Bảo tàng Phòng tắm Hoàng gia ở Warsaw

Bảo tàng Phòng tắm Hoàng gia ở Warsaw (tiếng Ba Lan: Muzeum Łazienki Królewskie w Warszawie) là một bảo tàng tọa lạc tại số 1 phố Agrykola, Warsaw, Ba Lan. Bảo tàng này bố trí triển lãm bên trong Phòng tắm Hoàng gia, địa điểm này ban đầu là một gian nhà tắm được Stanisław Herakliusz Lubomirski cho xây dựng vào những năm 1780 theo phong cách kiến trúc Baroque, sau đó được Stanisław August Poniatowski xây dựng lại thành một khu phức hợp bao gồm cung điện và công viên. Kể từ năm 1960, khu phức hợp này trở thành trụ sở của bảo tàng. Bảo tàng Phòng tắm Hoàng gia ở Warsaw là một thành viên của Hiệp hội Khu nhà ở Hoàng gia Châu Âu.[1]

Bảo tàng Phòng tắm Hoàng gia ở Warsaw
Muzeum Łazienki Królewskie w Warszawie
Map
Tọa độ52°12′52″N 21°01′54″E

Lịch sử

sửa

Vào tháng 4 năm 1960, một bảo tàng được thành lập ở Phòng tắm Hoàng gia với tư cách là một chi nhánh của Bảo tàng Quốc gia ở Warsaw.[2][3] Vào năm 1995, bảo tàng này bắt đầu hoạt động độc lập và lấy tên là Bảo tàng Phòng tắm Hoàng gia ở Warsaw.[4] Từ năm 2018, bảo tàng có một chi nhánh là Bảo tàng Săn bắn và Ngựa ở Warsaw.[5]

Bảo tàng bị đóng cửa vào tháng 3 năm 2020 do đại dịch COVID-19, và đã mở cửa trở lại cho công chúng vào ngày 20 tháng 4 năm 2020.[6][7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Full members. europeanroyalresidences.eu. [dostęp 2018-02-01].
  2. ^ Warszawa. Przewodnik. Warszawa: Wydawnictwo „Sport i Turystyka", 1966, s. 23.
  3. ^ Marek Kwiatkowski: Muzeum Łazienki Królewskie, [w:] 200 lat muzealnictwa warszawskiego. Dzieje i perspektywy. Warszawa: ARX REGIA. Ośrodek Wydawniczy Zamku Królewskiego w Warszawie, 2006, s. 133. ISBN 978-83-7022-160-7.
  4. ^ Dorota Folga-Januszewska: Muzea Warszawy. Przewodnik. Olszanica: Wydawnictwo BOSZ, 2012, s. 49. ISBN 978-83-7576-159-7.
  5. ^ Dziennik Urzędowy Ministra Kultury i Dziedzictwa Narodowego poz. 91 Lưu trữ 2020-09-29 tại Wayback Machine. 22 grudnia 2017. [dostęp 2018-07-06].
  6. ^ Muzeum Łazienki Królewskie działa online. W: Muzeum Łazienki Królewskie [on-line]. [dostęp 2020-03-22].
  7. ^ Tomasz Urzykowski. Można iść w zielone. „Gazeta Stołeczna", s. 1, 20 kwietnia 2020.