Bảo tàng Quốc gia (Praha)

Bảo tàng Quốc gia (tiếng Séc: Národní muzeum)[1] là một viện bảo tàng tại Cộng hòa Séc, được thành lập nhằm lên kế hoạch, chuẩn bị và trưng bày công khai các bộ sưu tập lịch sử và khoa học tự nhiên một cách có hệ thống. Năm 1818, Kašpar Maria Šternberg[2] đứng ra thành lập bảo tàng. Nhà sử học František Palacký[3] cũng tích cực tham gia vào việc xây dựng và phát triển nơi này.

Bảo tàng Quốc gia
Národní muzeum
Tòa nhà chính của Bảo tàng Quốc gia, năm 2018
Bảo tàng Quốc gia (Praha) trên bản đồ Praha
Bảo tàng Quốc gia (Praha)
Vị trí trong
Bảo tàng Quốc gia (Praha) trên bản đồ Cộng hòa Séc
Bảo tàng Quốc gia (Praha)
Bảo tàng Quốc gia (Praha) (Cộng hòa Séc)
Thành lập15 tháng 4 năm 1818 (1818-04-15)
Vị tríPraha, Cộng hòa Séc
Tọa độ50°04′44″B 14°25′51″Đ / 50,078831°B 14,430797°Đ / 50.078831; 14.430797
Kích thước bộ sưu tập14 triệu hiện vật
Trang webwww.nm.cz

Bảo tàng Quốc gia có gần 14 triệu vật phẩm từ nhiều lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc,... Trong giai đoạn 2011-2019, tòa nhà chính của Bảo tàng được tiến hành cải tạo. Dự kiến các cuộc triển lãm thường trực sẽ dần dần mở cửa từ mùa xuân năm 2020.

Nguồn gốc

sửa

Sau Cách mạng Pháp, công chúng có thể tiếp cận các bộ sưu tập về nghê thuật, khoa học và văn hóa. Năm 1796, Bá tước Casper Sternberk-Manderschied và một nhóm quý tộc nổi tiếng khác thành lập Hiệp hội tư nhân những người yêu nghệ thuật - có thể coi đây là tiền thân của Bảo tàng. Mục đích của Hiệp hội là "quảng bá nghệ thuật và đổi mới thị hiếu". Trong thời của Joseph Đệ Nhị, tổ chức này bị Nhà vua kiên quyết phản đối. Đến những năm 1800, hiệp hội thành lập Học viện Mỹ thuật, nơi đào tạo các sinh viên tiến bộ cho các loại hình nghệ thuật và lịch sử.[4]

Lịch sử

sửa
 
Tòa nhà Bảo tàng Quốc gia ngay sau khi hoàn thành vào năm 1891

Bảo tàng Quốc gia ở Praha được Bá tước Sternberk, chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội tư nhân những người yêu nghệ thuật, đứng ra thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 1818. Trước đó, Sternberk là một người được ủy thác và là người điều hành bảo tàng. Đối tượng trọng tâm ban đầu của Bảo tàng là khoa học tự nhiên, một phần là do Bá tước Sternberk là một nhà thực vật học, nhà khoáng vật học và nhà cổ sinh vật học tài ba, nhưng một phần khác cũng là do khuynh hướng khoa học tự nhiên của thời đại.

Bảo tàng ban đầu nằm trong Cung điện Sternberg. Khi không còn đủ không gian để chứa các bộ sưu tập, Bảo tàng chuyển đến Cung điện Nostitz. Và khi Cung điện Nostitz cũng không thể chứa thêm các Bộ sưu tập, người ta quyết định một tòa nhà bảo tàng hoàn toàn mới ở Quảng trường Václav.

Bảo tàng đã mang đến sự thay đổi nhận thức quan trọng ở thành phố Praha. Cho đến thời điểm này, giới quý tộc Bohemian vẫn rất lỗi lạc cả về mặt chính trị và tài chính. Tuy nhiên, Bảo tàng Quốc gia được tạo ra để phục vụ tất cả cư dân, xóa bỏ khoảng cách về kiến thức. Nhà sử học František Palacký ủng hộ mục đích tốt đẹp này, ông đề nghị Bảo tàng xuất bản các tạp chí bằng hai thứ tiếng: tiếng Đứctiếng Séc. Trước đó, phần lớn các tạp chí học thuật được viết bằng tiếng Đức, nhưng chỉ trong vòng vài năm, các tạp chí học thuật tiếng Đức đã ngừng xuất bản, và tạp chí học thuật tiếng Séc đã tiếp tục phát triển trong hơn một thế kỷ.

Năm 1949, chính phủ quốc gia tiếp quản bảo tàng, quy định chi tiết về vai trò lãnh đạo quan trọng của bảo tàng trong Đạo luật Bảo tàng và Phòng trưng bày năm 1959. Vào tháng 5 năm 1964, Bảo tàng được tách ra thành năm thành phần tự trị về mặt chuyên môn, bao gồm Bảo tàng Khoa học Tự nhiên, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Naprstek về Văn hóa Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ, Thư viện Bảo tàng Quốc gia và Văn phòng Trung ương của Bảo tàng học. Một đơn vị tự trị thứ sáu, Bảo tàng Âm nhạc Séc, được thành lập vào năm 1976.

Một số hình ảnh về bảo tàng

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

 

  1. ^ Muzeum, Národní. “National museum”. National museum. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ “Kaspar Maria von Sternberg (1761-1838) | MPO”. www.mpo.cz. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ Muzeum, Národní. “History”. National museum. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ “THE SOCIETY OF FRIENDS OF THE NATIONAL GALLERY IN PRAGUE”. Narodni galerie Praha. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.

Sách

sửa
  • ČERNÝ, Jan Matouš. Museum království Českého: Stručná zpráva historická i statistická. Praha: vl.n., 1884. Liên kết đến tài liệu
  • HANUŠ, Josef. Národní museum a naše obrození. Kniha 1. Kulturní a národní obrození šlechty české v18. a v prvé půli 19. století. Jeho význam pro založení a počátky musea. Praha: Národní museum, 1921. 364 s. Dostupné online
  • HANUŠ, Josef. Národní museum a naše obrození. Kniha 2. Založení vlasteneckého musea v Čechách a jeho vývoj do konce doby Šternberkovy (1818–1841). Praha: Národní museum, 1923. 505 s. Dostupné online
  • Průvodce sbírkami Musea království českého v Praze. Praha: Společnost Musea království českého, 1905. Liên kết đến tài liệu
  • Karel Sklenář: Obraz vlasti, příběh Národního muzea. Nakladatelství Paseka Praha 2001.

Liên kết ngoài

sửa