Bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội Mùa hè 1976

Bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội Mùa hè 1976 là danh sách các Ủy ban Olympic quốc gia xếp thứ hạng dựa trên số huy chương giành được trong Thế vận hội Mùa hè 1976, tổ chức tại Montréal, Québec, Canada từ 17 tháng 7 đến 1 tháng 8 năm 1976. Tổng cộng 6.084 vận động viên từ 92 quốc gia tham dự Đại hội trong 198 nội dung của 23 môn thể thao.[1]

28 nước Châu Phi tẩy chay Thế vận hội này.[2] Quyết định tẩy chay là phản ứng trước sự tham gia của New Zealand, khi đội tuyển rugby của New Zealand vẫn tiếp tục chơi với Nam Phi, quốc gia đã bị cấm tham gia phong trào Olympic do chính sách Apartheid.

42 quốc gia đã giành ít nhất một huy chương tại Thế vận hội 1976, trong khi 50 quốc gia không có huy chương nào. Liên Xô tiếp tục là quốc gia thành công nhất với số huy chương Vàng nhiều nhất (49) và tổng số huy chương nhiều nhất (125). Kì đại hội đánh dấu sự thống trị của Khối phía Đông, khi Liên Xô và các quốc gia vệ tinh chiếm 7 vị trí trong số 10 quốc gia đứng đầu. Thái LanBermuda là hai quốc gia lần đầu tiên giành được huy chương trong lịch sử tham gia Thế vận hội, Bermuda cho đến nay vẫn còn là quốc gia ít dân nhất từng giành được huy chương Olympic.[1] Thế vận hội Montreal là thảm hoạ đối với Canada không chỉ đối với lĩnh vực tài chính; Canada không thể giành nổi tấm huy chương Vàng nào dù là chủ nhà; đây là kết quả tồi tệ nhất của một quốc gia chủ nhà của Thế vận hội.[3]

Nikolai Andrianov của Liên Xô giành tới 7 huy chương (4 Vàng, 2 Bạc, 1 Đồng), ông trở thành vận động viên giành nhiều huy chương nhất trong Thế vận hội Montreal.

Bảng tổng sắp

sửa

Thứ hạng của bảng tổng sắp đầu tiên dựa vào số huy chương Vàng mỗi quốc gia giành được, sau đó đến số huy chương Bạc và cuối cùng là huy chương Đồng. Nếu số huy chương mỗi loại của nhiều quốc gia như nhau, các quốc gia đó sẽ có cùng thứ hạng và xếp danh sách theo thứ tự bảng chữ cái.

  Đoàn chủ nhà (  Canada)
Bảng huy chương Thế vận hội Mùa hè 1976
HạngNOCVàngBạcĐồngTổng số
1  Liên Xô494135125
2  Đông Đức40252590
3  Hoa Kỳ34352594
4  Tây Đức10121739
5  Nhật Bản961025
6  Ba Lan761326
7  Bulgaria69722
8  Cuba64313
9  România491427
10  Hungary451322
11  Phần Lan4206
12  Thụy Điển4105
13  Anh Quốc35513
14  Ý27413
15  Pháp2349
16  Nam Tư2338
17  Tiệp Khắc2248
18  New Zealand2114
19  Hàn Quốc1146
20  Thụy Sĩ1124
21  Na Uy1102
  Jamaica1102
  CHDCND Triều Tiên1102
24  Đan Mạch1023
25  México1012
26  Trinidad và Tobago1001
27  Canada05611
28  Bỉ0336
29  Hà Lan0235
30  Bồ Đào Nha0202
  Tây Ban Nha0202
32  Úc0145
33  Iran0112
34  Mông Cổ0101
  Venezuela0101
36  Brasil0022
37  Bermuda0011
  Áo0011
  Puerto Rico0011
  Pakistan0011
  Thái Lan0011
Tổng số (41 đơn vị)198199216613

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Montreal 1976–Games of the XXI Olympiad”. International Olympic Committee. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
  2. ^ Berlioux, Monique biên tập (November–December 1976). “Africa and the XXIst Olympiad” (PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (109–110): 584–585. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “History: 1976 Montreal”. Canadian Broadcasting Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa