyanto, Priyambudi (2009). Deepening Democracy in Indonesia?: Direct Elections for Local Leaders (Pilkada) (bằng tiếng Anh). Institute of Southeast Asian Studies. tr. 38–40. ISBN 978-981-230-841-2.
  3. ^ a b c Erb & Sulistiyanto 2009, tr. 56.
  4. ^ a b “Pilkada Jatim Bikin Ruwet Pemilu 2009”. Hukum Online (bằng tiếng Indonesia). 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ a b “Jangan Golput Di Pilgub Lampung”. Antara News Lampung (bằng tiếng Indonesia). 9 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ a b c “Pilkada serentak, solusi efisiensi biaya”. Antara News (bằng tiếng Indonesia). 24 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ “Quốc hội Indonesia bãi bỏ hình thức bầu cử trực tiếp lãnh đạo địa phương”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 26 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “Pilkada Serentak di Indonesia”. Kompas (bằng tiếng Indonesia). 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ “KPU gelar Pilkada Serentak 2024 di 37 provinsi dan 508 kabupaten/kota”. Antara News (bằng tiếng Indonesia). 1 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ “Pilkada Aceh Digelar Serentak Hari Ini”. detiknews (bằng tiếng Indonesia). 9 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ “Data Hasil Pemilihan Kepala Daerah Tahun 2007” (bằng tiếng Indonesia). General Elections Commission. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ “Data Hasil Pemilihan Kepala Daerah Tahun 2008” (bằng tiếng Indonesia). General Elections Commission. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ “Data Hasil Pemilihan Kepala Daerah Tahun 2010” (bằng tiếng Indonesia). General Elections Commission. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  14. ^ a b c Untung Rugi Pilkada Langsung dan Dipilih oleh DPRD (bằng tiếng Indonesia). Tempo Publishing. tr. 31. ISBN 978-623-339-431-4.